Statement of financial position là gì năm 2024

The format of the statement of financial position follows the basic accounting equation, which states that assets equal the sum of all liabilities and equity. The formula is as follows:

Assets = Liabilities + Equity

This means that all asset line items are presented first, with a total that matches the totals for liabilities and equity, which are presented next.

Contents of the Statement of Financial Position

Common line items in the report are noted below. This layout is known as a vertical format, where all asset, liability, and equity items are contained within a single column. Under the horizontal layout, assets are listed in the first column, while liabilities and equity items are listed to the right, in a second column. The most common line items in either format are noted next.

Assets

  • Cash
  • Accounts receivable
  • Inventory
  • Fixed assets
  • Other assets

Liabilities

  • Accounts payable
  • Accrued expenses
  • Sales tax liability
  • Income taxes payable
  • Debt

Equity

  • Common stock
  • Additional paid-in capital
  • Retained earnings

When the Statement of Financial Position is Used

The statement of financial position is most commonly issued when a business is operating under a double entry accounting system, since this approach provides for ongoing updates to asset, liability, and equity accounts. If an entity is instead using a single entry accounting system, there is no easy way to construct the statement, which is usually compiled manually. In addition, the statement provides more meaningful information when it is prepared using the basic accounting principles mandated by the accounting frameworks, such as generally accepted accounting principles or international financial reporting standards.

Kế toán tài chính là quá trình báo cáo kết quả và ảnh hưởng của các giao dịch tài chính mà doanh nghiệp thực hiện. Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định. Những người sử dụng thông tin tài chính để đưa ra quyết định bao gồm các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các bên cho vay và chủ nợ khác, những người cần đưa ra quyết định về việc cung cấp các nguồn lực cho công ty. Các quyết định liên quan đến việc mua, bán hoặc nắm giữ các công cụ nợ, công cụ vốn và cung cấp tín dụng. Nhà đầu tư, bên cho vay, chủ nợ cần các thông tin này để đánh giá số lượng, thời gian và triển vọng về dòng tiền ròng trong tương lai của đơn vị để đưa ra quyết định. Ngoài ra, những người dùng khác không liên quan đến vốn góp công ty—chẳng hạn như ban quản lý, nhân viên, nhà phân tích tài chính và cơ quan quản lý cũng có thể thấy được sự hữu ích của các báo cáo tài chính.

Các nhà đầu tư tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác đưa ra rất nhiều loại quyết định khác nhau. Thông tin kế toán không thể cung cấp đầy đủ thông tin mà tất cả người dùng cần để đưa ra quyết định. Người dùng cũng cần truy cập thông tin từ các nguồn khác, như dự báo kinh tế, tình hình chính trị và triển vọng ngành. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính cũng đang cố gắng cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhất có thể.

Thông tin tài chính khi được công bố phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán vì người dùng bên ngoài sẽ dựa vào đó để đưa ra nhiều quyết định khác nhau. Các chuẩn mực kế toán được áp dụng để bảo vệ người dùng bên ngoài bằng cách đảm bảo các thông tin là chính xác, hữu ích và mọi người đều có thể hiểu được.

Bởi vì thông tin tài chính đang được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau nên lý do mọi người cần thông tin tài chính cũng rất đa dạng, chẳng hạn như:

· Making investment decisions. - Ra các quyết định đầu tư

· Extending or withholding credit. - Gia hạn hoặc giữ lại tín dụng.

· Assessing areas of strength and weakness within the company. - Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu trong công ty.

· Evaluating management performance. - Đánh giá hiệu quả quản lý.

· Determining whether or not the company is complying with regulatory requirements. - Xác định liệu các công ty có tuân thủ các yêu cầu quy định hay không.

Người sử dụng thông tin tài chính có thể được phân loại theo nhiều cách:

Người dùng trực tiếp và gián tiếp. Người dùng trực tiếp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả của công ty. Người dùng trực tiếp bao gồm các nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng, nhân viên, ban quản lý, nhà cung cấp và chủ nợ. Người dùng trực tiếp sẽ mất tiền nếu công ty gặp vấn đề về tài chính.

Người dùng gián tiếp là những người hoặc nhóm đại diện cho người dùng trực tiếp. Họ bao gồm các nhà phân tích và cố vấn tài chính, thị trường chứng khoán và các cơ quan quản lý.

Người dùng nội bộ và bên ngoài. Người dùng nội bộ đưa ra quyết định trong công ty. Người dùng bên ngoài đưa ra quyết định từ bên ngoài công ty về việc có nên bắt đầu, tiếp tục hay thay đổi mối quan hệ của họ với công ty hay không.

Lưu ý: Người sử dụng báo cáo tài chính được giả định là có kiến thức về hoạt động kinh doanh và kinh tế, sẵn sàng nghiên cứu thông tin với sự cẩn trọng hợp lý. Những giả định này rất quan trọng vì chúng có nghĩa là trong việc lập báo cáo tài chính, người sử dụng được giả định có năng lực nhất định. Một người có “hiểu biết hợp lý” về các hoạt động kinh tế, kế toán, kinh doanh sẽ có thể đọc và hiểu được các thông tin tài chính.

Năm loại báo cáo tài chính theo Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung [GAAP] là:

1. Balance sheet [also called the statement of financial position] - Bảng cân đối kế toán [còn gọi là Báo cáo tài chính mang tính thời điểm]

2. Income statement - Báo cáo kết quả kinh doanh

3. Statement of comprehensive income - Báo cáo thu nhập toàn diện

4. Statement of changes in stockholders’ equity - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

5. Statement of cash flows - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu ý: Thuyết minh báo cáo tài chính cũng được coi là một bộ phận của báo cáo tài chính nhưng không phải là báo cáo tài chính thực tế. Mục đích của các thuyết minh là cung cấp các thông tin trình bày theo yêu cầu của GAAP Hoa Kỳ.

Lưu ý: Một công ty cũng có thể lập báo cáo tài chính ước tính. Báo cáo tài chính ước tính là báo cáo tài chính dựa trên một loạt các giả định, trình bày thông tin dự kiến về một giai đoạn trong tương lai. Bất cứ khi nào các báo cáo tài chính ước tính được lập, cần phải trình bày các chính sách kế toán và các giả định quan trọng được sử dụng.

Sự khác biệt giữa IFRS và GAAP Hoa Kỳ

IFRS là viết tắt của “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”, một bộ nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. IFRS chủ yếu là một bộ chuẩn mực kế toán dựa trên nguyên tắc với một vài ví dụ thực tế và hướng dẫn giải thích. Không hoạt động như một tiêu chuẩn thuế cũng như không áp dụng cho các tổ chức chính phủ, IFRS dành cho nhiều quốc gia với các tiêu chuẩn văn hóa, pháp lý và thương mại khác nhau.

Mục tiêu chính của IFRS là trở nên cởi mở và linh hoạt hơn; do đó, những người thiết lập tiêu chuẩn để lại việc giải thích cho các công ty và kiểm toán viên của họ, điều này dẫn đến tính linh hoạt cao hơn. Kết quả là các công ty và kiểm toán viên của họ có thể giải thích IFRS theo các cách khác nhau. Tầm quan trọng của những khác biệt trong cách giải thích này sẽ khác nhau giữa các công ty, tùy thuộc vào các yếu tố như bản chất hoạt động của công ty, ngành mà công ty hoạt động và các chính sách kế toán mà công ty lựa chọn.

Mặt khác, GAAP Hoa Kỳ phần lớn là một bộ tiêu chuẩn với hướng dẫn diễn giải sâu rộng cho từng ngành, các ví dụ cụ thể cho kiểm toán viên và người hành nghề. Nó áp dụng cho các tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Hoa Kỳ. Ngoài ra, những người đặt ra tiêu chuẩn còn tích cực giải thích các tiêu chuẩn. Sự tham gia tích cực này thường dẫn đến cách tiếp cận mang tính quy định trong GAAP Hoa Kỳ, phản ánh môi trường pháp lý mạnh mẽ ở Hoa Kỳ.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng IFRS nên hãy coi IFRS là GAAP “Quốc tế” khi so sánh với GAAP “Hoa Kỳ”. Bất chấp sự khác biệt, các nguyên tắc chung, khung khái niệm và kết quả kế toán giữa IFRS và GAAP Hoa Kỳ thường rất giống nhau, nếu không muốn nói là một, bởi vì hai tiêu chuẩn này giống nhau hơn là khác nhau đối với hầu hết các giao dịch phổ biến.

Đối với kỳ thi, thí sinh cần biết IFRS là gì và một số khác biệt cụ thể giữa GAAP Hoa Kỳ và IFRS. Những khác biệt cụ thể này xuất hiện trong các hộp màu cam ở các phần liên quan đến GAAP Hoa Kỳ phía sau.

Lưu ý: Hướng dẫn trong Bộ luật Chuẩn mực Kế toán ® về cách trình bày bảng cân đối kế toán có trong ASC 210.

Bảng cân đối kế toán, còn được gọi là báo cáo tình hình tài chính, cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị tại một thời điểm [thường là cuối kỳ báo cáo]. Bảng cân đối kế toán thể hiện cơ cấu nguồn lực của đơn vị—phân loại chính và số lượng tài sản—và cơ cấu tài chính của đơn vị—phân loại chính và số lượng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của đơn vị. Bảng cân đối kế toán cung cấp cơ sở để tính toán tỷ suất lợi nhuận, đánh giá cấu trúc vốn và dự đoán dòng tiền tương lai của công ty. Nó giúp người dùng đánh giá tính thanh khoản, tính linh hoạt tài chính, khả năng thanh toán và rủi ro của công ty.

