Soạn văn 10 Hồi trống Cổ Thành tóm tắt

Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành [4 mẫu], Hôm nay, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 10: Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành.

Nếu các bạn đã từng đọc tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của Trung Hán Lương, thì không thể bỏ qua được truyện Hồi trống Cổ thành.

Bạn Đang Xem: Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành [4 mẫu]

Để giúp cho tất cả mọi người có thể nắm rõ hơn về nội dung của câu truyện, thì sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 10: Tóm tắt truyện Hồi trống cổ thành.

Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành – Mẫu 1

Xem Thêm : Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Toán

Sau thất thủ Từ Châu, ba anh em kết nghĩa Lưu – Quan – Trương phiêu bạt mỗi người một nơi. Quan Vũ túng thế đành phải tạm ẩn náu nhờ đất Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào, hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Ngay khi nghe tin Lưu Bị đang ở với Viên Thiệu, Quan Vũ rời bỏ đất Tào, vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào cản đường, hộ tống hai chị dâu trở về. Trên đường đi, Quan Vũ gặp Trương Phi ở Cổ Thành. Quan Vũ hết sức mừng rỡ khi gặp lại người em kết nghĩa, nhưng không may, Trương Phi nghe tin Quan Công theo Tào phản bội anh em nên đem quân ra cửa Bắc “hỏi tội” Vân Trường. Mặc cho sự can ngăn của hai chị dâu, Trương Phi vẫn không dẹp bỏ mối nghi ngờ với Quan Công, thậm chí còn quát mắng, kể tội thậm chí múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. May thay Quan Công tránh kịp mũi mâu. Sau quá trình đối chất căng thẳng, Trương Phi càng nóng nảy. Mãi cho tới khi thấy quân Sái Dương đuổi theo Quan Công để trả thù việc giết Tần Kì, rồi nghe được tên lính cầm cờ hiệu kể lại đầu đuôi nông nỗi, Trương Phi mới tin anh mình, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy anh.

Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành – Mẫu 2

Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” kể về việc Quan Công bị Trương Phi nghi ngờ, không tin vào lòng trung thành mà đòi giết. Khi đó Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, đi đến Cổ Thành thì nghe được tin Trương Phi đang ở đó, liền mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành bẩm báo Trương Phi ra đón hai chị.

Trương Phi lúc đó tức giận, lại nghe tin liền sai quân lính mở cổng thành, một mình một ngựa vác bát xà mâu một mực lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bất ngờ về hành động của Trương Phi nhưng rất may là tránh kịp nếu không đã mất mạng. Lúc nóng giận, Trương Phi nhất quyết không ghi nhận lòng trung thành của Quan Công, mặc cho hai vị phu nhân dốc sức thanh minh sự thật.

Xem Thêm : Nghị luận xã hội về giờ trái đất [Dàn ý + 4 Mẫu]

Đúng lúc bối rối thì phía đằng xa Sái Dương mang quân Tào đuổi tới, Trương Phi lại càng tức giận thêm. Trương Phi buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh lòng trung thành. Quan Công không nói một lời, chưa dứt một hồi trống giục thì đầu Sái Dương đã lăn xuống dưới đấy. Lúc đó Trương Phi mới tin Quan Công, mở cổng thành mời hai chị và cúi đầu sụp lạy Quan Công.

Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành – Mẫu 3

Vân Trường biết tin Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu liền đưa hai người vợ của Lưu Bị đi tìm anh. Vì Tào Tháo muốn giữ Vân Trường lại để dùng mà không cấp giấy quả ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Vì không cho qua ải mà Vân Trường buộc phải mở đường máu mà đi.

Khi đến Cổ Thành, Vân Trường vui mừng vì gặp được Trương Phi, nào ngờ Phi “mắt trợn tròn xe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, máu xà mâu” một mực đòi giết. Đúng lúc đó Sái Dương cùng với quân Tào Tháo đuổi đến, điều này càng làm Trương Phi thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh lòng trung thành. Chưa kết thúc một hồi trống giục thì đấu Sái Dương đã lăn xuống đất, Phi lúc này mới bình tâm mà nghe kể đầu đuôi câu chuyện và bày tỏ sự hối lỗi với Vân Trường và hai chị.

