Tại sao các mạt sắt đặt trong từ trường lại sắp xếp như vậy?

Giải bài 46: Từ trường - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 72. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Các em có biết nam châm không? Nếu biết thì hãy trình bày hiểu biết của mình về nam châm?

Nếu có hai thanh một là kim loại, một là nam châm được bọc kín. Làm thế nào để nhận biết được thanh nào là nam châm?

Tại sao loài chim di trú có thể bay một quãng đường rất xa từ cực Bắc đến cực Nam địa cầu mà không bị lạc trong mênh mông biển trời.

Những hiểu biết về nam châm: Nam châm có thể hút sắt, một nam châm luôn có hai cực Bắc – Nam.

Để nhận biết thanh kim loại và thanh nam châm, ta đưa chúng vào vụn sắt, thanh nào hút các vụn sắt là thanh nam châm.

Loài chim di trú có thể đi được quãng được xa là không bị lạc vì chúng di chuyển nhờ từ trường của trái đất.

I. Từ tính của nam châm và tương tác giữa hai nam châm

Có hai thanh, một là kim loại, một là nam châm được bọc kín. Làm thế nào để nhận biết được thanh nào là nam châm?

Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để phát hiện xem thanh nào là nam châm.

Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định thanh nam châm trong hai thanh kim loại bị bọc kín với các dụng cụ gồm: Thanh kim loại bọc kín, thanh nam châm bọc kín, một ít bội sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa, một giá thí nghiệm và sợi dây mảnh để treo thanh nam châm, ….

Hoàn thành kết luận sau: Thanh kim loại là nam châm nếu ….

Tiến hành thí nghiệm: sgk trang 73.

Hoàn thành kết luận: Khi ở trạng thái tự do, kim [hoặc thanh] nam châm luôn chỉ hướng Một cực của nam châm luôn chỉ về hướng $...$, cực còn lại luôn chỉ về hướng $...$

Phương án thí nghiệm: Đưa cả hai thanh vào vụn sắt, thanh nào hút sắt là thanh nam châm.

Kết luận: Thanh kim loại là nam châm nếu nó có thể hút các kim loại khác như sắt, niken, coban, …

Khi ở trạng thái tự do, kim [hoặc thanh] nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam. Một cực của nam châm luôn chỉ về hướng Bắc, cực còn lại luôn chỉ về hướng Nam.

2. Tương tác giữa hai thanh nam châm

Khi đưa các từ cực của hai nam châm lại gần nhau. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận.

Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Hãy dự đoán hiện tượng sảy ra rồi kết luận.

Hoành thành kết luận: Khi đặt hai thanh nam châm gần nhau, các cực từ cùng tên thì , các cực từ khác tên thì . Tương tác giữa các nam châm gọi là tương tác từ. Lực tác dụng của nam châm này lê nam châm kia gọi là lực từ.

II. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

Khi khóa K mở, cuộn dây này có tác dụng lực từ không? Vì sao?

Nếu đóng khóa K cho dòng điện chạy qua cuộn dây thì cuộn dây có tác dụng lực từ hay không? Vì sao? Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình.

Từ kết quả thí nghiệm, hãy hoàn thành kết luận sau:

Cuộn dây có dòng điện chạy qua hút sắt và có tác dụng từ lên kim giống như tác dụng của nam châm lên kim nam châm. Cuộn dây khi có dòng điện chạy qua trở thành

2. Tác dụng từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua

Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hoặc dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ lên kim nam châm hay không?

Trả lời câu hỏi: Lúc đã nằm cân bằng, kim nam chân có còn song song với dây dân nữa hay không? Tại sao?

Hoàn thành kết luận: Nhiều thí nghiệm khác cũng đã chứng tỏ rằng không chỉ dòng điện qua dây dẫn thằng mà dòng điện qua dây dẫn có hình dạng bất kì đều lên kim nam châm đặt gần nó.

III. Từ phổ - Đường sức từ

Làm thế nào để nhận biết được trong một không gian nào đó có từ trường hay không?

IV. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Sơ đồ thí nghiệm: sgk trang 76

Đọc thông tin: sgk trang 77

Xác định tên của các từ cực của ống dây: sgk trang 77

Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây.

Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm.

Đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây, hiện tượng sẽ xảy ra như nào?

Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra.

Câu 1: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Có một thanh nam châm thẳng bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này, một nửa thanh nam châm sẽ như thế nào?

A. Chỉ còn cực Bắc

B. Chỉ còn cực Nam

C. Còn một trong hai cực

D. Vẫn còn hai cực từ, từ cực Bắc và từ cực Nam

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Trên thanh nam châm , chỗ nào hút sắt mạnh nhất

A. Phần giữa thanh nam châm

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Trong các phương án ở hình 46.10, phương án nào cho biết hai nam châm sẽ hút nhau.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Chỉ với một kim nam châm làm thế nào để phát hiện ra trong một dây dẫn AB có dòng điện hay không?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc – Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hình 46.12 là hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nam châm và nhận xét gì về đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: Trang 79 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây.

B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục ống dây

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 8: Trang 79 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

a] Cực nào của kim nam châm trong hình 46.13a hướng về phía đầu B của cuộn dây điện?

b] Xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây ở hình 46.13b

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 79 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Trong thí nghiệm phát hiện các dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì

B. Song song với kim nam châm

C. Vuông góc với kim nam châm

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Từ trường không tồn tại ở đâu

A. Xung quanh nam châm

B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên

D. Xung quanh Trái Đất

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không có dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào để kiểm tra được pin còn điện hay không khi chỉ có một kim nam châm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hình ảnh các đường sức từ xung quanh một thanh nam châm là

A. Những đường thẳng.

B. Nửa đường tròn.

C. Những đường cong.

D. Những đoạn thẳng cố định.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hình 46.14 cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: Trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 46.15. Đóng khóa K, thoạt tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.

a] Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?

b] Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?

c] Nếu ngắt khóa K, hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh nam châm?

=> Xem hướng dẫn giải

Video liên quan

Chủ Đề