Sau khi sảy thai bao lâu thì có kinh nguyệt

Nếu được thực hiện tại các cơ sở y tế đảm bảo về mặt chuyên môn thì phá thai là thủ thuật y tế ít có nguy cơ. Việc ra máu ngay sau khi phá thai là điều bình thường, và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi phá thai sẽ xuất hiện sau đó vài tuần.

Phá thai ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Một người phụ nữ thường sẽ có chu kì kinh tiếp theo từ 4 đến 8 tuần sau khi phá thai. Ngày bắt đầu có kinh tiếp theo của phụ nữ sẽ phụ thuộc vào việc một người có đang sử dụng biện pháp tránh thai hay không và nếu có thì dùng loại nào.

Nếu kinh nguyệt không bắt đầu trong vòng 8 tuần sau khi phá thai, mà không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chảy máu sau khi phá thai

Nhiều người bị chảy máu sau khi phá thai. Với lượng ít thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nên sử dụng băng vệ sinh sau khi phá thai để theo dõi lượng máu ra là bao nhiêu để có những xử lý phù hợp.

Hai hình thức phá thai chính là nội khoa và ngoại khoa.

Chảy máu sau khi phá thai bằng thuốc [phá thai nội khoa]

Phá thai bằng thuốc là khi bác sĩ cho chị em uống thuốc phá thai để chấm dứt thai kỳ. Đây là loại phá thai áp dụng trong 10 tuần đầu của thai kỳ.

Khi phá thai bằng thuốc, bác sĩ cho uống hai viên thuốc:

  • Mifepristone để ngăn chặn sự phát triển của thai kỳ
  • Misoprostol để kích hoạt tử cung tống mô thai ra ngoài

Misoprostol khiến tử cung co lại, điều này buộc các mô thai đi ra ngoài qua âm đạo. Điều trị này dẫn đến chảy máu, có thể tương tự như bị kinh nguyệt ra nhiều. Một số người bị chảy máu nhiều hơn những người khác và nó có thể chứa các cục máu đông lớn.

Sau đó, người phụ nữ có thể bị ra máu dạng vết hoặc ra máu nhẹ trong tối đa 2 tuần sau khi mô thai được đẩy ra ngoài.

Chảy máu sau khi phá thai ngoại khoa

Phá thai bằng phẫu thuật thường diễn ra sau tuần thứ 10 của thai kỳ. Có hai loại phá thai ngoại khoa:

  • Hút chân không: loại bỏ thai bằng cách hút
  • Nong cổ tử cung và hút thai

Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp hút chân không cho đến khoảng 14–16 tuần sau kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ.

Phá thai bằng phẫu thuật cũng có thể gây chảy máu sau kinh. Kiểu chảy máu cũng có thể giống với kỳ kinh bình thường. Ra máu sau khi phá thai ngoại khoa thường kéo dài khoảng 1-2 tuần, thậm chí một số trường hợp có thể bị ra máu cho đến kỳ kinh tiếp theo.

Phá thai có gây ra kinh nguyệt không đều không?

Một số phương pháp ngừa thai có thể ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt sau khi phá thai. Nếu một người thường có kinh nguyệt không đều trước đó, họ có thể tiếp tục gặp phải những tình trạng này sau khi phá thai.

Phá thai có thể dẫn đến căng thẳng về cảm xúc - cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu một phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn trước khi phá thai và bỗng nhiên không đều đặn sau khi thực hiện thủ thuật này nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

Điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian sau khi phá thai

Sau khi phá thai ngoại khoa, kỳ kinh đầu tiên của chị em có thể ngắn hơn bình thường. Thủ thuật phá thai làm trống hoàn toàn tử cung, do đó sẽ có ít mô hơn để tống ra ngoài do đó có thể dẫn đến kinh nguyệt nhẹ hơn so với các kì trước đó.

Kỳ kinh đầu tiên của phụ nữ có thể kéo dài hơn bình thường sau khi phá thai nội khoa, vì phương pháp điều trị sử dụng hormone có thể ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó?

Giai đoạn thứ hai sau khi phá thai có khả năng trở lại thời kỳ kinh nguyệt của một người trước đó. Điều này cho thấy rằng, một số phụ nữ có thể thấy rằng phải mất hai hoặc ba chu kỳ kinh nguyệt của họ mới trở lại bình thường.

Khi nào có thể bắt đầu kiểm soát sinh sản?

Phụ nữ có thể bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau khi phá thai. Nếu muốn sử dụng dụng cụ tử cung [IUD], có thể yêu cầu chuyên gia chăm sóc sức khỏe lắp dụng cụ này trong cùng lúc với buổi phá thai.

