Sách Giải mã đề thi đánh giá năng lực

[CL&CS] - Hiện nay, trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện page có logo của Đại học Quốc gia Hà Nội cùng lời mời mua cuốn Giải mã đề thi đánh giá năng lực do Nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội phát hành.

Cuốn sách được quảng cáo là "trang bị đầy đủ chiến thuật kết hợp với nhiều đề thi bám sát đề thi mẫu đánh giá năng lực năm 2021, giúp thí sinh dễ dàng chinh phục 150 điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội".

Cuốn Giải mã đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội do Nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội phát hành được quảng cáo trên mạng

Về thông tin quảng cáo và lời mời mua sách giải đề của page facebook này, trao đổi với báo chí, giáo sư Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, theo xác nhận từ Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, từng có một nhóm tác giả gửi bản thảo xin đăng ký xuất bản và nhà xuất bản đang trong quá trình thẩm định. 

Tuy nhiên, khi nhà xuất bản chưa đồng ý thì nhóm tác giả này đã chạy quảng cáo từ ngày 25/4. Nhà xuất bản đã có công văn đề nghị đơn vị/cá nhân thực hiện cuốn sách nói trên không mượn danh nghĩa nhà xuất bản để chạy quảng cáo.

Giáo sư Thảo cho biết, Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện, không xuất bản các ấn phẩm phục vụ ôn luyện thi [ngoại trừ bài thi tham khảo] đánh giá năng lực. Việc tổ chức các khóa ôn luyện là không có tác dụng với học sinh. Tất cả các chuyên gia, cộng tác viên hoạt động liên quan thi đánh giá năng lực đều cam kết không tham gia luyện thi đánh giá năng lực. Ngay từ khi công bố về kỳ thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khuyến cáo học sinh không nên tin lời các trung tâm luyện thi mời chào đi học luyện đề thi đánh giá năng lực.

Ngân hàng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực có cả chục ngàn câu hỏi, kiến thức trải rộng thì không một trung tâm luyện thi nào có thể bao quát nổi. Hơn nữa, đề thi của Đại học Quốc gia Hà Nội thiên về đánh giá năng lực tư duy của thí sinh chứ không đánh giá khả năng trí nhớ.

Do đó, cách tốt nhất là thí sinh nên học chắc kiến thức cơ bản và làm quen với đề thi đánh giá năng lực bằng cách làm đề thi thử do Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp.

Theo giáo sư Nguyễn Tiến Thảo, bài thi đánh giá năng lực năm 2021 tiếp cận theo hướng đánh giá toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại.

Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực Toán, Tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học [tự nhiên - xã hội].

Kết quả bài thi đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích như: Đánh giá năng lực học sinh để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT; tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông; tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học; hướng nghiệp cho học sinh.

Hồng Liên

Quảng cáo cuốn sách Giải mã đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội trên mạng

Cuốn sách được quảng cáo là "trang bị đầy đủ chiến thuật kết hợp với nhiều đề thi bám sát đề thi mẫu đánh giá năng lực năm 2021, giúp thí sinh dễ dàng chinh phục 150 điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội xác nhận có một nhóm tác giả gửi bản thảo xin đăng ký xuất bản và nhà xuất bản đang thẩm định. 

Trong khi nhà xuất bản chưa đồng ý thì nhóm tác giả này đã chạy quảng cáo từ ngày 25-4. Nhà xuất bản đã có công văn đề nghị đơn vị/cá nhân thực hiện cuốn sách nói trên không mượn danh nghĩa nhà xuất bản để chạy quảng cáo.

ĐH Quốc gia Hà Nội, Trung tâm khảo thí khẳng định không tổ chức ôn luyện, không xuất bản các ấn phẩm phục vụ ôn luyện thi [ngoại trừ bài thi tham khảo] đánh giá năng lực. Việc tổ chức các khóa ôn luyện là không có tác dụng với học sinh. Tất cả các chuyên gia, cộng tác viên hoạt động liên quan thi đánh giá năng lực đều cam kết không tham gia luyện thi đánh giá năng lực".

Ngay từ khi công bố về kỳ thi đánh giá năng lực, Trung tâm khảo thí của ĐH Quốc gia Hà Nội đã khuyến cáo học sinh không nên tin lời các trung tâm luyện thi mời chào đi học luyện đề thi đánh giá năng lực.

Ngân hàng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực có cả chục ngàn câu hỏi, kiến thức trải rộng thì không một trung tâm luyện thi nào có thể bao quát nổi. Hơn nữa, đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội thiên về đánh giá năng lực tư duy của thí sinh chứ không đánh giá khả năng trí nhớ.

Do đó, cách tốt nhất là thí sinh nên học chắc kiến thức cơ bản và làm quen với đề thi đánh giá năng lực bằng cách làm đề thi thử do ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp.

'Luyện thi đánh giá năng lực' trên mạng: Cẩn thận mất tiền oan

NGỌC DIỆP

Đến hiện tại, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội… đều khẳng định không phát hành tài liệu ôn thi đánh giá năng lực [ĐGNL] hay các kỳ thi tương tự nào khác ngoài đề thi mẫu của từng năm. Tuy vậy, thị trường sách luyện thi ĐGNL vẫn đang ngày càng mở rộng. Trong mô tả sản phẩm, nhiều tài liệu còn quảng cáo là “chuẩn”, “chính hãng” và “duy nhất”, dễ gây hiểu nhầm.