Tóm tắt truyện Hồi trống Cổ thành – Mẫu 4

Nghe tin Lưu Bị ở đất Viên Thiệu, Quan Công đưa hai chị dâu lên đường đi tìm anh. Khi đi đến Cổ Thành, Quan Công nghe nói Trương Phi đang chiếm thành ở đó bèn sai Tôn Càn vào báo tin để Trương Phi ra ngoài thành đón hai chị. Do có sự hiểu nhầm rằng Quan Công đã đầu hàng Tào Tháo mà Trương Phi định đâm người anh em kết nghĩa. Dù hai chị dâu đã thanh minh, thuyết phục nhưng Trương Phi vẫn không tin lòng trung thành của Quan Công. Trương Phi thách thức Quan Công sau ba hồi trống phải lấy được đầu của tên tướng quân Tào đang dẫn quân vào đánh. Chỉ khi Quan Công lấy đầu tên tướng Sái Dương thì Quan Công mới chứng thực được sự trung nghĩa của mình và được Trương Phi tin tưởng. Sau đó, Trương Phi mời hai người chị dâu vào thành và xin lỗi Quan Công vì đã hiểu nhầm anh.

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hồi trống Cổ thành"?

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: La Quán Trung sinh năm 1330 mất khoảng năm 1400, tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân, quê Thái Nguyên - Sơn Tây [Trung Quốc]. Sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. Ông là con người có tính cách cô đơn, lẻ loi, thích ngao du. Ông còn là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
  • Tác phẩm: "Tam quốc diễn nghĩa" là bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ và có nhiều giá trị, ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác phẩm được ra đời đầu thời Minh - Thanh, gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm giữa ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô ở Trung Quốc thời cổ. "Tam quốc diễn nghĩa" phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa với hiện thực "cát cứ phân tranh", nhân dân đói khổ, điêu linh; nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân; chữ "Nhân" - "dũng" trong một con người qua triều đình nhà Thục của vua Lưu Bị.
  • Đoạn trích: thuộc hồi 28 của tác phẩm, đặt ra vấn đề “trung thành hay phản bội” qua việc giải quyết sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.

2. Phân tích văn bản

a. Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

  • Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn:

    • Chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa
    • Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc

⇒ Hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù

  • Khi Trương Phi gặp Quan Công:
    • Trương Phi:
      • Diện mạo: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược
      • Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công
      • Xưng hô: mày – tao
      • Lập luận buộc tội Quan Công
      • Nguyên nhân: Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã phản bội lại mình

⇒ Trương phi là người ngay thẳng, cứng cơi, không dung thứ cho kẻ hai lòng

    • Quan Công:
      • Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”
      • Lời lẽ mềm mỏng
      • Nhờ hai chị dâu giải thích hộ
  • Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ
    • Ý nghĩa việc xuất hiện của Sái Dương:
      • Đẩy mâu thuẫn của hai anh em lên đến cao trào
      • Là mở nút để minh oan cho Quan Công
    • Trương Phi khi thấy Sái Dương xuất hiện:
      • Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình
      • Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.
      • Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

⇒ Thái độ dứt khoát, kiên quyết của con người ngay thẳng

⇒ Quan Công chấp nhận thử thách

  • Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống, Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công ⇒ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc.

⇒ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

b. Ý nghĩa của hồi trống cổ thành

  • Hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của các anh hùng
  • Biểu dương tính cương trực của Trương Phi
  • Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tóm tắt nội dung 

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương [viên tướng của Tào Tháo] trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

2. Phân tích chi tiết văn bản

a. Nhân vật Trương Phi

  • Khi nghe tin Quan Công đến
    • Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc” => Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
    • Khi giáp mặt Quan Công:
      • Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công [2 lần]” => Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
      • Ngôn ngữ: Xưng hô: mày [5 lần], tao [3 lần], thằng [1 lần], nó [3 lần] => Cách xưng hô đầy khinh bỉ như với kẻ thù.
      • Nguyên nhân được lập luận: Mày bỏ anh => bất nghĩa; hàng Tào Tháo => bất trung, được phong hầu tứ tước, lại đến lừa em => bất nhân.

=> Trương Phi kết luận về Quan Công: thằng phụ nghĩa.

=> Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung.

  • Khi hai chị và Tôn Càn khuyên:
    • Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?” => Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.
    • Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó” => Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục.
  • Khi Sái Dương xuất hiện:
    • Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công.
    • Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện.
    • Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm.
    • Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.

=> Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể.

  • Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương:
    • Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
    • Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô => vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
    • Nghe lời kể của chị dâu => khóc, thụp lạy Vân Trường.

=> Biết nhận sai và sửa lỗi.

=> Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện - là một hổ tướng của nước Thục sau này.

b. Nhân vật Quan Công

  • Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
    • Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo => Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
    • Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
  • Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
    • Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
      • Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
      • Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
      • Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
    • Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để => Chứng tỏ lòng trung.
    • Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

=> Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.

c. Ý nghĩa

  • Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
  • Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.
  • “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa: Hồi trống thách thức; hồi trống giải oan; hồi trống đoàn tụ; biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công; ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
  • => Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
  • Nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ cổ; nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, chọn lọc được những chi tiết li kì, hấp dẫn, nhiều chỗ mang đầy kịch tính và khắc họa nhân vật.
  • Ý nghĩa: Hình tượng những anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Bài học về lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề