Sau sinh bao lâu có thể tiêm vacxin covid

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bộ tài liệu này do Nhóm nòng cốt Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong tình trạng khẩn cấp- IFE, UNICEF và Nhóm công tác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh COVID-19 dựa trên Nhóm tư vấn chiến lược của [WHO] về Tiêm chủng [SAGE] cùng xây dựng.

Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang vắt sữa có nên tiêm vắc-xin không?

Có. WHO SAGE khuyến cáo rằng nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc 'nhóm nguy cơ cao', ví dụ: nhân viên y tế hoặc nhóm được đề nghị tiêm chủng, thì có thể được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Do đó, những người khỏe mạnh hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa có thể được tiêm vắc-xin.

Nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ của trẻ. Nghiên cứu về vắc-xin phòng COVID-19 không bao gồm phụ nữ đang cho con bú, hoặc xem xét ảnh hưởng của vắc-xin mRNA, vắc-xin không sao chép đối với họ hoặc đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, việc không có dữ liệu không có nghĩa là vắc-xin không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú sữa mẹ. Do đó, hướng dẫn của WHO SAGE khuyến cáo rằng các bà mẹ đã được tiêm chủng tiếp tục cho con bú sau khi tiêm chủng.

Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa nên nhận được lời khuyên gì về vắc-xin?

  • Phụ nữ đang cho con bú và đang cân nhắc việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 phải được tiếp cận với thông tin về tính an toàn và hiệu quả của Vắc-xin , bao gồm:
  • Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và các bà mẹ. 
  • Hiệu quả của vắc-xin ở phụ nữ đang cho con bú được mong đợi là tương tự như hiệu quả ở phụ nữ không cho con bú.
  • Không có dữ liệu về tính an toàn của vắc-xin mRNA cũng như các vắc-xin phòng COVID-19 trên phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, vì vắc-xin này không phải là vắc-xin vi-rút sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ hoặc trẻ bú sữa mẹ đã vắt ra.
  • Đối với vắc-xin AZD1222, vì đây là vắc-xin không sao chép, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ.

Điều quan trọng là tiếp tục cung cấp các tư vấn và hỗ trợ cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú để xây dựng niềm tin về sự an toàn và đầy đủ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các nguy cơ của việc không cho con bú trong bối cảnh của COVID-19

Mẹ cho con bú sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có an toàn không?

Có. WHO SAGE làm rõ rằng: "Vì vắc-xin không phải là vắc-xin vi-rút sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ" và " AZD1222 là vắc-xin  không sao chép, do vậy nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ. "Các bà mẹ đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 được khuyến khích tiếp tục cho con bú để bảo vệ con của họ.

Khả năng tiếp tục cho con bú hoặc cung cấp sữa đã vắt ra có thay đổi sau khi người mẹ được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 không? [tức là vắc-xin có thể/ sẽ làm giảm nguồn sữa không?]

Rất ít có khả năng việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của phụ nữ. WHO SAGE KHÔNG khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc đang vắt sữa nên tiếp tục sau khi tiêm vắc-xin và có thể tin tưởng rằng việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa của họ. Việc tiêm vắc-xin không nên là trở ngại cho việc bắt đầu cho con bú hoặc là nguyên nhân khiến quá trình này bị gián đoạn.

Các nhân viên y tế đang cho con bú không tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có được được ưu tiên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân [PPE] hoặc được giao nhiệm vụ có nguy cơ phơi nhiễm thấp không?

Chính phủ và người sử dụng lao động được khuyến khích thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế đang cho con bú thông qua bảo hộ đầy đủ tại nơi làm việc. Điều quan trọng là người sử dụng lao động và chính phủ ưu tiên cung cấp Thiết bị Bảo vệ Cá nhân [PPE] và giao những công việc có rủi ro thấp hơn cho nhân viên y tế đang cho con bú.

Dựa trên các Tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế, làm thế nào người sử dụng lao động có thể đảm bảo rằng người lao động đang cho con bú hoặc vắt sữa nhưng chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vẫn duy trì công việc của họ và được bảo vệ khỏi mọi hậu quả không đáng có?

Chính phủ và người sử dụng lao động phải tôn trọng quyền cho con bú của phụ nữ. Nhân viên hiện đang cho con bú không nên bị buộc thôi việc nếu không được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Họ cần được hỗ trợ để tiếp tục làm việc và khuyến khích họ tiếp tục cho con bú sữa mẹ cho dù họ có được tiêm vắc-xin hay không.

Có nên tiến hành nghiên cứu về tiêm chủng đối với phụ nữ đang cho con bú không?

WHO SAGE thừa nhận việc thiếu dữ liệu để khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho phụ nữ đang cho con bú. Với tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các nhà nghiên cứu được khuyến khích ưu tiên việc nghiên cứu về vắc-xin cho phụ nữ đang cho con bú và cung cấp dữ liệu về sự an toàn của các loại vắc-xin  này cho các bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh của họ.

Thông tin phản hồi.

Hướng dẫn này sẽ được cập nhật thường xuyên khi có bằng chứng và các câu hỏi mới phát sinh. Bạn có thể đặt câu hỏi cho diễn đàn trực tuyến tại: // www.en-net.org/forum/31.aspx Và gửi phản hồi về Câu hỏi thường gặp tới  IFE Core Group,

IFE Core Group, UNICEF, Nhóm công tác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh COVID-19. Câu hỏi thường gặp: Vắc-xin phòng COVID-19 mRNA và nuôi con bằng sữa mẹ dựa trên khuyến nghị tạm thời của WHO SAGE [10 tháng 2 năm 2021].//www.ennonline.net/breastfeedingandcovid19vaccines

Câu trả lời là có!

Phụ nữ mang thai được thêm vào danh sách những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao so với những người không mang thai. Theo các chuyên gia y tế, khi không may mắc Covid-19, phụ nữ mang thai có nguy cơ diễn biến bệnh nặng bởi sức đề kháng sẽ giảm, nguy cơ suy hô hấp nặng, thậm chí phải cần sử dụng ECMO [hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể]. Ngoài ra, thai phụ mắc Covid-19 có thể bị biến chứng lên thai kỳ như tăng nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc phải buộc sinh mổ thay vì sinh thường qua ngả âm đạo.

Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 để bảo vệ sức khoẻ người mẹ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú cũng có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.

Mẹ đang mang thai và cho con bú có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 không?

Tiêm vaccine phòng Covid-19 có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi và mẹ đang cho con bú không?

Hiện tại, các bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm chủng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ngày càng tăng và chưa ghi nhận các nguy cơ, vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi sau khi tiêm vaccine so với phụ nữ không mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật [CDC] Mỹ liên tục cập nhật dữ liệu về phụ nữ mang thai tiêm ngừa vaccine Covid-19 ở nước này [với số liệu nghiên cứu trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm vaccine Covid-19] để đánh giá ảnh hưởng của vaccine lên thai kỳ. Dựa trên số liệu cập nhật mới nhất, ngày 11/8, CDC Mỹ kết luận vaccine Covid-19 an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Các nước trên thế giới đều khuyến cáo phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh nên được tiêm vaccine phòng Covid-19. Thai phụ cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.

Bộ Y tế cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 10/8, tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm, họ sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh? 

Khi phụ nữ đang mang thai được tiêm vaccine COVID-19, cơ thể của họ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như người không mang thai. Sau khi phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ​​​​​​COVID-19 thì các kháng thể tạo ra được tìm thấy trong máu ở dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong suốt thai kỳ có thể giúp trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

Một tín hiệu đáng mừng là nguy cơ lây truyền Covid-19 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai là rất thấp, chỉ 1,9%. Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hay sự liên quan giữa mắc Covid-19 và tình trạng sảy thai. Hiện các nhà khoa cũng không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.

Hi vọng nhưng thông tin trên sẽ bổ ích cho các mẹ đang mang thai và cho con bú. Đều quan trọng hiện tại là các mẹ nên lạc quan, suy nghĩ tích cực, né xa các thông tin tiêu cực, tránh gây hoang mang để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ sau sinh được an tâm chăm sóc bé. Luôn theo dõi thông tin trên các trang chính thống của các bệnh viện có chuyên khoa sản để cập nhập và đăng ký tiêm chủng sớm nhất có thể. Nếu các mẹ còn lo lắng hay thắc mắc vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp vào Facebook fanpage của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn, zalo 0974 508 479, hoặc gọi vào hotline 0974 508 479 sẽ được nhân viên tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH

------------------------

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn: [028]62601100 - Hotline: 0974 508 479 

Hotline cấp cứu: 0901696115

Địa chỉ: 171/3 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Tâm Trí Sài Gòn – Tất cả cho sức khỏe của bạn

Video liên quan

Chủ Đề