So sánh văn hóa nhật bản việt nam

Mỗi một đất nước đều có cho mình một nền văn hóa riêng biệt, đó là trang phục, nghệ thuật ẩm thực, nơi sinh sống và vô số đặc trung khác nhau. Nhưng có thể nói rằng bên cạnh phong tục tập quán riêng, thì chúng ta vẫn đôi khi bắt gặp những điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống giữa các nước với nhau của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Trang phục

Ít ai biết được rằng trang phục truyền thống của người Việt và Nhật cơ bản giống nhau ở chất liệu và cách thức dệt vải. Chất liệu chủ yếu được sử dụng trong trang phục truyền thống của 2 quốc gia này là lụa, gấm, bông, sợi, lanh, với các màu sắc quen thuộc như xanh, đỏ, hồng, tím, nâu, đen...

Quan niệm màu sắc trang phục của Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, điều này thể hiện rõ nét nhất trong việc phận biệt ý nghĩa của các màu sắc ví dụ như màu trắng của sự thánh thiện, màu đen dùng cho các nghi thức, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc…

Ẩm thực

Ẩm thực chính là yếu tố thứ 2 mà bài viết này muốn nhắc đến khi nói về những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt. Ngày nay, những bữa ăn kiểu truyền thống vẫn còn tồn tại trong khoảng 95% gia đình người Việt, gia đình người Nhật.

Tuy nhiên ở một số ít đô thị lớn, sự du nhập của yếu tố văn hóa ẩm thực phương Tây ở 2 nước này đã bắt đầu xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Đây là minh chứng cụ thể về sự du nhập văn minh phương Tây ở cả hai nước.

Thờ cúng

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng như người Nhật đã có lịch sử rất lâu đời và nó được tuân theo tư tưởng đạo Khổng của đất nước Trung Hoa. Người ta thờ cúng ông bà tổ tiên và tổ chức ngày giỗ theo ngày mất. Người đã khuất được thờ trên bàn thờ tổ tiên, đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà, thông thường người con trai trưởng là người được trao trọng trách thờ cúng tổ tiên.

Ngày nay, tập tục này tuy có thay đổi ít nhiều, nhưng việc duy trì thờ cúng tổ tiên vẫn được tiếp tục. Đó chính là hành động tưởng nhớ hiếu kính của con cái, người sống đối với người đã khuất.

Lễ hội

Lễ hội gắn liền với phong tục tập quán tín ngưỡng ở 2 nước, mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng nhìn chung lễ hội của 2 nước được tổ chức theo mùa. Những nghi lễ dân gian được diễn ra với mục đích nhằm tưởng niệm một sự kiện nào đó. Loại hình lễ hội thường gắn liền với phong tục tập quán của từng nước nhưng do ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa nên tại hai nước đều có những ngày lễ được tổ chức giống nhau như ngày tết thiếu nhi, ngày tết Hàn thực, ngày Ngưu Lang Chức Nữ, ngày lễ lao động quốc tế, ngày lễ đón mừng năm mới với nhiều phong tục tập quán riêng.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục truyền thống của 2 nước trước đây đều theo mô hình của giáo dục Trung Hoa. Nếu như Việt Nam trong lịch sử có một thời gian dài bị đô hộ bởi nhà nước phong kiến Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc. Thì tại Nhật ngay từ thời kỳ Nara, nhà nước phong kiến đã cử đoàn lưu học sinh đầu tiên ra nước ngoài học tập để trở về phát triển và xây dựng đất nước với điểm đến Trung Hoa. Vậy nên cả Nhật Bản và Việt Nam, nên giáo dục đều bị ảnh hưởng từ đất nước Trung Hoa.

Nghề nghiệp truyền thống

Có thể kể tên một vài nghề nghiệp truyền thống như làm gốm sứ, sơn mài, lụa, mây tre có mặt ở rất nhiều nước. Do người dân cả hai nước đều là những dân tộc cần cù chịu khó, khéo léo nên sản phẩm thủ công truyền thống của hai nước hết sức tinh xảo, đẹp mắt.

Nếu như ở Việt Nam là làng gốm Bát Tràng, gốm Chăm. Ở Nhật Bản, Kyoto là nơi có những làng sản xuất gốm đã đi vào huyền thoại.

Cùng là nước châu Á nhưng Nhật Bản có nhiều nét văn hóa khác biệt với Việt Nam. Nếu các bạn du học sinh không tìm hiểu kĩ có thể dẫn đến tình trạng “sốc văn hóa”, thậm chí là trầm cảm khi chọn học ở đất nước này.

Cùng tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa đất nước Nhật Bản để khỏi bỡ ngỡ nhé!

1. Sống biệt lập

Dù mỗi người mỗi tính nhưng nhìn chung người Việt Nam sống theo cộng đồng, quen tụ tập, quây quần và có phần xuề xòa. Người Nhật thì ngược lại, họ sống khắc kỷ, khép kín, quan trọng thứ bậc, lễ nghĩa, tỉ mỉ, khuôn mẫu và có tính kỷ luật cao. Nhiều bạn du học sinh sang Nhật Bản với tinh thần háo hức, mong được khám phá những điều mới gặp phải lối sống đó dễ cảm thấy bị “tạt nước lạnh”. Đừng lo, vẫn còn những người Nhật thân thiện và họ thường quý những người chăm chỉ. Vì thế chỉ cần bạn làm tốt việc của mình đừng quá bận lòng đến cách sống của người Nhật, bạn vẫn sẽ tận hưởng được quãng thời gian du học của mình thôi.

2. Người Nhật có phần lạnh lùng, xa cách

Hầu hết cảm nhận chung của các bạn du học sinh về người Nhật là hơi vô cảm. Họ hiếm khi mời bạn bè về nhà chơi cũng như ít đến chơi nhà bạn. Kể cả con cái cũng sống tự lập từ sớm. Giao tiếp với mọi người chỉ dừng ở mức xã giao và hay từ chối các lời mời. Bạn sẽ khó lòng làm thân với họ bởi sự lịch sự và giữ kẽ ấy. Có lẽ sống trong một xã hội công nghiệp bận rộn đã khiến họ trở nên như vậy, họ muốn có không gian riêng và không thích bị ai “làm phiền”.

Người Nhật có phần lạnh lùng xa cách bởi họ thích có không gian riêng

3. Hãy giữ yên lặng

Nếu là người yêu thích sự yên tĩnh, thì Nhật Bản là đất nước lý tưởng dành cho bạn. Ở đây, mọi âm thanh được giảm xuống mức tối thiểu đến mức tiếng chuông điện thoại gần như trở thành chế độ thừa. Đặc biệt trên các phương tiện công cộng còn có biển cảnh báo tắt chuông điện thoại tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Bạn cũng gần như ít nghe thấy tiếng còi xe hay tiếng nói chuyện ồn ào từ người Nhật.

Người Nhật coi trọng sự yên tĩnh

4. Nặng về văn hóa tiền bối – hậu bối

Tôn ti trật tự các mối quan hệ ở Nhật Bản rất được coi trọng. Người vào trước có nhiều quyền hơn người đến sau hay nói một cách tiêu cực đó chính là “ma mới bắt nạt ma cũ”. Nếu các bạn du học sinh đi làm thêm, người vào trước có quyền sai bảo bạn. Việc bất bình đẳng ấy khiến nhiều bạn không chịu được phải nghỉ việc. Tuy nhiên, nó cũng có mặt tích cực ở chỗ bạn có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác – đặc biệt là các vị tiền bối.

Mong các bạn du học sinh Tín Phát sẽ gặp những tiền bối tốt, chỉ dạy cho các bạn

5. Cuồng công việc

Nổi tiếng là đất nước của những người chăm chỉ, chịu khó, không khó để nhận ra công việc có ý nghĩa như thế nào với người Nhật. Họ có thể làm việc 9-10 tiếng mỗi ngày, tăng ca là chuyện bình thường. Có thể nói, quan niệm của họ là “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Vì sống hối hả như vậy nên tác phong của họ rất nhanh nhẹn, dễ dàng thấy qua việc đi lại.

Người Nhật nổi tiếng là cuồng công việc

Hẳn nhiều bạn du học sinh sẽ thấy choáng ngợp và “nghẹt thở” trước cách làm việc như vậy. Tuy nhiên nhờ đức tính đó mà Nhật Bản có thể vươn lên sau thảm hoạ và chiến tranh. Ngày nay văn hóa công sở ấy dần được tiết chế lại, sức khỏe tinh thần của người lao động được quan tâm hơn. Riêng du học sinh Tín Phát không cần quá lo lắng, tập đoàn sẽ tìm cho các em các công việc phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho việc vừa học vừa làm.

6. Nhiều máy móc tự động hiện đại

Là một nước phát triển, Nhật Bản sử dụng rất nhiều máy móc tự động hóa. Điều này có thể gây khó khăn cho các bạn du học sinh mới sang. Ví dụ như nhà vệ sinh tự động có rất nhiều nút, chế độ như: xả, phun rửa, nhiệt độ nước, tăng giảm nhiệt độ thành bồn, sấy khô, thậm chí là gọi hỗ trợ khẩn cấp… Máy bán hàng tự động cũng nhiều vô kể vì thế các bạn du học sinh cần có một vốn tiếng Nhật nhất định để xem hướng dẫn sử dụng cũng như để hỏi thăm người bản địa.

Sang Nhật cứ đi vài bước là dễ dàng bắt gặp máy móc tự động

7. Luôn đúng giờ

Người Nhật rất coi trọng thời gian, độ chính xác tính đến từng giây. Xe điện, tàu điện hiếm khi đến muộn, vì thế du học sinh Tín Phát nhớ sửa thói quen “cao su” khi sang Nhật nhé!

Du học sinh Tín Phát chú ý, phương tiện công cộng ở Nhật đến rất đúng giờ đấy

Xem thêm: //tinphatgroup.com.vn/di-du-hoc-khong-chi-la-de-hoc-ma-hay-bien-no-thanh-nhung-trai-nghiem-tuyet-voi.htm

Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp các em du học sinh Nhật Bản hình dung được phần nào về đất nước con người Nhật Bản. Các em hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như ngoại ngữ, sẵn sàng chinh phục vùng đất mới nhé!

DU HỌC TÍN PHÁT

  • Hotline: 0879 001 118
  • Fanpage: //www.facebook.com/DUHOCTINPHAT
  • Youtube: //www.youtube.com/c/TinPhatGroup

Du học sinh Nhật Bản về nước sẽ làm gì?

30/07/2022

Du học Nhật Bản về nước làm gì luôn là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh băn khoăn. Để Tín Phát Group mách bạn một số con đường ban có thể đi nhé!

Cuộc sống ở Hàn Quốc và Việt Nam nơi nào tốt hơn?

23/07/2022

Những bạn có ý định sang Hàn Quốc học tập, làm việc hay định cư chắc hẳn đều từng đã có thắc mắc này trong đầu: “Sống ở Hàn Quốc hay ở Việt Nam tốt hơn nhỉ?”. Để có sự so sánh khách quan và công bằng nhất, cùng Du học Tín Phát xem xét vấn đề này trên một số tiêu chí nhé.

Bức thư cảm động gửi cha mẹ của du học sinh Việt tại Nhật Bản

05/11/2021

Có lẽ, những ai đã và đang là du học sinh cũng đều trải qua cảm giác cô đơn và nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu các bạn chưa quen với cuộc sống mới. Những dòng tâm sự chân thành, những câu nói mộc mạc trong bức thư cảm động gửi cha mẹ của du học sinh Việt tại Nhật Bản đã thể hiện nỗi lòng của những người xa quê.

