Yêu cầu đánh giá thử nghiệm

Việc lựa chọn, đánh giá và quyết định thủ tục và phương pháp thử nghiệm/ hiệu chuẩn cho tất cả các phép đo đối với phòng thử nghiệm/ hiệu chuẩn là một yêu cầu quản lý kỹ thuật hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng thực hiện và áp dụng tiêu chuẩn về năng lực PTN theo ISO/IEC 17025.

PTN có thể sử dụng một trong các phương pháp tiêu chuẩn, không tiêu chuẩn hoặc phương pháp do chính PTN tự xây dựng. Tuy nhiên các phương pháp phải đáp ứng được các yêu cầu khách hàng, phù hợp với các phép thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn của PTN thực hiện. Ngoài ra tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cũng khuyến nghị PTN ưu tiên sử dụng các phương pháp đã được ban hành dưới hình thức tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn Khu vực hoặc Quốc gia. Nếu không, căn cứ có thể bởi các tổ chức kỹ thuật có uy tín, các tạp chí bài báo khoa học công bố thích hợp hoặc do các nhà sản xuất thiết bị quy định.

PTN cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đánh giá phương pháp bằng một hoặc tập hợp các kỹ thuật như sau:

- + Hiệu chuẩn bằng cách sử dụng chuẩn chính hoặc mẫu chuẩn được liên kết chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

- + So sánh kết quả đạt được với các phương pháp thử nghiệm/ hiệu chuẩn khác được sử dụng.

- + So sánh liên phòng thí nghiệm, nội phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành thạo.

- + Đánh giá có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.

- + Đánh giá độ không đảm bảo đo của kết quả dựa vào sự hiểu biết khoa học về nguyên tắc lý thuyết của phương pháp và kinh nghiệm thực tế. + Đánh giá độ chệch, độ chụm, độ lặp lại của kết quả

Xin lưu ý rằng, phạm vi và độ chính xác của các giá trị có được từ phương pháp phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, ví dụ như: độ không đảm bảo của kết quả, giới hạn phát hiện, độ chọn lọc của phương pháp, độ tuyến tính,… Ngoài ra PTN phải đảm bảo sẵn sàng một hệ thống quản lý về mặt chất lượng hoạt động bao gồm các lựa chọn giới hạn hoặc đầy đủ theo yêu câu như sau:

– tài liệu hệ thống quản lý bao gồm các quy trình/ SOP, hướng dẫn và phương pháp thử;

– kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý đảm bảo văn bản hiệu lực mới nhất và các sự sửa đổi được kiểm soát;

– kiểm soát hồ sơ bao gồm cả văn bản hồ sơ kỹ thuật của PTN như kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;

– hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội;

– cải tiến các hoạt động của PTN;

– hành động khắc phục sự không phù hợp;

– đánh giá nội bộ định kỳ hoạt động PTN;

– xem xét của lãnh đạo của PTN bao gồm các kết quả thực hiện và biện pháp cải tiến.

👉 Phòng thí nghiệm cũng có thể thiết lập và duy trì đầy đủ các yêu cầu của hệ thống quản lý, phù hợp với các yêu cầu của TCVN ISO 9001 và hệ thống này có khả năng hỗ trợ, chứng tỏ sự đáp ứng đầy đủ nhất quán các yêu cầu từ 4 đến điều 7, cũng như đáp ứng ít nhất mục đích của các yêu cầu về hệ thống quản lý được quy định ở 8.2 đến 8.9.

📶📶📶 Liên hệ đăng ký ngay dịch vụ đào tạo, tư vấn công nhận PTN ISO/IEC 17025: 2017 và Khóa học đánh giá độ KĐB đo của phương pháp

Quý khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ Đào tạo, Tư vấn, Công nhận Hệ thống quản lý năng lực PTN theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017, xin vui lòng nhấn vào “Đăng ký-Báo giá” hoặc trên thanh công cụ phía dưới bên phải màn hình PC để nhận báo giá cho dịch vụ đào tạo, tư vấn công nhận PTN ISO/IEC 17025: 2017.

Sự cần thiết phải tham gia CT TNTT? 1.1 Thử nghiệm thành thạo [TNTT] là gì? Thử nghiệm thành thạo [TNTT] hay PT [proficiency testing] là phương thức đánh giá năng lực PTN bằng cách so sánh kết quả thực hiện các phép đo hoặc phép thử giữa các PTN trên cùng một mẫu thử hoặc trên các mẫu thử tương tự nhau trong những điều kiện đã được định trước. Nói cách khác, các PTN khi tham gia một chương trình TNTT sẽ được gửi các mẫu thử như nhau để phân tích một hoặc một vài chỉ tiêu và Ban tổ chức sẽ dựa vào kết quả phân tích này để đánh giá sự thành thạo trong việc thực hiện phép thử đó của PTN. 1.2 Lợi ích của TNTT? Đối với PTN: - Hỗ trợ PTN cam kết và chứng minh các vấn đề về chất lượng; - Động lực để nâng cao/cải tiến năng lực thực hiện thử nghiệm; - Hỗ trợ cho việc công nhận/chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng; - Hỗ trợ PTN nhận diện các vấn đề chất lượng trong thử nghiệm; - Hỗ trợ PTN đánh giá phương pháp và thiết bị mới; - Hỗ trợ PTN đào tạo nhân viên; - PTN nhận được thông tin phản hồi và tư vấn kỹ thuật hữu ích từ ban tổ chức [báo cáo, bản tin, các cuộc hội thảo]; - Một số lợi ích gián tiếp khác: đảm bảo uy tín, bảo vệ, phòng ngừa việc mất danh tiếng do thực hiện thử nghiệm kém. Đối với các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý - Hỗ trợ hoạt động xem xét năng lực thử nghiệm của các PTN trực thuốc; - Hỗ trợ lựa chọn PTN chỉ định hoặc PTN đối chứng. 1.3 Các PTN có bắt buộc phải tham gia TNTT hay không? TNTT là một trong những công cụ để kiểm soát chất lượng của các PTN. Ngoài TNTT, PTN cũng có thể sử dụng các công cụ khác để theo dõi năng lực thử nghiệm của mình. Thực tế, theo chính sách của các cơ quan công nhận như BOA của Việt Nam, A2LA, ILAC cũng chỉ dừng lại ở mức khuyến nghị việc sử dụng TNTT để tự theo dõi năng lực thử nghiệm của mình chứ không bắt buộc.Tuy nhiên, do tính khách quan, độc lập và dễ thực hiện của mình nên TNTT ngày càng được các PTN sử dụng rộng rãi hơn là các công cụ đảm bảo chất lượng khác. 1.4 Những công việc PTN cần phải làm khi tham gia một chương trình TNTT là gì? Tuy thuộc vào từng mô hình tổ chức khác nhau, các bước thực hiện chương trình TNTT sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, hầu hết các mô hình tổ chức PTN đều phải thực hiện các bước như sau: - Đăng ký tham gia chương trình; - Thanh toán chi phí [có thể kéo dài đến trước khi ban hành Báo cáo kết thúc chương trình]; - Nhận mẫu và thử nghiệm; - Báo cáo kết quả thử nghiệm cho Ban tổ chức; Thông tin chung về dịch vụ TNTT của Trung tâm Kỹ thuật 3 [QUATEST 3] 2.1 Dịch vụ TNTT của QUATEST 3 đã được công nhận chưa? Dịch vụ TNTT của Trung tâm Kỹ thuật 3 đã được A2LA - American Association for Laboratory Accreditation công nhận phù hợp với ISO/IEC 17043:2010 vào tháng 7/2013. Chi tiết phạm vi công nhận xem tại đường link sau: //www.a2la.org/scopepdf/3477-01.pdf 2.2 Phạm vi năng lực tổ chức TNTT? Lĩnh vực tổ chức: - Hóa lý; - Vi sinh; - Cơ lý; - Cơ điện. Đối tượng tổ chức: - Thực phẩm; - Thức ăn chăn nuôi; - Phân bón; - Đồ gỗ gia dụng; - Cáp điện, quạt, balat đèn huỳnh quang; - Xi măng, bê tông, nhựa đường, cát xây dựng; - Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu; - Dầu bôi trơn, DO, FO, xăng; - Thép hợp kim, thép không gỉ; 2.3 Cách liên lạc với bộ phận tổ chức TNTT của QUATEST 3 Phòng TNTT tiếp nhận các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng bằng đường e-mail, fax, bưu điện hoặc gọi điện thoại trực tiếp theo các địa chỉ dưới đây: Mai Nhã Uyên - Phòng Thử nghiệm Thành thạo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 Số 7, Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai Tel: [0251] 383 6212 - Ext: 3312 - Fax: [0251] 882 6917 / 383 6298 E-mail: ptprovider@quatest3.com.vn 2.4 Trong trường hợp PTN cần trao đổi với đơn vị tổ chức về vấn đề kỹ thuật thì liên hệ với ai để được hỗ trợ? Khi có các thắc mắc, trao đổi về kỹ thuật PTN có thể liên lạc với P.TNTT theo các cách như đã nêu ở mục 2.3. Chúng tôi sẽ phân loại và chuyển cho Bộ phận kỹ thuật xử lý nếu đó là trao đổi về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp cần thiết, Bộ phận kỹ thuật sẽ liên lạc trực tiếp với khách hàng theo số điện thoại khách hàng cung cấp. 2.5 QUATEST 3 bảo mật thông tin của PTN tham gia chương trình TNTT như thế nào? QUATEST 3 bảo mật thông tin tham gia TNTT bằng cách: - Thông tin tham gia TNTT của PTN sau khi đã mã hóa thành mã số PTN sẽ được lưu giữ bảo mật trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của PTN tham gia hoặc theo yêu cầu của Cơ quan chức năng. Đối với QUATEST 3, chỉ một số ít nhân sự tham gia vào việc tổ chức chương trình và đã ký các cam kết bảo mật mới được biết thông tin này. Đối với PTN tham gia, QUATEST 3 chỉ công bố mã số PTN cho người liên hệ tại phiếu đăng ký tham gia. - Trong suốt quá trình tổ chức chương trình, mã số PTN sẽ được sử dụng như tên gọi của PTN để trao đổi thông tin, biểu diễn kết quả và đánh giá kết quả tham gia TNTT của PTN. 2.6 Trong các trường hợp nào thì đơn vị tổ chức được quyền cung cấp KQ tham gia TNTT của các PTN mà không cần báo trước cho các PTN tham gia? Trong trường hợp PTN tham gia theo sự chỉ định của cơ quan quản lý PTN hoặc đơn vị chủ quản PTN. QUATEST 3 sẽ cung cấp thông tin PTN tham gia kèm theo kết quả tham gia TNTT của các PTN trực thuộc cơ quan quản lý khi được yêu cầu mà không cần báo trước cho các PTN tham gia PTN đăng ký tham gia chương trình TNTT như thế nào? 3.1 Đối tượng tham gia chương trình TNTT của QUATEST 3? Tất cả các PTN có đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu trong chương trình TNTT đều là đối tượng tham gia chương trình TNTT của QUATEST 3 3.2 Phương thức đăng ký tham gia TNTT tại QUATEST 3? Đối với các chương trình TNTT theo kế hoạch năm, QUATEST 3 quản lý việc đăng ký tham gia dựa trên phiếu đăng ký tham gia. PTN có thể lấy phiếu đăng ký tham gia từ các nguồn sau: - Liên hệ trực tiếp đến P.TNTT để được gửi Phiếu đăng ký qua e-mail; - Tìm kiếm và tải về từ website của QUATEST 3; - Đính kèm vào thư mời tham gia TNTT của QUATEST 3; - Thông tin từ các cơ quan chức năng [như các Bộ, các Cục, các Vụ,…]. - Phiếu đăng ký tham gia phải có dấu mộc của công ty.Phiếu đăng ký tham gia có thể gửi cho QUATEST 3 qua email, fax, hoặc đường bưu điện. - Hạn chót nhận đăng ký: thay đổi theo từng chương trình cụ thể Đối với yêu cầu tổ chức chương trình riêng, PTN có thể gửi yêu cầu và thông tin liên hệ cho P.TNTT qua email, fax, bưu điện theo địa chỉ P.TNTT ở Mục 2.3 3.3 QUATEST 3 có thực hiện các chương trình TNTT theo yêu cầu riêng ngoài kế hoạch không? Có, QUATEST 3 luôn mong muốn nhận được các yêu cầu tổ chức chương trình riêng của các PTN tham gia. Các chương trình TNTT theo kế hoạch năm thường là các chương trình được lựa chọn từ kết quả khảo sát nhu cầu tham gia TNTT của các PTN được thu thập theo từng năm, vì vậy các chương trình này có thể sẽ không phù hợp với những PTN có nền mẫu và các chỉ tiêu quá đặc thù. Khi các chương trình TNTT theo kế hoạch năm của QUATEST 3 không phù hợp với yêu cầu của PTN, PTN có thể gửi các yêu cầu của mình về cho P.TNTT, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế các chương trình TNTT riêng sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho PTN. 3.5 Một PTN có thể đăng ký mua nhiều mẫu trong một chương trình TNTT được hay không? Để đảm bảo tính công bằng giữa các PTN và tính khách quán của kết quả TNTT, mỗi chương trình TNTT, các PTN sẽ nhận được cùng một số lượng mẫu thử như nhau để phân tích. Thông thường, khối lượng/thể tích của mẫu thử đã được tính đến việc sự khác nhau về khối lượng/thể tích mẫu khi phân tích giữa các phương pháp thử khác nhau. Vì vậy, PTN không cần phải mua thểm mẫu để phân tích trong quá trình diễn ra chương trình. Tuy nhiên, trong trường hợp PTN muốn có thêm mẫu để kiểm soát chất lượng nội bộ của mình, QUATEST 3 có thể xem xét và gửi lại mẫu sau khi đã ban hành báo cáo kết thúc chương trình cho các PTN. 3.9 PTN có thể yêu cầu hủy, không tiếp tục tham gia chương trình TNTT sau khi đã đăng ký không? Đối với các chương trình TNTT theo kế hoạch năm: PTN phải chịu một phần phí khi muốn hủy chương trình trong các trường hợp sau: - Hủy tham gia khi đã kết thúc thời hạn nhận đăng ký nhưng chưa gửi mẫu: PTN phải chịu 20 % phí tham gia; - Hủy tham gia khi đã gửi mẫu đến PTN: PTN phải chịu 50 % phí tham gia. Đối với các chương trình TNTT theo yêu cầu riêng: Việc hủy chương trình tùy theo sự thỏa thuận giữa PTN và QUATEST 3 tại hợp đồng dịch vụ. 3.10 Khi PTN có thay đổi thông tin liên hệ [địa chỉ, người liên hệ…] so với phiếu đăng ký ban đầu thì phải thông báo cho ai, như thế nào? Sau khi đã đăng ký tham gia mà PTN có thay đổi thông tin đặc biệt là người liên hệ, địa chỉ gửi mẫu phải gửi phiếu đăng ký mới về ngay cho P.TNTT qua đường email. Bởi vì, trong trường hợp Ban tổ chức đã gửi mẫu theo địa chỉ cũ thì PTN phải chịu hoàn toàn chi phí gửi lại mẫu Mẫu TNTT 5.1 Chất lượng mẫu TNTT sẽ được đảm bảo như thế nào? Mẫu TNTT tại QUATEST 3 được kiểm soát từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm - Nền mẫu: thường được lựa chọn từ nhà cung cấp có uy tín, chất lượng ổn định. - Đối với mẫu TNTT vi sinh vật: chủng chuẩn được lựa chọn là chủng thuần, có nguồn gốc rõ ràng; - Mẫu TNTT sau khi hoàn thành việc chuẩn bị được kiểm tra độ đồng nhất và độ ổn định trước khi gửi cho PTN tham gia; - Mẫu TNTT đều phải được kiểm tra độ ổn định cùng thời điểm với các PTN tham gia. 5.3 PTN có thể mua thêm mẫu TNTT trong khi diễn ra chương trình hoặc sau khi kết thúc chương trình không? Trong quá trình tổ chức chương trình, để đảm bảo tính công bằng giữa các PTN, mỗi PTN chỉ được một số lượng mẫu như nhau theo quy định của Ban tổ chức và không được mua thêm mẫu. Sau khi kết thúc chương trình, tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể, bản chất nền mẫu, độ ổn định của các chỉ tiêu mà PTN có thể mua thêm mẫu hoặc không. Khi có nhu cầu mua thêm các loại mẫu cụ thể, PTN nên liên lạc với P.TNTT theo các phương thức tại mục 2.3 để được tư vấn thêm. Nhận mẫu TNTT 6.3 Đối với các mẫu vận chuyển lạnh, mẫu có bị ảnh hưởng khi đá gel đã tan hết và nhiệt độ đo được > 8 oC hay không? Mẫu trước khi gửi cho các PTN tham gia, đêu được nghiên cứu và kiểm tra độ ổn định ở nhiều điều kiện khác nhau trong đó có điều kiện vận chuyển. Mẫu chỉ được sử dụng để tổ chức chương trình khi đảm bảo đủ độ ổn định. Hiện nay, đối với các mẫu phải lưu trữ ở điều kiện lạnh đều được vận chuyển kèm với đá gel nhằm tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột cho mẫu. Vì vậy, nếu mẫu vận chuyển đến PTN trong thời hạn BTC công bố [thông thường 4 ngày] thì mặc dù đá gel đã tan hết nhưng mẫu vẫn đảm bảo đạt yêu cầu để thử nghiệm. 6.4 Tại sao PTN cần xác nhận về tình trạng mẫu khi nhận? PTN khi nhận được mẫu thử đều được ban tổ chức yêu cầu xác nhận tình trạng mẫu nhằm đảm bảo mẫu đạt yêu cầu để tham gia chương trình và để Ban tổ chức kịp thời gửi lại mẫu cho PTN khi có các sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển như không còn nguyên vẹn khi vận chuyển, vận chuyển quá thời gian quy định... 6.5 Đơn vị tổ chức sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp mẫu bị hư hỏng, bị thất lạc trong quá trình vận chuyển hay thời gian vận chuyển quá dài so với quy định? Đối với mẫu TNTT bị hư hỏng, bị thất lạc hoặc vận chuyển quá thời gian quy định, chúng tôi sẽ xử lý như sau: - Nếu kịp phân tích và báo cáo kết quả đúng hẹn: Gửi lại mẫu cho các PTN; - Nếu không kịp phân tích và báo cáo kết quả đúng hẹn: Hủy việc tham gia của các PTN và hoàn trả lại phí tham gia [nếu đã thanh toán] cho các PTN. Thử nghiệm mẫu tại PTN và báo cáo KQTN 7.1 Tại sao PTN cần tuân thủ Hướng dẫn thực hiện do Ban tổ chức gửi kèm mẫu? Các PTN cần phải tuân thủ Hướng dẫn thực hiện do Ban tổ chức để đảm bảo mẫu được thử nghiệm trong các điều kiện tối ưu nhất, giảm sai số gây ra do quá trình chuẩn bị mẫu. 7.2 Tại sao PTN cần xử lý mẫu TNTT như các mẫu thông thường? Mục đích của việc tham gia TNTT nhằm kiểm soát chất lượng thực hiện các phép thử trên các mẫu thông thường nên để việc tham gia TNTT có ý nghĩa, các PTN cần xử lý mẫu TNTT như các mẫu thông thường. 7.4 Đối với một số chương trình có yêu cầu PTN tiến hành thử nghiệm đúng ngày nhưng PTN không thể thực hiện đúng ngày thì có ảnh hưởng đến KQTN hay không? Các chương trình TNTT được yêu cầu thực hiện đúng ngày thường là các chương trình có điều kiện lưu trữ và bảo quản mẫu khắt khe, việc thử nghiệm không đúng ngày yêu cầu có thể ảnh hưởng đển kết quả TNTT. Vì vậy, trong trường hợp không thể thực hiện mẫu TNTT đúng ngày được yêu cầu, PTN cần thông báo ngày với Ban tổ chức để có hướng dẫn cụ thể. 7.5 Tại sao PTN thường được khuyến khích báo cáo kết quả kèm theo ĐKĐBĐ ĐKĐBĐ của các PTN là một trong những nguồn tham khảo để ban tổ chức quyết định lựa chọn độ lệch chuẩn của chương trình sao cho phù hợp nhất với năng lực thử nghiệm của các PTN tham gia. Mặt khác, ĐKĐBĐ sẽ được tính toán và đưa vào biểu đồ biểu diễn kết quả của các PTN, các đối tượng quan tâm đến kết quả tham gia TNTT của PTN có thể dễ dàng xem xét kết quả của PTN một đầy đủ, trực quan 7.6 Các PTN có thể gửi Phiếu kết quả thử nghiệm của mình cho Ban tổ chức bằng những cách nào? PTN có thể gửi Phiếu kết quả thử nghiệm cho Ban tổ chức qua email, fax, bưu điện theo địa chỉ đã cung cấp tại mục 2.3 7.8 Trong các trường hợp Ban tổ chức cần PTN xác nhận lại về số liệu KQTN đã báo cáo? QUATEST 3 sẽ liên hệ xác nhận lại [qua email hoặc fax] về kết quả với PTN tham gia khi: - Các thông tin, số liệu bị mờ hoặc không nhìn rõ; - Có nghi ngờ nhầm lẫn về đơn vị tính hoặc phương pháp thử; - Kết quả báo cáo không đúng với yêu cầu của BTC như thiếu số chữ số có nghĩa ... 