Đa dạng xuất xứ, hình thức, giá bìa

Chỉ cần gõ từ khóa “luyện thi ĐGNL” trên các sàn thương mại điện tử, người dùng lập tức có thể tiếp cận nhiều đầu sách luyện thi phục vụ nhu cầu chạy nước rút như: “Tăng tốc luyện đề thi ĐGNL”, “Tăng tốc và giải mã 990+ bài thi ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM”, “Giải mã đề thi dành cho bài thi ĐGNL ĐH Quốc gia Hà Nội”; hoặc nhiều bộ sách dành cho từng phần như “Ôn tập, ĐGNL” các nội dung năng lực tư duy, ngôn ngữ tiếng Việt, “Bộ đề ĐGNL” những môn thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh cân nhắc lựa chọn sách luyện thi ĐGNL phù hợp

Không những thế, có không ít sách gộp cả hai nội dung thi ĐGNL và tốt nghiệp THPT làm một để tiện cho người mua như: “Tổng ôn và luyện đề thi THPT quốc gia 2022, tổng ôn ĐGNL lớp 12”, “Luyện đề THPT quốc gia và ĐGNL 2022”.

Về nội dung, phần lớn sách chia thành hai mục giúp học sinh [HS] ôn luyện hiệu quả. Một là tổng hợp kiến thức, hướng dẫn phương pháp tư duy, mẹo giải đề cùng các lưu ý khi thi. Sau đó tổng hợp các đề thi gợi ý dựa theo cấu trúc đề thi mẫu để HS áp dụng “thực chiến”. Giá trung bình mỗi quyển “chạy nước rút”, “tổng ôn” dao động từ 200.000 - 250.000 đồng, còn sách lẻ theo bộ từ 75.000 - 100.000 đồng, chưa tính khuyến mãi.

Phủ rộng trực tuyến là thế, nhưng theo ghi nhận, nhiều nhà sách lớn đều thông báo “không có” khi được hỏi về sách luyện thi ĐGNL, dù trên kệ chất đầy các loại sách luyện thi tốt nghiệp THPT bản mới nhất. Cá biệt có một nhà sách trên đường Hai Bà Trưng [Q.3, TP.HCM] có nhập về “Bộ đề ĐGNL” nhưng chỉ có hai môn giáo dục công dân và địa lý, với số lượng vài quyển.

“Tài liệu lưu hành nội bộ”

Đáng chú ý, bên cạnh sách phát hành chính thức, cũng có không ít các giáo viên, trung tâm luyện thi và cả đơn vị in ấn tự biên soạn, lưu hành nội bộ các tài liệu phục vụ quá trình ôn thi ĐGNL. Giá thành của chúng chỉ bằng khoảng một nửa so với các tài liệu chính thức, dao động từ 80.000 - 125.000 đồng, và có thể hỏi mua dễ dàng ở các tiệm in gần khu vực trường học, trung tâm luyện thi. Đây cũng là nguồn học liệu chính của nhiều HS.

Thân Trọng Anh Khoa, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, chia sẻ: “Em ôn thi ĐGNL bằng đề cóp nhặt từ nhiều nơi, như bộ đề mẫu dành cho học viên của các trung tâm luyện thi trực tuyến hay đề của những giáo viên mà bạn bè theo học”.

Sách luyện thi ĐGNL trên các sàn thương mại điện tử và tài liệu luyện thi ĐGNL “lưu hành nội bộ”

Còn Đặng Hà Huy, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, thí sinh từng tham dự kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021, cho hay chỉ sử dụng duy nhất quyển đề cương từ lớp luyện thi để nắm dàn bài và cách thức ra đề.

Đạt số điểm 916 [trên thang điểm 1.200 bài thi ĐGNL], Hà Huy cho biết câu hỏi trong đề chủ yếu dựa vào tư duy của bản thân hơn là làm nhiều biết nhiều, vì thế việc luyện nhiều đề không cần thiết. Thời điểm một tuần trước khi thi, Huy chỉ làm 3 đề khác nhau, còn lại chú trọng ôn tập các kiến thức phổ thông đã được học trong lớp. “Tôi cũng thử sức với các bài toán logic tìm trên mạng để nâng cao khả năng”, Huy nói.

Cùng tham dự kỳ thi ĐGNL năm 2021 và đạt được 1.028 điểm, Tạ Gia Khang [sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM] chọn ưu tiên làm những đề mẫu. “Không phải để luyện mà nhằm nắm trước cấu trúc ra đề và cách người ta sẽ hỏi mình”, Khang giải thích. Theo Khang, nội dung trong bài thi ĐGNL rất rộng nhưng không nâng cao nhiều, là tổng hợp lượng kiến thức đã được học, do đó không thể ôn trong thời gian ngắn.

Khang bật mí: “Những ngày cận thi, tôi tập trung để tâm lý thoải mái và cố nắm chắc kiến thức trọng tâm của các môn có trong bài thi, hạn chế làm thử rồi chấm điểm vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Tuy nhiên tôi lại thích làm những câu toán logic trong thời gian đó để luyện cho quen tay trước khi thi”.

Chỉ còn vài ngày nữa là kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 sẽ diễn ra. Thời gian này, từ chiều đến tối, mỗi ngày Anh Khoa đều cùng bạn bè dành thời gian giải ít nhất hai đề. “Điều đó giúp em tư duy nhanh nhạy hơn trong câu hỏi toán, cũng như biết nhiều thông tin hơn ở những môn xã hội”, nam sinh kể.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề