So sánh doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình

Có thể bạn chưa biết, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động do ngành Thống kê điều tra, cập nhật lần cuối vào thời điểm 31/12/2017 là 561.064 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, và tổng kết 2 tháng đầu năm 2018 đã có 18.703 doanh nghiệp thành lập mới.

Trong đó, đa phần các doanh nghiệp đều có quy mô vừa, nhỏ cho đến siêu nhỏ, còn các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm phần thiểu số. Tuy vậy, rất ít ai trong chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các quy mô doanh nghiệp này và đặc điểm riêng của mỗi quy mô.

Replus chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng ảo trên toàn địa bàn TPHCM. Sở hữu ngay cho mình một địa chỉ đăng ký kinh doanh tại toà nhà hạng A với giá cực thấp. Văn phòng ảo giá rẻ giúp startup khởi nghiệp tiết kiệm đến 85% kinh phí vận hành mỗi tháng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

• Vốn 100 tỷ đồng

• Lao động 300 người

Dựa trên quy mô tổng nguồn vốn [tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp] và số lượng lao động [ tiêu chí về tổng nguồn vốn được ưu tiên hơn].

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP cụ thể như sau:

               QUY MÔ

KHU VỰC

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I.        Nông, lâm nghiệp và thủy sản

≤ 10 người

20 tỷ đồng

10 < sld ≤ 200 người

20 tỷ <  vốn ≤ 100 tỷ đồng

200 < sld ≤ 300 người

II.      Công nghiệp và xây dựng

≤ 10 người

20 tỷ đồng

10 < sld ≤ 200 người

20 tỷ <  vốn ≤ 100 tỷ đồng

200 < sld ≤ 300 người

III.    Thương mại và dịch vụ

≤ 10 người

10 tỷ đồng

10 < sld ≤ 50 người

10 tỷ <  vốn ≤ 50 tỷ đồng

50 < sld ≤ 100 người

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.

Những thông tin thú vị về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [2011], Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.

Quy mô vốn nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn”

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.

Chủ yếu đầu tư vào các mặt hàng tiêu dùng

Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại [2012] trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

Doanh nghiệp lớn

• Vốn > 100 tỷ

• Lao động > 300 người

Những thông tin thú vị về các doanh nghiệp lớn

Đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của Quốc gia

Dù chỉ chiếm 5% trong tổng số các doanh nghiệp được đăng ký hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn lại đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Tạo ra một khối lượng việc làm lớn và chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế.

  • Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò ổn định nền kinh tế trong những vấn đề khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người “đứng mũi chịu sào” là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.
  • Tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế: các công ty và doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn được ổn định và giảm bớt các biến động.
  • Tạo nên các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng: hiện nay các doanh nghiệp lớn đều hoạt động trong những ngành nghề chủ đạo trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp như tập đoàn dầu khí, tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản.
  • Đóng góp một lượng lớn GDP trong kinh tế của quốc gia.
  • Các doanh nghiệp lớn có nguồn vốn rất lớn và tiềm lực kinh tế mạnh nên có thể nhanh chóng thay đổi và tiếp xúc với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
  • Doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh về vốn, nhân lực và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Các doanh nghiệp lớn cân bằng giữa việc sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.

Replus chuyên cung cấp trọn gói các dịch vụ văn phòng cho thuê: văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, coworking space,… Giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm đến 85% chi phí hoạt động.

Video liên quan

Chủ Đề