7.9 Trong trường hợp PTN không thể gửi KQTN đúng thời hạn thì KQTN của PTN có được chấp nhận không? Trường hợp PTN gửi kết quả quá hạn, tùy trường hợp có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận: - Ban tổ chức chưa tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu: Kết quả của các PTN vẫn được chấp nhận; - Ban tổ chức đã tổng hợp và xử lý số liệu: Kết quả của PTN sẽ không được chấp nhận Xử lý số liệu 8.1 Các phương thức xử lý thống kê mà QUATEST 3 sẽ áp dụng để xử lý kết quả TNTT của PTN tham gia? Hiện nay, QUATEST 3 sử dụng 3 mô hình xử lý thống kê để đánh giá kết quả cho các PTN tham gia [1] Đánh giá dựa trên hệ số z-score: thường được áp dụng trong các chương trình TNTT định lượng có số lượng PTN tham gia ban đầu lớn hơn 5; [2] Đánh giá dựa trên thống kê Student: thường được áp dụng trong các chương trình TNTT/SSLP có số lượng PTN tham gia ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 5; [3] Đánh giá dựa trên hệ số En: thường được áp dụng trong các chương trình SSLP về đo lường; 8.2 Như thế nào thì KQ đạt, hoặc nghi ngờ, hoặc có số lạc Tùy thuộc vào phương thức XLTK, kết quả được xem là đạt, nghi ngờ, số lạc là khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình dựa trên nguyên tắc: - Kết quả đạt: Là kết quả phù hợp với yêu cầu của chương trình; - Kết quả nghi ngờ: Là kết quả có khả năng tiềm ẩn một số nguyên nhân gây sai số bên trong. PTN có kết quả nghi ngờ cần có những cảnh báo thích hợp về việc này. - Kết quả số lạc: Là kết quả không phù hợp với yêu cầu của chương trình, có một số nguyên nhân gây sai số bên trong. PTN có kết quả là số lạc cần có sự điều tra và có các hành động khắc phục các nguyên nhân gây sai số này. Các chương trình TNTT sử dụng hệ số z-score để đánh giá kết quả TNTT của các PTN tham gia thì: • |z| ≤ 2,0 : Kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu; • 2,0 < |z| < 3,0 : Kết quả thử nghiệm nghi ngờ; • |z| ≥ 3,0 : Kết quả thử nghiệm là số lạc. 8.3 Chương trình TNTT về vi sinh có yêu cầu đơn vị tính là CFU mà PTN báo cáo kết quả theo đơn vị tính là MPN thì có được xử lý không? Đối với các chỉ tiêu về vi sinh, tùy thuộc vào kỹ thuật phân tích khác nhau sẽ cho đơn vị tính khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là xác định mật độ vi sinh vật có trong một đơn vị mẫu. Mặt khác, theo nghiên cứu trên nhiều nền mẫu và nhiều chỉ tiêu khác nhau, kết quả theo đơn vị tính CFU và MPN hoàn toàn tương đương nhau. Nên đối với các chương trình TNTT mặc dù yêu cầu báo cáo bằng đơn vị tính là CFU nhưng PTN báo cáo kết quả theo đơn vị tính MPN sẽ vẫn được chấp nhận và xử lý. Trong trường hợp số lượng PTN báo cáo kết quả theo đơn vị tính là CFU và MPN đều > 10 PTN, Ban tổ chức sẽ xem xét để tách ra xử lý theo từng đơn vị tính riêng cho các PTN. Báo cáo 9.1 Ý nghĩa của Báo cáo sơ bộ? Báo cáo sơ bộ thường được ban hành sau khi kết thúc thời hạn nhận kết quả thử nghiệm từ 1 đến 2 tuần. Báo cáo sơ bộ chỉ cung cấp số liệu và kết quả TNTT cho các PTN nhằm mục đích giúp các PTN có kết quả nghi ngờ hoặc số lạc kịp thời có những điều tra, tìm hiểu và có các hành động khắc phục, phòng ngừa kịp thời. Mặt khác, Báo cáo sơ bộ sẽ giúp các PTN tự mình kiểm tra lại lại những sai sót trong quá trình truyền số liệu. 9.2 Thời gian BCKT được gửi đến PTN tham gia? Báo cáo kết thúc các chương trình TNTT do QUATEST 3 tổ chức sẽ được gửi đến các PTN tham gia trong khoảng từ 1 đến 2 tháng, tùy thuộc vào số lượng chỉ tiêu có trong chương trình Đào tạo 10.1 QUATEST3 có cung cấp các khoá đào tạo nào về TNTT không? Có, một số khóa đào tạo về TNTT QUATEST 3 dự định sẽ tổ chức: - Tổng quan về HTQLCL tổ chức TNTT theo ISO/IEC 17043 - Chuẩn bị mẫu TNTT [theo phạm vi hoạt động của PTP QUATEST3] - Xử lý thống kê trong TNTT

Chủ Đề