Vòng tránh thai là một hình thức ngừa thai hiệu quả. Cả DCTC bằng đồng không chứa hormone và DCTC bằng nhựa chứa hormone mang lại hiệu quả tránh thai tương đối.

Ngoài ra một số biện pháp khác giúp kiểm soát sinh sản như sử dụng vòng tránh thai bằng đồng, vòng tránh thai nội tiết, bao cao su. Việc sử dụng biện pháp tránh thai nào là lựa chọn cá nhân và các lựa chọn khác nhau phù hợp với những người khác nhau.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu một phụ nữ bị chảy máu rất nhiều sau khi phá thai hoặc cơn đau không thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau không kê đơn, nên đến khám bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Huyết khối kích thước lớn [cỡ bằng một quả chanh] là hiện tượng bình thường trong quá trình chảy máu sau phẫu thuật. Các cục máu đông lớn hơn mức này là điều đáng lo ngại và cần thảo luận với bác sĩ.

Các triệu chứng sau khi phá thai có thể bao gồm chóng mặt, đổ mồ hôi và buồn nôn trong hoặc sau khi phá thai. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp ngất xỉu hoặc sốt cao hay các triệu chứng bất thường khác nên cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Tóm lược

Sau khi phá thai, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện trở lại. Hầu hết phụ nữ có kinh từ 4 đến 8 tuần sau khi phá thai.

Những kỳ kinh đầu tiên sau khi phá thai bằng thuốc có thể ra nhiều máu và kéo dài hơn trước. Khoảng thời gian đầu tiên sau khi phá thai ngoại khoa có thể ngắn hơn và nhẹ hơn.

Chảy máu sau khi phá thai là bình thường. Nếu tình trạng này quá nặng, kéo dài hơn 2 tuần hoặc có các cục máu đông lớn hay khi kinh nguyệt của phụ nữ không bắt đầu sau 8 tuần sau khi phá thai hoặc trở lại bình thường sau 3 tháng, nên đến gặp bác sĩ.

Xem thêm: Những điều cần biết về mang thai sau khi phá thai

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Mang thai sau sảy có nhiều vấn đề cần lưu ý hơn là việc mang thai bình thường. Hãy chắc chắn rằng, vợ chồng bạn đồng lòng quyết định lúc bắt đầu mang thai lại, với ít áp lực nhất.

Trước khi cố gắng mang thai sau sảy, cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi.

  • Ra máu thường chấm dứt trong vòng một tuần sau khi sảy [nếu không, bạn phải đi khám ngay], bạn có thể bị kiệt sức trong một vài ngày.
  • Tùy thuộc vào hình thức sảy thai [tự phát hay do nạo hút] sau khi được điều trị ở viện, hormone tự nhiên có thể mất 4-6 tuần để trở lại bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường trở lại trong khoảng thời gian tương tự, 4-6 tuần nhưng có thể mất vài chu kỳ để ổn định.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu bạn đã sẵn sàng, việc mang thai sau sảy có thể thành công sớm hơn. Điều quan trọng là không nên quan hệ vợ chồng quá sớm. Khi bị ra máu là thời điểm dễ gây nhiễm trùng.

Phụ nữ sau khi sảy thai cần phải nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe

Điều này giúp bạn hạn chế được những yếu tố có nguy cơ gây sảy thai. Có một số nguyên nhân sảy thai thông thường như:

  • Do rối loạn hệ thống miễn dịch;
  • Do sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể người mẹ, chẳng hạn sự sự sụt giảm hormone;
  • Bệnh tiểu đường, buồng trứng có vách ngăn…;
  • Tiền sử gia đình: Nếu mẹ, chị gái bạn cũng từng gặp phải tình trạng sảy thai, thì sảy thai với bạn có thể do di truyền;
  • Với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35, nguy cơ sảy thai là rất lớn;
  • Sảy thai có thể do nhiễm độc từ hóa chất hoặc thực phẩm gây sảy thai;
  • Nếu nguyên nhân sảy thai là do bạn bị nghẽn mạch máu, bạn có thể phải nhờ bác sĩ kê đơn thuốc để khắc phục tình trạng này;
  • Trường hợp, thai không thể giữ được do bạn vận động hay có những va chạm mạnh khi mang bầu, bạn nên chú ý hơn trong sinh hoạt.

Lưu ý với trường hợp sảy thai liên tiếp:

Nếu bạn bị sảy thai liên tục, khoảng từ 2-3 lần trở lên thì sảy thai lúc này có thể trở thành “thói quen” nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Bào thai phát triển không bình thường: Sự bất thường của tinh trùng hoặc trứng khi thụ tinh khiến cho thai không thể phát triển được, dẫn tới sảy thai.
  • Bất thường ở tử cung: Tử cung bị dị tật, bị u xơ, bị viêm nhiễm, phẫu thuật hay nạo hút nhiều lần…
  • Ngoài ra còn do các nguyên nhân như di truyền, lao động nặng nhọc, nhiễm độc hóa chất….

Những trường hợp sảy thai liên tiếp cần đặc biệt cẩn thận nếu muốn có thai lại. Bạn chỉ nên có thai lại sau đó khoảng 6 tháng khi tử cung đã hoàn toàn bình phục.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân trong đó có bất thường của trứng hoặc tinh trùng

  • Hãy kiểm tra sức khỏe hai vợ chồng để chắc chắn rằng cơ thể hai vợ chồng khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc mang thai.
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ và xác định tình trạng sức khỏe tốt nhất cũng như thời điểm trứng rụng để mang thai lại.
  • Bạn có thể phòng tránh một số nguy cơ sau sảy hoặc trong một số trường hợp cho biết rõ nguyên nhân sảy thai trước đó, bạn có thể phòng tránh chúng.
  • Bạn có thể mang thai lại ngay lập tức hoặc chờ đợi sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại [4-6 tuần sau] để giúp bác sĩ của bạn tính toán thời gian thụ thai thuận lợi. Nhiều trường hợp phải đợi 3-6 tháng để mang thai lại.
  • Để tăng sức khỏe, bạn cần ăn uống tốt, kết hợp với bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đừng lo lắng nếu bạn không có thai lại sớm dù đã nỗ lực. Nhiều cặp vợ chồng không có vấn đề về sinh sản và “yêu” thường xuyên chỉ có 30% cơ hội mang thai trong tháng. Hiện chưa có tính toán phải mất bao lâu để mang thai sau sảy thành công, trừ khi có một số lý do y tế khác.

Để gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên giữ gìn và tăng cường sức khỏe bằng cách:

  • Làm việc điều độ, tránh căng thẳng, stress;
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, cắt giảm hoàn toàn việc uống rượu và hút thuốc lá;
  • Không tiếp xúc hay làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm;
  • Nên tập thể dục, đi bộ đều đặn mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như Yoga cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe của bạn;
  • Giữ tinh thần thoải mái để gia tăng cơ hội thụ thai.

Giữ tinh thần thoải mái

  • Không nên dằn vặt bản thân nếu bạn bị sảy thai cho dù đó là lỗi của ai. Nên coi đó là chuyện buồn, xảy ra ngoài ý muốn. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình với chồng, bạn bè, người thân… để giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn hơn.
  • Nhiều phụ nữ xuất hiện tình trạng lo sợ mình có thể bị sảy thai thêm một lần nữa. Bạn không nên quá lo lắng vì điều này vì theo các kết quả điều tra thì có đến 85% các bà mẹ mang thai lại thành công sau khi đã bị sảy.
  • Việc giữ tinh thần thoải mái, khỏe mạnh về tinh thần cũng giúp phụ nữ “cấn thai” dễ dàng hơn, em bé khỏe mạnh hơn.

Phụ nữ mang thai sau sảy có thể bổ sung axit folic bằng thực phẩm

Các cặp đôi từng bị sảy thai một lần có đến 80% cơ hội thụ thai thành công sau đó.

Nếu có tiền sử hai lần sảy thai, cơ hội có thai lại giảm một chút [72%] và nếu từng có ba lần sảy thai, cơ hội của bạn có thể ít hơn 50%.

Nếu sảy thai liên tiếp, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có những nguyên nhân không khó để giải quyết.

Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh những nguy cơ.

Nếu đã có thể mang thai sau sảy, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi hợp lý;
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết đặc biệt là axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn uống cân bằng dinh dưỡng;
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp bạn đã có tiền sử sảy thai được xác định nguyên nhân liên quan đến yếu tố nội tiết cần phải dùng thuốc;
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng các hoạt động cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, thư giãn v.v…và chia sẻ niềm vui cùng người thân trong gia đình.

Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi mang thai sau sảy

Có thai sau khi sảy thường khiến người mẹ áp lực hơn về việc mang thai. Tuy nhiên, điều cốt yếu là sức khỏe và tinh thần phải thật tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ trọn vẹn.

Bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, Bệnh viện Hồng Ngọc với 17 năm kinh nghiệm sản khoa sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ thai kỳ trọn vẹn./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề