Tại sao chim biết bay

Trời đất bao la, bằng cách nào loài chim có thể bay đúng hướng hàng ngàn km trong mùa di trú?

Với điều kiện sống đặc biệt, nhiều loài chim phải luôn di chuyển theo mùa để tìm thức ăn, nơi sinh sản và điều kiện khí hậu thích hợp. Chúng có thể bay liên tục trong hàng tháng trời mà không cần hạ cánh, bay xa đến hàng chục ngàn hay thậm chí là cả trăm ngàn km một năm. Chúng băng qua đồng bằng, qua những cánh rừng, những rặng núi ngút ngàn. Chúng vượt cả đại dương và vòng quanh trái đất. Cuộc đời của chúng gắn liền với những chuyến hành trình bất tận. Chúng sinh ra và chết đi trên mặt đất nhưng lại sống cả cuộc đời ở trên không!

Vào cuối mùa hè, nhiều giống chim ở nhiều miền trên thế giới đã rời bỏ “nhà” để bay về phương nam trú đông [lúc đó, ở Nam bán cầu là mùa hè]. Đôi khi, thay vì về phương nam chúng bay sang một lục địa khác cách đó cả mấy ngàn cây số. Mùa xuân sau đám chim này trở lại, nhưng không quay về cái xứ sở từ đó chúng đã ra đi. Bằng cách nào chúng tìm ra đường đi và về?

Người ta đã làm nhiều thí nghiệm để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này. Một trong những thí nghiệm ấy là một số cò được bắt đi khỏi tổ và đem đến một nơi khác trước cuộc trú đông khởi diễn vào mùa thu. Từ chỗ ở mới này người ta dự đoán chúng sẽ tìm ra một hướng mới để đi đến nơi sinh sống trong lúc trú đông. Nhưng, đến thời điểm phải đi, chúng vẫn theo đúng hướng mà chúng phải theo như khi chúng ở nơi cũ. Dường như có một năng hướng bẩm sinh đã khiến chúng biết phải bay về hướng nào khi mùa đông sắp tới gần.

Khả năng tìm ra đường trở về nhà của loài chim thật đáng cho ta ngạc nhiên. Bị chở trên máy bay để tới một nơi cách chỗ chúng ở ít nhất cũng khoảng 650km, thế mà khi được thả ra, chúng vẫn quay về đúng chỗ đã xuất phát. Nói rằng chúng có năng hướng tự nhiên biết tìm đường trở về, nói như vậy chẳng giải thích được hết những bí ẩn, vẫn chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi: “Bằng cách nào chúng tìm ra được đường về?” Ta biết rằng những con chim non chưa hề biết đường đi, vì khi đến nơi trú đông chúng mới ra đời. Vả lại, khi bay trở về thì thường là bay vào ban đêm, không nhìn thấy tiêu điểm trên mặt đất. Có loài chim còn bay qua biển. Trên là trời, dưới là biển, không có một tiêu điểm nào hết.

Một lý thuyết khác cho rằng loài chim có khả năng cảm ứng với từ trường bao quanh trái đất. Những từ tuyến chạy từ cực bắc tới cực nam. Có lẽ bầy chim đó theo các từ tuyến này. Nhưng thuyết này không đưa ra được bằng chứng cụ thể có khả năng thuyết phục. Nói trắng ra là cho đến hiện nay khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích đầy đủ về sự kiện bằng cách nào loài chim tìm được đúng hướng để bay đến nơi trú đông và rồi từ đó bay trở về một cách đúng hướng!

Có nhiều chuyện thú vị liên quan đến sự di trú của loài chim. Khi Columbus đến gần bờ biển lục địa châu Mỹ, ông thấy một bầy chim bay về theo hướng đông nam. Điều này có nghĩa là vị trí của ông lúc đó cách lục địa không xa. Thế là ông đổi hướng theo hướng chim bay. Nhờ đó ông đã tới đảo ngày nay gọi là Bahamas thay vì tới mũi Florida.

TH [Nguoiduatin.vn]

Máy bay và loài chim đều có thể bay ở trên không, nhưng cánh máy bay thì bất động, còn đôi cánh chim thì thường phải đập lên đập xuống. Tại sao cánh của chim không thể cố định ở một ví trí như máy bay?

Các loại máy bay hiện đại, dù là quân sự hay dân dụng, máy bay lớn hay nhỏ, đều phải có đồng thời hai yếu tố mới có thể bay được. Hai yếu tố đó, một là cánh, hai là máy đẩy. Cánh máy bay dùng để sản sinh ra lực nâng, khiến cho máy bay lơ lửng trên không; còn máy đẩy, thì dùng để sản sinh ra lực kéo và lực đẩy, đẩy máy bay về phía trước. Nếu không có máy đẩy mà chỉ có cánh thì sẽ thành tàu lượn. Tàu lượn chỉ có thể dựa vào một lực khác để đẩy lên trời, tự nó không thể bay lên. Do đó có thể thấy, cánh máy bay chỉ có tác dụng duy trì trong khi bay, chứ không có khả năng đẩy máy bay bay đi.

Nhưng cánh của loài chim thì khác. Loài chim không có bộ phận đẩy. Trên mình chúng không có động cơ pittông làm quay cánh quạt, cũng không có động cơ phản lực phụt ra khí cháy để đẩy chúng tiến lên. Động cơ của loài chim chính là bản thân nó, còn đẩy nó tiến lên lại dựa vào đôi cánh. Do đó, cánh của loài chim đồng thời phải hoàn thành hai nhiệm vụ: một là sản sinh lực nâng để treo mình trên không, hai là sản sinh ra lực đẩy để tự mình tiến lên. Chỉ có vỗ cánh chim mới có thể đồng thời sản sinh ra lực nâng và lực đẩy. Vì vậy cánh của máy bay có thể cố định bất động, nhưng cánh của chim thì phải đập lên đập xuống.

Vậy có thể làm cho cánh của máy bay cũng đập lên đập xuống được không? Đây là một ước mơ mà nhân loại từ xưa đến nay đều có ý đồ thực hiện mà chưa thể thực hiện được. Nghiên cứu về động lực học không khí cho ta biết, dùng phương thức vỗ cánh để bay thì tốn ít sức hơn, nếu ta sửa đổi loại máy bay bay bằng cánh cố định thành cánh máy bay bay bằng cách vỗ cánh thì sẽ tiết kiệm rất nhiều công suất cần thiết cho máy bay. Nhưng do nguyên lý và hiện tượng bay vỗ cánh khá phức tạp, hiện nay con người còn chưa hoàn toàn nắm vững quy luật về phương diện này, do đó còn chưa đưa vào sử dụng máy bay vỗ cánh. 

TH [Nguoiduatin.vn]

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu 10 loài chim không biết bay dễ thương nhất trên thế giới, Tất cả các loài chim đều có cánh từ những loài không bay được và những loài có thể bay. Vì vậy, bạn không cần phải có cánh để bay. Tại sao chim bay?? Hãy để chúng tôi Câu trả lời tiếng Việt Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Con người chúng ta luôn mơ ước được bay trên không trung. Qua nhiều thế kỷ, nhiều phát minh đã kết hợp để tạo ra những cỗ máy bắt chước những quan sát của con người về các loài chim. Nhưng tất cả những cỗ máy này đều thất bại vì chúng không có cánh giống như những con chim rời khỏi mặt đất.

Cơ thể chim hoàn toàn phù hợp với khả năng bay, xương chim nhẹ, đầu chim có cấu tạo khoang đẩy không khí giúp chim giảm trọng lượng. Hô hấp nhanh đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ trong khung xương sườn của chim, ảnh hưởng đến hoạt động của cánh, từ đó cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Nếu cơ và phổi của chúng ta cũng vậy, chúng ta sẽ khỏe hơn gấp mười lần. Lông cánh chính: Là loại lông lớn ở đầu cánh, ở chim bồ câu là loại lông dài nhất, chúng đảm bảo tạo ra lực đẩy và hướng bay của chim. Các lông cánh thứ cấp: Các cánh sau của cánh chim bao gồm các lông này. Các lông cánh thứ cấp lại được bao phủ bởi các lông cơ thể. Lông lái: Các loài chim sử dụng lông tơ để điều khiển chuyến bay cũng như hãm phanh. Khi một con chim bồ câu bay qua một khu vực nhiều cây cối, nó sẽ xòe lông đuôi theo đường ngoằn ngoèo giữa các tán cây. Ở bãi đất trống, chúng sẽ gấp lông đuôi. Lông và xương: Trên thực tế, mỗi chiếc lông là một ống trung tâm với hàng trăm sợi chỉ. Các sợi tơ này nối với nhau trên lông cánh bằng các móc, tạo bề mặt nhẵn. Trên thân chim có lông và những sợi tơ rời đan xen vào nhau trông lộn xộn, có tác dụng chống rét cho chim. Con chim bay xa nhất cũng có trọng lượng cơ thể nhẹ nhất. Xương cánh chim rất nhẹ nên cũng giảm trọng lượng.

Tin liên quan:  Tư tưởng triết học Doskot là gì?

Các xương này được củng cố bởi các mô xương ngang, làm tăng độ cứng của chim. Chim lặn và các loài chim lặn khác đều có bộ xương rắn chắc để chúng có thể chìm sâu dưới nước một cách dễ dàng, không bay cũng không cất cánh được.

Trên đây là bài viết Vì sao chim bay được Câu trả lời tiếng ViệtTôi hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị và hữu ích.

Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống?

Câu 2. Giải thích vì sao Dơi có cánh, biết bay như chim nhưng lại xếp Dơi vào lớp thú?

Câu 3. Giải thích vì sao Cá voi biết bơi giống cá nhưng lại xếp Cá voi vào lớp thú ?

Câu 4. Trình bày các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 5. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật?

Câu 6. Giải thích được vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít hơn động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

Câu 7. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, vô tính? Các hình thức sinh sản vô tính?

Câu 8. Nêu vai trò của lớp chim, đặc điểm sinh sản của thỏ?

Câu 9. Nêu đặc điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học ?

Câu 10. Nêu đặc điểm của Bộ linh trưởng?

* Chú ý: Xem nội dung các bài sau: Bài 41, 44, 46, 51, 55, 56, 59

Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao ? trong mỗi câu sau :

a]. Nói “Chim Gõ Kiến nổi mõ” vì Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tim kiến để ăn.

A. Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.

B. một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn

C. dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.

Video liên quan

Chủ Đề