"Chuyến đi thanh xuân" đầy ý nghĩa của một du học sinh Nhật Bản

18/10/2021

“Du học Nhật Bản với tôi đó là một quá trình mà bản thân phải lựa chọn sự táo bạo, thoát khỏi vùng an toàn từ gia đình. Nhưng, khi chúng ta còn trẻ, hãy cố gắng nỗ lực, tất cả mọi khó khăn chỉ là thử thách nhỏ. Nếu vượt qua được thì chắc chắn các mình sẽ thành công.” Đấy là những chia sẻ của bạn Hồ Xuân Tưởng, cựu du học sinh tại một trường Nhật ngữ - Nhật Bản, sau khi đã trải qua hành trình du học với nhiều cung bậc cảm xúc của mình.

Những mẫu câu làm quen, giao tiếp dễ dàng với người Nhật Bản

07/10/2021

Ngày nay, tiếng Nhật ngày càng được nhiều bạn trẻ trên thế giới lựa chọn để theo học, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới lạ. Ngoài việc đi du học, làm việc tại Nhật Bản để có cơ hội trau dồi khả năng ngôn ngữ của mình, cách tốt nhất để học tiếng Nhật hiệu quả là bắt đầu bằng những cuộc hội thoại. Dưới đây là những mẫu câu làm quen, giao tiếp dễ dàng với người Nhật Bản sẽ giúp bạn tự tin khi nói chuyện.

Tôi đã suýt “giết chết” ước mơ đi du học của mình

04/10/2021

Đi du học là ước mơ của biết bao bạn trẻ với mong muốn tiếp cận một nền văn hóa mới, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều dễ dàng thực hiện ước mơ của mình, và tôi cũng vậy, 5 năm trước, tôi cũng đã suýt “giết chết” ước mơ đi du học của mình bởi rất nhiều lý do.

Ước mơ đi du học – Đừng ngại ngùng mà không chia sẻ với bố mẹ

22/09/2021

Đi du học luôn là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, hành trình biến ước mơ đó trở thành sự thật không phải là điều dễ dàng. Có những người ngay từ đầu đã gặp rào cản bởi chính bố mẹ của mình. Nhưng, bố mẹ nào cũng muốn con cái của mình được thành công. Hãy chia sẻ thật lòng về ước mơ của bản thân, bởi đôi khi thứ bố mẹ cần là sự mở lòng từ mình. Và, tôi cũng vậy, dưới đây là hành trình đi du học của tôi khi từ đầu cũng bị bố mẹ phản đối.

Trượt đại học không có nghĩa là không còn cơ hội đi học

20/09/2021

Trải qua 12 năm đèn sách vất vả, ai cũng mong muốn mình thi đậu đại học để tương lai tươi sáng và rộng mở hơn. Người ta thường nói: "Trượt đại học là thất bại", "Trượt đại học đi làm sẽ vất vả". Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì, trượt đại học không có nghĩa là không còn cơ hội đi học. Trước mắt các bạn sẽ có nhiều con đường khác, ví dụ đi du học chẳng hạn. Đây cũng là cơ hội, là cánh cửa mới cho các bạn thực hiện được ước mơ.

Đi du học Nhật Bản xong, nên về nước hay ở lại làm việc?

20/09/2021

Nhật Bản không chỉ là một quốc gia sở hữu nền kinh tế phát triển toàn diện mà còn có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nằm trong top đầu thế giới. Chính vì vậy, từ trước đến nay, Nhật Bản luôn được các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn là điểm đến để đi du học. Tuy nhiên, đã có rất nhiều bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp luôn đặt ra câu hỏi “Nên về nước hay tiếp tục ở lại làm việc?” Cùng Du học Tín Phát tìm hiểu nội dung này trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhé!

Chủ Đề