  • Tính thanh khoản là khoảng thời gian dự kiến để một tài sản được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc cho đến khi một khoản nợ phải trả được thanh toán. Tính thanh khoản của công ty càng lớn thì nguy cơ thất bại của công ty đó càng thấp.

[1] Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng doanh thu chia cho tài sản. Mặc dù bảng cân đối kế toán không trình bày thông tin doanh thu nhưng nó cung cấp giá trị tổng tài sản - cơ sở để tính toán tỷ suất lợi nhuận.

  • Tính linh hoạt về tài chính là khả năng doanh nghiệp thực hiện các hành động để thay đổi số lượng và thời gian phát sinh dòng tiền nhằm giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu bất ngờ và tận dụng các cơ hội.
  • Khả năng thanh toán đề cập đến khả năng của công ty trong việc thanh toán các nghĩa vụ dài hạn khi đến hạn. Một công ty có tỷ lệ nợ dài hạn/tài sản cao có khả năng thanh toán thấp hơn một công ty có tỷ lệ nợ dài hạn/tài sản thấp hơn.
  • Rủi ro đề cập đến tính không thể dự đoán trước của các sự kiện, giao dịch và hoàn cảnh trong tương lai có thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính và dòng tiền của công ty.
  • Bảng cân đối kế toán cũng có thể được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty và khả năng phân phối tiền mặt cho các nhà đầu tư để mang lại cho họ một tỷ suất lợi nhuận phù hợp.
  • Bảng cân đối kế toán không nhằm mục đích thể hiện giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với các báo cáo tài chính và thông tin khác, bảng cân đối kế toán phải cung cấp thông tin hữu ích cho những người muốn tự ước tính giá trị doanh nghiệp.
  • Tài khoản bảng cân đối kế toán là tài khoản cố định. Các tài khoản trên bảng cân đối kế toán không bị đóng vào cuối mỗi kỳ kế toán như các tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh mà thay vào đó số dư của chúng được tính tích lũy. Chúng tiếp tục tích lũy các giao dịch và thay đổi theo từng giao dịch, năm này qua năm khác.

Elements of the Balance Sheet - Các yếu tố của Bảng cân đối kế toán

Các yếu tố của bảng cân đối kế toán bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Tài sản là những lợi ích kinh tế có thể xảy ra trong tương lai mà công ty có được hoặc được kiểm soát do kết quả của các giao dịch hoặc sự kiện trong quá khứ. Vì vậy, một tài sản:

• Arose from a past transaction - Phát sinh từ một giao dịch trong quá khứ

• Is presently owned by the company - Hiện thuộc sở hữu của công ty

• Will provide a probable future economic benefit to the company - Sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho công ty

Lưu ý rằng định nghĩa trên bao gồm ba khoảng thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nợ phải trả là sự hy sinh lợi ích kinh tế có thể xảy ra trong tương lai do nghĩa vụ hiện tại của công ty trong việc chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ trong tương lai do các giao dịch hoặc sự kiện trong quá khứ phát sinh. Do đó, nợ phải trả:

• Arose from a past transaction - Phát sinh từ một giao dịch trong quá khứ

• Is presently owed by the company - Hiện công ty đang nợ

• Will lead to a probable future sacrifice of economic benefits by the company - Sẽ dẫn đến sự hy sinh lợi ích kinh tế trong tương lai của công ty.

Giống như định nghĩa về tài sản, định nghĩa về nợ phải trả bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai.

Vốn chủ sở hữu thể hiện tài sản ròng của công ty hoặc phần lãi còn lại trong tài sản của đơn vị sau khi khấu trừ nợ phải trả với tài sản của đơn vị. Đối với một đơn vị kinh doanh, vốn chủ sở hữu là lợi ích sở hữu.

Current and Non-Current Classification of Assets and Liabilities - Phân loại tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

Trên bảng cân đối kế toán, tài sản và nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn hoặc dài hạn. Việc tài sản hoặc nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn hay dài hạn tùy thuộc vào khung thời gian mà đơn vị dự kiến tài sản sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc nợ phải trả sẽ được thanh toán.

Current Assets - Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các tài sản hoặc nguồn lực khác sẽ được chuyển thành tiền mặt hoặc được bán/tiêu thụ trong chu kỳ hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Lưu ý: Chu kỳ hoạt động được định nghĩa trong bảng thuật ngữ Bộ chuẩn mực kế toán FASB [Financial Accounting Standards Board – Hội đồng chuẩn bị kế toán tài chính] là thời gian trung bình từ khi mua nguyên vật liệu hoặc dịch vụ đến khi thu được tiền mặt. Theo ASC 210-10-45-3, khoảng thời gian một năm sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc phân chia tài sản ngắn hạn khi đơn vị có nhiều chu kỳ hoạt động trong một năm. Tuy nhiên, nếu chu kỳ hoạt động của đơn vị lớn hơn 12 tháng, ví dụ như trong hoạt động kinh doanh thuốc lá, nhà máy chưng cất và gỗ xẻ, thì khoảng thời gian dài hơn sẽ được sử dụng làm chu kỳ hoạt động của đơn vị. Nếu đơn vị không có chu kỳ hoạt động được xác định rõ ràng thì quy tắc một năm sẽ được áp dụng.

Tài sản ngắn hạn có lẽ là phần dễ xác định nhất trong số các phần của bảng cân đối kế toán. Tài sản ngắn hạn bao gồm:

Tiền mặt sẵn có cho các hoạt động ngắn hạn, bao gồm tiền, séc chưa lưu ký [séc đã được nhận nhưng chưa được gửi vào ngân hàng], lệnh chuyển tiền, hối phiếu, và tiền gửi không kỳ hạn.

Các khoản tương đương tiền. Các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà không bị giảm giá trị đáng kể và có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

Chứng khoán có thể bán được [chứng khoán khả mại] được phân loại là tài sản ngắn hạn. Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn khả mại thể hiện khoản đầu tư tiền mặt sẵn có cho các hoạt động ngắn hạn. Chứng khoán khả mại được phân loại là chứng khoán kinh doanh hầu như luôn là tài sản ngắn hạn. Chứng khoán khả mại ngoài chứng khoán kinh doanh có thể được phân loại hoặc không được phân loại là tài sản ngắn hạn, tùy thuộc vào ý định của ban quản lý. Chứng khoán nợ khả mại sẵn sàng để bán được phân loại là tài sản ngắn hạn nếu chúng được coi là vốn lưu động sẵn có cho các hoạt động ngắn hạn, bất kể ngày đáo hạn của chúng. Chứng khoán nợ khả mại nắm giữ đến ngày đáo hạn là tài sản ngắn hạn chỉ khi thời gian đáo hạn của chúng còn lại trong vòng một năm hoặc trong độ dài chu kỳ hoạt động của công ty, tùy theo thời gian nào dài hơn. Chứng khoán vốn khả mại trên thị trường có thể được phân loại là tài sản ngắn hạn hoặc không, tùy thuộc vào ý định của ban quản lý.

Các khoản phải thu. Các khoản phải thu thương mại, thương phiếu phải thu và các khoản chấp nhận phải thu. Các khoản phải thu từ cán bộ, nhân viên, chi nhánh và những người khác cũng là tài sản ngắn hạn nếu chúng có thể thu được trong quá trình kinh doanh thông thường trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động của công ty.

Tài sản phát sinh từ hợp đồng phân loại là tài sản ngắn hạn. Theo chuẩn mực ghi nhận doanh thu ASC 606, tài sản phát sinh từ hợp đồng được định nghĩa là Quyền của đơn vị được hưởng khoản thanh toán từ việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng khi quyền đó phụ thuộc vào các điều kiện không phải yếu tố thời gian ví dụ như hoạt động tương lai của đơn vị trước khi đơn vị có thể lập hoá đơn cho khách hàng. Tài sản phát sinh từ hợp đồng có thể là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn hoặc cả hai, tùy thuộc vào thực tế và hoàn cảnh ví dụ như thời điểm dự kiến nhận được thanh toán, thỏa thuận với khách hàng. Tài sản phát sinh từ hợp đồng được giải thích trong chủ đề Ghi nhận doanh thu của cuốn sách này.

Các khoản phải thu ngắn hạn nếu chúng phù hợp với các thông lệ và điều kiện kinh doanh thông thường trong doanh nghiệp.

Hàng tồn kho. Hàng hóa có sẵn và sẵn sàng để bán, để sản xuất, nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang cũng như thành phẩm. Vật tư vận hành, vật liệu và phụ tùng bảo trì thông thường cũng là hàng tồn kho.

Chi phí trả trước. Các khoản trả trước cho việc sử dụng tài sản như tiền thuê trả khi bắt đầu thời gian thuê hoặc số tiền trả cho các dịch vụ sẽ nhận được trong tương lai. Phí bảo hiểm là chi phí trả trước ngắn hạn , khi nó được thanh toán vào đầu thời hạn hợp đồng để nhận bảo hiểm trong phần thời hạn hợp đồng trong tương lai mà thời hạn đó sẽ diễn ra trong chu kỳ hoạt động sắp tới. Chi phí trả trước không thể chuyển đổi thành tiền mặt nhưng chúng được phân loại là tài sản ngắn hạn vì chúng sẽ yêu cầu sử dụng tài sản ngắn hạn trong chu kỳ hoạt động sắp tới nếu chi phí không được trả trước.

Nguồn vốn bị hạn chế cho các mục đích ngắn hạn. Nếu tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền được giữ cho mục đích ngắn hạn, chẳng hạn như để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn đến hạn trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động, tùy theo thời gian nào dài hơn hoặc như một số dư bù đắp để hỗ trợ vay ngắn hạn, thì tiền mặt phải được báo cáo trên một dòng riêng trong phần tài sản ngắn hạn của bảng cân đối kế toán.

Non-Current Assets - Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản hoặc nguồn lực không phải là những tài sản được dự kiến chuyển thành tiền mặt hoặc được bán/tiêu thụ trong chu kỳ hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn bao gồm:

Tiền mặt và các khoản phải thu bằng tiền mặt bị hạn chế rút ra hoặc sử dụng cho mục đích khác ngoài các hoạt động ngắn hạn, được chỉ định để mua hoặc xây dựng tài sản dài hạn hoặc được tách biệt để thanh lý các khoản nợ dài hạn. Tiền mặt bị hạn chế phải được báo cáo trên một dòng riêng biệt trong phần đầu tư hoặc tài sản khác dưới dạng tài sản dài hạn.

Chứng khoán khả mại, gồm cổ phiếu, trái phiếu và các khoản phải thu dài hạn không phải khoản đầu tư tiền mặt sẵn có cho các hoạt động ngắn hạn. Mặc dù chứng khoán có thể dễ dàng được bán trên thị trường nhưng nếu ban quản lý không có ý định chuyển nó thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động của công ty tùy theo thời gian nào dài hơn, thì chứng khoán đó phải được phân loại là tài sản dài hạn. Một chứng khoán nợ sẵn sàng để bán có ngày đáo hạn có thể được phân loại là tài sản ngắn hạn cũng phải được phân loại là tài sản dài hạn nếu ban quản lý không coi nó là sẵn có cho các hoạt động ngắn hạn. Chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn thường được phân loại là tài sản dài hạn cho đến khi thời gian còn lại đến ngày đáo hạn là trong vòng một năm hoặc trong thời gian chu kỳ hoạt động của công ty, tùy theo thời gian nào dài hơn.

Các khoản đầu tư hoặc ứng trước dài hạn, dù có thể bán được trên thị trường hay không, được thực hiện nhằm mục đích giành quyền kiểm soát, liên kết hoặc lợi thế kinh doanh liên tục khác.

Tài sản, nhà máy và thiết bị.

Quyền sử dụng tài sản có được theo hợp đồng thuê.

Lưu ý: FASB chưa xác định liệu tài sản có quyền sử dụng có được theo hợp đồng cho thuê sẽ được coi là tài sản hữu hình hay vô hình.

Tài sản dài hạn vô hình.

Các tài sản dài hạn khác như chi phí trả trước dài hạn, chi phí lương hưu trả trước và các khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch bất thường dự kiến không thu được trong vòng 12 tháng.

Tài sản phát sinh từ hợp đồng theo ASC 606 dự kiến không được chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động, tùy theo thời gian nào dài hơn.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại thuần.

Giá trị hoàn trả bằng tiền mặt của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của các nhân sự chủ chốt.

Các tài sản dài hạn khác không thuộc các danh mục khác, chẳng hạn như các khoản phải thu dài hạn, các khoản trả trước dài hạn, tiền mặt hoặc chứng khoán hoặc tài sản bị hạn chế trong các quỹ đặc biệt.

Property, Plant, and Equipment [Fixed Assets] - Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị [Tài sản cố định]

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị [PP&E] là những tài sản hữu hình được sử dụng trong hoạt động và sẽ tiếp tục được sử dụng đến cuối kỳ hiện tại. Khi mua tài sản cố định, chúng được ghi nhận theo nguyên giá, bao gồm chi phí vận chuyển và lắp đặt cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái có thể sử dụng được. Sau đó, chi phí sẽ được tính vào chi phí trong suốt thời gian sử dụng của tài sản thông qua khấu hao [ngoại trừ đất đai không được khấu hao].

Ví dụ về tài sản, nhà xưởng và thiết bị bao gồm:

• Đất đai, nhà cửa, máy móc, đồ nội thất, thiết bị và phương tiện

• Cải tiến tài sản cho thuê hoặc cải tiến tài sản cho thuê bằng chi phí của bên thuê

• Tài sản có được thông qua hợp đồng thuê

• Tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như khí đốt, khoáng sản hoặc đất rừng

Tài nguyên thiên nhiên ngoài đất đai được khấu hao; tài sản, nhà xưởng và thiết bị không phải đất đai được khấu hao; và các khoản cải tiến cho thuê được khấu hao. Đất không bị khấu hao vì đất không bao giờ sử dụng hết, không bị hao mòn.

Intangible Long-term Assets - Tài sản dài hạn vô hình

Tài sản vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng chúng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tài sản vô hình có thể được mua hoặc phát triển nội bộ. Tuy nhiên, do tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán chỉ hình thành thông qua giao dịch trước đó nên tài sản vô hình được tạo ra trong nội bộ không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán.

Ví dụ về tài sản vô hình là bản quyền, bằng sáng chế, lợi thế thương mại, nhãn hiệu và nhượng quyền thương mại. Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn được khấu hao theo thời gian sử dụng hữu dụng của nó. Một tài sản vô hình có thời gian sử dụng vô thời hạn, chẳng hạn như lợi thế thương mại, được đánh giá định kỳ về mức độ suy giảm.

Current Liabilities - Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ sẽ được giải quyết thông qua việc sử dụng tài sản ngắn hạn hoặc bằng cách tạo ra các khoản nợ ngắn hạn khác.

Ví dụ về các khoản nợ ngắn hạn bao gồm:

Các khoản phải trả và thương phiếu phải trả nhà cung cấp khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Khoản phải trả cổ tức bằng tiền mặt

Nợ phải trả theo hợp đồng thể hiện nghĩa vụ của đơn vị, theo tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu ASC 606, trong việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng mà đơn vị đã được khách hàng xem xét. Nợ phải trả theo hợp đồng có thể là nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn hoặc cả hai, tùy thuộc vào thực tế và hoàn cảnh, chẳng hạn như thời điểm đơn vị dự kiến đáp ứng các nghĩa vụ thực hiện và cách thức đơn vị đáp ứng các nghĩa vụ thực hiện của mình—theo thời gian hoặc tại một thời điểm.

Các khoản tiền đặt cọc khác nhận được từ khách hàng như tiền đặt cọc cho hợp đồng thuê.

Các khoản thu như khấu trừ thuế của người lao động và thuế bán hàng, trong đó công ty đóng vai trò là đại lý cho một bên khác [chính phủ] và có nghĩa vụ chuyển các khoản thanh toán đó.

Các nghĩa vụ phải trả theo yêu cầu, chẳng hạn như phiếu nợ yêu cầu.

Các giấy nợ ngắn hạn [30, 60, 90 ngày]

Phần nợ dài hạn đến hạn và nợ thuê [phần nợ gốc đến hạn trong chu kỳ hoạt động, thường là 12 tháng].

Thuế phải nộp, tiền lương phải trả và các khoản trích trước khác.

Các nghĩa vụ dài hạn có thể được thu hồi vào ngày lập bảng cân đối kế toán do một số vi phạm của công ty như vi phạm hợp đồng vay.

Bảo hành loại đảm bảo trong đó thời hạn bảo hành chỉ kéo dài sang kỳ kế toán tiếp theo hoặc phần bảo hành dài hạn hơn chỉ kéo dài sang kỳ tiếp theo.

Nợ ngắn hạn không bao gồm:

Các khoản nợ phải trả bằng tiền trong các tài khoản được phân loại là dài hạn.

Phần nghĩa vụ ngắn hạn dự định được tái cấp vốn bằng nghĩa vụ dài hạn, với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu như nêu dưới đây.

Lưu ý: Nếu công ty có thể chứng minh rằng họ có ý định và khả năng tái cấp vốn cho một nghĩa vụ sắp đến hạn trong 12 tháng tới thì công ty có thể phân loại lại nghĩa vụ đó trên bảng cân đối kế toán thành một khoản nợ dài hạn. Có cam kết tài trợ nghĩa vụ nợ từ ngân hàng là một cách chứng minh khả năng tái cấp vốn cho nghĩa vụ đó. Ví dụ: khi một công ty có thể chứng minh rằng họ có ý định và khả năng tái cấp vốn cho một nghĩa vụ đến hạn trong 9 tháng, công ty có thể thể hiện nghĩa vụ đó trên bảng cân đối kế toán của mình như một khoản nợ dài hạn vì ban quản lý biết rằng họ sẽ sử dụng vốn nhận được từ nguồn tài trợ dài hạn trong tương lai để giải quyết khoản nợ hiện có. Công ty đang thay thế một loại nợ này bằng một loại nợ khác.

