Sách cơ sở văn hóa việt nam trần quốc vượng năm 2024

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam có nội dung trình bày về các khái niệm cơ bản về văn hóa, các thiết chế, chức năng, cấu trúc của văn hóa, diễn trình của lịch sử văn hóa Việt Nam, không gian văn hóa Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thông tin trách nhiệm:Trần, Quốc Vượng Thông tin nhan đề:Cơ sở văn hóa Việt Nam Nhà Xuất Bản:Giáo dục Việt Nam Loại hình:Book Mô tả vật lý:287 tr. Năm Xuất Bản:2013

QR CODE VNU- LIC

(Sử dụng ứng dụng VNU- LIC quét QRCode này để mượn tài liệu)

MƯỢN TÀI LIỆU

(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng Bookworm để xem đầy đủ tài liệu. Bạn đọc có thể tải Bookworm từ App Store hoặc Google play với từ khóa "VNU LIC”)

Sách cơ sở văn hóa việt nam trần quốc vượng năm 2024
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng (2006)

Nội dung của Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bài 1: Văn hóa và văn hóa học

Bài 2: Văn hóa và môi trường tự nhiên

Bài 3: Văn hóa và môi trường xã hội

Bài 4: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa

Chương 2: CẤU TRÚC, CÁC THIẾT CHẾ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA

Bài 5: Hình thái và mô hình văn hóa

Bài 6: Những thành tố của văn hóa

Bài 7: Chức năng và cấu trúc của văn hóa

Xem thêm: Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam có Mục lục – USSH

Chương 3: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Bài 8: Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử

Bài 9: Văn hóa Việt Nam thiên niêm kỉ đầu công nguyên

Bài 10: Văn hóa Việt Nam thời tự chủ

Bài 11: Văn hóa Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945

Bài 12: Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay

Chương 4: KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM

Bài 13: Vùng văn hóa Tây Bắc

Bài 14: Vùng văn hóa Việt Bắc

Bài 15: Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

Bài 16: Vùng văn hóa Trung Bộ

Bài 17: Vùng văn hóa Tây Nguyên

Bài 18: Vùng văn hóa Nam Bộ

Chương kết luận

Bài 19: Văn hóa và phát triển

TẢI TÀI LIỆU XUỐNG

Lượt xem: 10.653

Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta được năng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung uong khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta.

Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa dân tộc được đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều giới,

Giữa tháng 12 năm 1994, Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban quốc gia về Thập kỉ Quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh làm chủ tịch đã họp. Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề: Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể. Hội nghị này đã có nhiều kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, trong đó có kiến nghị: "Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường học nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, giáo dục cho thanh niên và học sinh về giá trị của văn hóa dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, năng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ di sản văn hóa". Ngày 10 tháng 1 năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí công văn số 173/VP về việc tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc và di sản văn hóa Việt Nam, yêu cầu các cơ quan chuẩn bị hệ thống giáo trình, dưa môn Văn hóa học và cơ sở văn hóa Việt Nam vào chương trình đại học, cao đẳng, để phục vụ việc học tập của sinh viên.

Nhận trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn giáo trình môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Khoa Văn hóa học nói chung và môn Cơ sở văn hóa Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ở ngoài xã hội. Tuy thế, với nhà trường đại học và cao dẳng, Văn hóa học lại là môn học còn rất mới mẻ. Hiện tại, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về lịch sử và đặc điểm văn hóa Việt Nam, cũng như còn nhiều cách hiểu, cách trình bày về môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần trình bày cho sinh viên hiểu cả hai mặt lịch dại và đồng dại của văn hóa Việt Nam lẫn những đặc điểm về cả những kiến thức cơ bản về môn Văn hóa học.

Sau lần xuất bản đầu tiên, phục vụ cho hội nghị tập huấn về bộ môn Văn hóa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc các nơi (như PGS,. TS Nguyễn Xuân Kinh, TS Nguyễn Thị Minh Thái, ông Nguyễn Hòa, ông Lê Đình Bích, ông Trần Mạnh Hào trên tạp chí Văn hóa dân gian, Tập san Kiến thức ngày nay, báo Thể thao và văn hóa, báo Văn nghệ). Chúng tôi xin tỏ lòng cảm ơn. Ở lần xuất bản này, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung cho hoàn thiện hơn trên cơ sở các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng để có cuốn giáo trình về Văn hóa học hoàn chỉnh, bản thân các tác giả còn phải nghiên cứu nhiều và cần có thêm nhiều ý kiến thảo luận, góp ý của độc giả. Vì vậy rất mong các đồng nghiệp và bạn dọc góp ý, phê bình để cuốn sách ngày một tốt hơn.

Với hi vọng môn Văn hóa học và Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ được khẳng định vị thế, như nó vốn cần có, chúng tôi mong ràng giáo trình sơ thào này sẽ đóng góp tích cực vào việc giảng dạy và học tập trong các trường đại học và cao đẳng.