Rùa Hồ Gươm dài bao nhiêu mét?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm [người dân quen gọi là cụ rùa]  đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.

Tiền sĩ Tề cho biết, trong lần cứu chữa năm 2011, chưa xác định chính xác tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, ước tính cụ rùa vài trăm tuổi. Cụ rùa cũng đạt đến kích thước tối đa với chiều dài 2,08 m rộng 1,08 m, nặng 169kg. 

TS Tề cho biết thêm, cá thể rùa sống lâu nhất trên thế giới được ghi nhận là 180 năm. Vì thế, cụ rùa hồ Hoàn Kiếm thuộc loài sống lâu nhất thế giới.

Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011. Ảnh: Vnexpress

Trước đó, vào 16h, một người dân phát hiện thi thể cụ rùa nổi trên mặt hồ, phía đường Lê Thái Tổ, đối diện số nhà 34 Lê Thái Tổ. Thi thể  cụ rùa sau đó được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hoàn Kiếm, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào đêm qua.

Ông Đức cho biết, xác cụ rùa đang được bảo quản tại phòng lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để chờ xử lý, có thể làm tiêu bản lưu giữ.

Rùa Hoàn Kiếm [còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei] được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa [TCF] xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp [CR] năm 2010.

Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội./.

TPO - Tiêu bản rùa Hồ Gươm đã được bàn giao cho nhà trưng bày đền Ngọc Sơn [Hà Nội] vào ngày 16/3/2019. Đến nay, rất đông đảo người dân, khách du lịch thích thú tìm đến đền Ngọc Sơn để chiêm ngưỡng hình ảnh cụ rùa sống động như thật.

Trước đó, cụ rùa được phát hiện chết ngày 19/1/2016 gần khu vực đường Lê Thái Tổ và đưa vào Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam bảo quản trong phòng lạnh ở nhiệt độ -20 độ C. Đây được coi là cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng ở Hồ Gươm. Đến tháng 4 cùng năm, hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam để hỗ trợ việc phục chế.

Tại phòng trưng bày Đền Ngọc Sơn, tiêu bản rùa Hồ Gươm vẫn giữ nguyên đường nét, kích cỡ và hình dáng như khi còn sống.

Mẫu vật rùa Hồ Gươm cuối cùng được đặt cạnh mẫu vật cụ rùa qua đời năm 1967. Tuy nhiên mẫu vật rùa Hồ Gươm lần này có kích thước lớn hơn mẫu vật thứ nhất, được các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá là giữ nguyên được thần thái của Rùa Hồ Gươm khi còn sống. Sau khi hoàn thành chế tác, mẫu vật Rùa Hồ Gươm có kích thước dài 2,08 mét, rộng 1,1 mét.

Rất nhiều người dân và du khách tìm đến phòng trưng bày đền Ngọc Sơn để được tận mắt chiêm ngưỡng mẫu vật cụ rùa Hồ Gươm cuối cùng. Nhiều người đánh giá rằng tiêu bản cụ rùa mới này giống thật hơn cả cụ rùa trước.

 

Rất đông du khách đến chiêm ngưỡng tiêu bản cụ rùa sống động như thật.

“Tôi có nghe nói rằng mới có thêm một cụ rùa Hồ Gươm được bàn giao lại Đền Ngọc Sơn nên tôi đến xem thử xem thế nào. Quả thật rất kì công và sống động như thật. Cá nhân tôi thấy rằng mẫu vật cụ rùa mới này giống thật hơn mẫu vật cũ rất nhiều”, anh Trung [Hà Nội] chia sẻ.

Khách du lịch quốc tế thích thú trước hình ảnh oai nghiêm của cụ rùa hồ Gươm.

Cụ rùa vẫn giữ được nét oai nghiêm, thần thái như khi còn sống.

Rùa Hồ Gươm là cá thể cái, có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt khổng lồ cực hiếm, phần mai mềm. Sau khi rùa tại Hồ Gươm chết, hiện trên thế giới chỉ ghi nhận 3 con [một con ở hồ Đồng Mô và 2 con ở Trung Quốc].

Tiêu bản cụ rùa đặc biệt rất thu hút trẻ nhỏ.

Cậu bé say sưa nhìn ngắm tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm cuối cùng.

 

Rùa hồ Gươm là cá thể cái, có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt khổng lồ cực hiếm, phần mai mềm. Sau khi rùa tại Hồ Gươm chết, hiện trên thế giới chỉ ghi nhận 3 con [một con ở hồ Đồng Mô và 2 con ở Trung Quốc].

Cụ rùa dài bao nhiêu?

Năm 2011, “cụ Rùa” có cân nặng 169kg, chiều dài của mai rùa 1,3m.

Cụ rùa Hồ Gươm còn bao nhiêu con?

Đến lần thứ 5, rùa cái qua đời sau 24 giờ thực hiện thụ tinh nhân tạo. Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận 2 con rùa Hoàn Kiếm chính thức, một ở Vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và một con ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam].

Tháp Rùa cao khoảng bao nhiêu mét?

Tháp Rùa
Diện tích sàn
350 m²
Kích thước
Kích thước
Tầng dưới cùng Chiều dài: 6,28 m Chiều rộng: 4,54 m Tầng 2 Chiều dài: 4,8 m Chiều rộng: 3,64 m
Chiều cao
8,8 m
Tháp Rùa – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tháp_Rùanull

rùa Hoàn Kiếm sống bao lâu?

Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi rùa Hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Chủ Đề