Thấu chi ngân hàng: Một khoản mục có thể được báo cáo bằng cách tính vào “Tiền mặt” ngắn hạn hoặc bằng cách thêm vào “Các tài khoản phải trả” ngắn hạn

Thấu chi ngân hàng là số tiền mà tài khoản séc của công ty âm do séc vượt quá số tiền trong tài khoản. Ban quản lý ngân hàng có toàn quyền quyết định liệu séc không đủ tiền có được chấp nhận hay không, cho phép thấu chi hay trả lại cho người nhận thanh toán chưa thanh toán. Nếu ngân hàng chấp nhận séc và cho phép thấu chi vào tài khoản của người trả tiền, số tiền thấu chi sẽ được thêm vào tài khoản phải trả của người trả tiền và được báo cáo là một khoản nợ ngắn hạn, trừ khi người trả tiền có số tiền mặt lớn hơn số tiền thấu chi trong một tài khoản khác trong tài khoản đó cùng một ngân hàng. Nếu có đủ tiền mặt trong một tài khoản khác trong cùng một ngân hàng, thì lượng tiền mặt ròng có sẵn [số dư dương trừ đi số dư âm] trong ngân hàng đó sẽ được báo cáo như một phần tiền mặt, tài sản lưu động.

Non-current Liabilities - Nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những khoản nợ sẽ không được thanh toán trong vòng một năm hoặc chu kỳ hoạt động nếu chu kỳ hoạt động dài hơn một năm.

Ví dụ về các khoản nợ dài hạn là:

Nợ phải trả theo hợp đồng dài hạn.

Trái phiếu hoặc trái phiếu dài hạn phải trả.

Phần nợ dài hạn và nợ thuê dài hạn [phần gốc đến hạn sau chu kỳ hoạt động [thường là 12 tháng].

Nghĩa vụ lương hưu.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Phần bảo hành dài hạn thuộc loại đảm bảo mà thời hạn bảo hành kéo dài vượt quá kỳ kế toán tiếp theo.

Lưu ý: Hầu hết các khoản nợ dài hạn đều phải tuân theo nhiều thỏa thuận và hạn chế khác nhau, đòi hỏi phải trình bày nhiều thông tin trong báo cáo tài chính.

Equity - Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số dư tài sản còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần tài sản của công ty được sở hữu và nợ chủ sở hữu. Nếu công ty bị giải thể, vốn chủ sở hữu đại diện cho số tiền về mặt lý thuyết sẽ được phân phối cho các chủ sở hữu.

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều có vốn chủ sở hữu, nhưng các loại tài khoản trong vốn chủ sở hữu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Các thảo luận sau đây tập trung vào các công ty, vì vậy các yếu tố vốn chủ sở hữu được thảo luận ở đây là các yếu tố của vốn chủ sở hữu của công ty.

Vốn chủ sở hữu của các công ty được chia thành sáu loại khác nhau:

Vốn cổ phần. Mệnh giá hoặc giá trị ấn định của cổ phiếu đã phát hành.

Vốn góp bổ sung. Phần vượt quá số tiền góp của chủ sở hữu từ việc bán cổ phiếu vượt quá mệnh giá hoặc giá trị ấn định của cổ phiếu đã phát hành.

Lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận ròng của công ty chưa được chia thành cổ tức.

Các khoản thu nhập toàn diện tích lũy khác. Các khoản mục cụ thể không có trong báo cáo kết quả kinh doanh nhưng được đưa vào vốn chủ sở hữu và điều chỉnh số dư vốn chủ sở hữu, mặc dù chúng không được chuyển vào vốn chủ sở hữu thông qua báo cáo kết quả kinh doanh như lợi nhuận giữ lại.

Lợi ích không kiểm soát. Một phần vốn chủ sở hữu của các công ty con mà đơn vị báo cáo sở hữu nhưng không sở hữu toàn bộ.

Cổ phiếu quỹ. Số tiền trả cho cổ phiếu đã được mua lại hoặc mệnh giá của cổ phiếu đã được mua lại. Cổ phiếu quỹ là một tài khoản đối nghịch với vốn chủ sở hữu làm giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

Lưu ý: Khi một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình từ thị trường, cổ phiếu được mua lại được gọi là cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ được mua làm giảm vốn chủ sở hữu,vì số cổ phiếu đó không còn giá trị lưu hành.

Benefits of the Balance Sheet - Lợi ích của Bảng cân đối kế toán
Vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu nên nó cung cấp cơ sở để tính toán tỷ suất lợi nhuận, đánh giá cơ cấu vốn của doanh nghiệp và dự đoán dòng tiền trong tương lai của công ty. Bảng cân đối kế toán giúp người dùng đánh giá tính thanh khoản, tính linh hoạt tài chính, khả năng thanh toán và rủi ro của công ty. Báo cáo tình hình tài chính cũng có thể được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của công ty và khả năng phân phối tiền mặt cho các nhà đầu tư để mang lại cho họ một tỷ suất lợi nhuận phù hợp.

Limitations of the Balance Sheet - Hạn chế của Bảng cân đối kế toán

Báo cáo tình hình tài chính [bảng cân đối kế toán] chỉ cung cấp một phần bức tranh về tính thanh khoản hoặc tính linh hoạt tài chính trừ khi nó được sử dụng cùng với ít nhất một báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bảng cân đối kế toán báo cáo tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm nhưng không báo cáo giá trị thực của công ty vì những lý do sau:

Nhiều tài sản không được báo cáo trên bảng cân đối kế toán, mặc dù chúng có giá trị và sẽ tạo ra dòng tiền trong tương lai, chẳng hạn như nhân viên, nguồn nhân lực, tài sản vô hình được tạo ra trong nội bộ, các quy trình và thủ tục cũng như lợi thế cạnh tranh.

Giá trị của một số tài sản nhất định được đo lường theo giá gốc hoặc giá công ty trả để mua tài sản đó—không phải giá trị thị trường, chi phí thay thế hoặc giá trị đối với công ty của tài sản đó. Ví dụ, bất động sản, nhà xưởng và thiết bị [PP&E] được báo cáo trên bảng cân đối kế toán theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế, mặc dù giá trị tài sản đang sử dụng có thể lớn hơn đáng kể.

Các phán đoán và ước tính được sử dụng để xác định giá trị của nhiều khoản mục được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: ước tính số dư các khoản phải thu mà công ty sẽ thu được sử dụng để định giá các khoản phải thu; thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định được sử dụng để xác định mức khấu hao; và trách nhiệm của công ty đối với các yêu cầu bảo hành trong tương lai được ước tính bằng cách dự kiến số lượng và chi phí của các yêu cầu bảo hành trong tương lai.

Hầu hết các khoản nợ phải trả được định giá theo giá trị hiện tại của dòng tiền được chiết khấu theo lãi suất hiện tại khi khoản nợ phát sinh, chứ không phải theo giá trị hiện tại của dòng tiền được chiết khấu theo lãi suất thị trường hiện tại. Nếu lãi suất thị trường tăng, một khoản nợ có lãi suất cố định thấp hơn lãi suất thị trường sẽ tăng giá trị đối với công ty. Nếu lãi suất thị trường giảm, khoản nợ có lãi suất cố định cao hơn lãi suất thị trường sẽ bị mất giá trị. Cả hai thay đổi về giá trị này đều không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán.

Lưu ý: Để khắc phục những hạn chế liên quan đến việc định giá, giá trị hợp lý được sử dụng để đo lường nhiều khoản mục được trình bày trên bảng cân đối kế toán. “Giá trị hợp lý” là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc được trả để chuyển nhượng một khoản nợ trong một giao dịch có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. GAAP của Hoa Kỳ ngày càng kêu gọi sử dụng giá trị hợp lý để đo lường các công cụ tài chính. Ví dụ: nhiều khoản mục như công cụ phái sinh, trước đây hoàn toàn không được báo cáo trên bảng cân đối kế toán, hiện đang được báo cáo theo giá trị hợp lý. Các đơn vị có quyền lựa chọn đo lường hầu hết các tài sản tài chính và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.

Financial position statement là gì?

Statement of Financial Position [tạm dịch: Báo cáo về tình hình tài chính, hay Bảng cân đối kế toán theo tiếng Việt] là được đề cập rất nhiều trong môn học Financial Accounting và Financial Reporting.6 thg 11, 2020null[Kiến thức môn ACCA Financial Reporting] Tìm hiểu về Statement of ...bisc.edu.vn › tin-tuc › kien-thuc › kien-thuc-mon-acca-financial-reporting-...null

Consolidated Statement of financial position là gì?

Consolidated financial statements [Báo cáo tài chính hợp nhất] được định nghĩa là Báo cáo tài chính của một tập đoàn trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và các dòng tiền của công ty mẹ và các công ty con được trình bày như là của một đơn vị kinh tế duy nhất.nullThuật ngữ IFRS: Consolidated financial statementsifrs.vn › glossary › consolidated-financial-statementsnull

Statement of Owner's Equity là gì?

- Báo cáo vốn chủ sở hữu [Statement of Owner's Equity]: Thể hiện số liệu về tình hình hiện có và biến động vốn chủ sở hữu do ảnh hưởng của các quá trình: Đầu tư vốn của chủ sở hữu, Thu nhập thuần [lãi +, lỗ -] từ hoạt động kinh doanh, Chủ sở hữu rút vốn.nullBáo cáo tài chính trong Kế toán Mỹ | Công ty TNHH T.D&Awww.iso-vn.com › 83-bao-cao-tai-chinh-trong-ke-toan-mynull

SoFP viết tắt của từ gì?

[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 8: Hợp nhất bảng cân đối kế toán [The consolidated Statement of Financial Position [SoFP]]null[FR/F7: Tóm tắt kiến thức] Lesson 8: Hợp nhất bảng cân đối kế toán ...knowledge.sapp.edu.vn › knowledge › f7-tóm-tắt-kiến-thức-lesson-8-hợp-...null

Chủ Đề