Tại sao cơ thể bị sốt

     Sốt là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các chất độc xâm nhập từ bên ngoài trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể một người bình thường khoảng 37°C, trong một ngày, nhiệt độ dao động khoảng 0,5°C xung quanh nhiệt độ bình thường.      Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Về mặt y tế, sốt cần được theo dõi khi trên 38°C. Nếu dưới 38°C, sốt không cần điều trị trừ phi có các triệu chứng đáng lo ngại khác. Hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc kiểm soát sốt nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cơ thể. Trẻ em dưới 6 tuổi, nếu sốt trên 38°C cần đến viện để các bác sĩ thăm khám.

Sốt trên 40°C có thể rất nguy hiểm vì với nhiệt độ này các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, cần phải được xử trí hạ sốt kịp thời. Kiểm soát cơn sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt paracetamol và bù nước điện giải.


Ảnh: Nguồn internet

       Cần đến viện ngay khi có các triệu chứng
  • Sốt bất kể nhiệt độ ở trẻ dưới 6 tuần tuổi.
  • Sốt trên 38°C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Sốt trên 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Sốt trên 39,5°C ở người lớn.
  • Sốt trên 3 ngày không giảm.
  • Sốt kèm theo các biểu hiện khác như co giật, không tỉnh táo, đau đầu dữ dội, gáy cứng, nổi ban đỏ, chảy máu chân răng, nôn liên tục, tiểu buốt và bất kể triệu chứng nào khi chúng ta lo lắng.
       Những điều cần làm khi bị sốt     Uống nhiều nước: thân nhiệt tăng cao sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở kèm phản ứng thải nhiệt của cơ thể qua hiện tượng bốc hơi làm cơ thể dễ mất nước. Trẻ em và người già dễ mất nước. Đặc biệt là người già da nhăn nheo và trung tâm khát trên não bị lão hóa nên thường ít có cảm giác khát hơn, dấu hiệu mất nước ít nhận thấy hơn trẻ em. - Tránh đồ uống có gas, đồ uống có cafeine và đồ uống có cồn hoặc một số đồ uống gây buồn nôn, mệt mỏi hoặc nôn mửa. - Nước trà xanh cho người lớn có tác dụng giải nhiệt và hỗ trợ miễn dịch. - Nếu nôn nhiều hoặc tiêu chảy, hãy uống oresol để bù nước và điện giải. Pha đúng theo hướng dẫn.      Nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Cố gắng ăn uống, có thể thay đồ ăn cứng bằng cháo, súp.      Chườm ấm: làm ướt khăn bằng nước ấm [bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ phòng một chút] lau các vị trí giàu mạch máu như trán, hai bên nách, hai bên đùi và bụng.     Uống hạ sốt paracetamol: có hiệu quả giảm sốt hoặc khống chế cơn sốt sau khi sử dụng khoảng 2 giờ. Cần hỏi tư vấn bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống thuốc.     Nếu trẻ co giật: xử trí như trường hợp cơn co giật, sau đó đưa trẻ đến viện, đảm bảo thông thoáng đường thở và tránh sặc.

        Những việc không nên làm khi sốt

      Chườm mát hay chườm ấm hiệu quả kiểm soát nhiệt độ là như nhau. Một số trường hợp sốt, da người bệnh sẽ nhạy cảm khi dùng nước lạnh sẽ gây cảm giác khó chịu.        Việc kiêng tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da gây bội nhiễm cho cơ thể.        Đừng dùng chất cồn hay rượu để lau người giảm sốt. phương pháp này làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhanh gây nguy hiểm. Chưa kể rượu sẽ ngấm qua da vào cơ thể hoặc làm bỏng da tại vị trí bôi. Các thảo dược hạ sốt như cỏ nhọ nồi có công dụng tốt. Tuy vậy bạn nên chú ý khi chúng mọc trên khu đông dân cư, có thể bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường. Nếu sử dụng, bạn phải biết rõ nguồn gốc, tốt nhất là loại trồng trong vườn nhà.

Trong trường hợp đang có cơn sốt không áp dụng xông hơi giải cảm, việc tiếp xúc với hơi nóng sẽ làm gia tăng nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm./.

Tổng hợp và Sưu tầm: Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Sốt là một trường hợp tăng thân nhiệt, do nhiều nguyên nhân mà ra và có những căn nguyên nếu không được phát hiện kịp thời để xử trí thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Vậy có hiện tượng sốt 37 độ không?

1. Nhiệt độ của cơ thể - những vấn đề cần lưu ý

Cơ thể của mỗi người đều có khả năng tự điều hòa thân nhiệt theo môi trường sống, thời gian trong ngày và hoạt động của cá nhân. Trong đó, tuổi càng cao thì thân nhiệt càng thấp. Nhiệt độ trung tâm của con người là nhiệt độ ở các phần sâu bên trong cơ thể như não, gan, tạng,… thường ở khoảng 36.5 - 37.1 độ C.

1.1. Các yếu tố tác động tới nhiệt độ cơ thể

- Tuổi tác: người càng lớn tuổi thì nhiệt độ cơ thể càng thấp hơn so với người trẻ.

- Giới tính: giữa kỳ kinh, thân nhiệt của nữ giới thường tăng lên khoảng 0.3 - 0.5 độ C, giai đoạn cuối thời kỳ thai nghén thân nhiệt tăng 0.5 - 0.8 độ C.

Vận động cơ nhiều là một trong những lí do khiến thân nhiệt tăng

- Vận động cơ càng tăng thì thân nhiệt càng lên.

- Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm theo tỷ lệ thuận với môi trường nóng hoặc lạnh.

- Bệnh lý: thân nhiệt tăng với bệnh lý nhiễm khuẩn và giảm ở những bệnh lý đang trong giai đoạn cấp tính.

1.2. Hiện tượng rối loạn nhiệt độ

- Nhiệt độ giảm

Khi cơ thể mất nhiều nhiệt dẫn tới tình trạng rối loạn thải nhiệt và sinh nhiệt thì nhiệt độ sẽ giảm xuống.

- Nhiệt độ tăng

Khi cơ thể có sự tích lũy nhiệt và hạn chế sự thải nhiệt hoặc tăng sinh nhiệt sẽ sinh ra tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng. Một số ít trường hợp tăng nhiệt độ là do sự phối hợp của cả 2 yếu tố này.

1.3. Nhiệt độ bất thường

Quan niệm chung của hầu hết chúng ta đều cho rằng nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng hoàn toàn vì không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt độ ấy mà nó sẽ giao động trên dưới khoảng này một chút. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ thân nhiệt ở mức 37 độ C không được xem là sốt.

Nhiệt độ cơ thể được xem là bất thường trong những trường hợp sau:

- Đối với người lớn:

+ Đo nhiệt độ trong miệng trên 37.5 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38.1 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong hậu môn trên 37.6 độ C.

- Đối với trẻ em:

+ Đo nhiệt độ ở hậu môn trên 38 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38 độ C.

2. Có hay không hiện tượng sốt 37 độ?

2.1. Nguyên nhân gây sốt là gì?

- Nhiễm trùng

Khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng sốt.

- Thuốc

Một số loại thuốc làm nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra sốt như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, opioids,...

- Vấn đề khác: ung thư, cường giáp, viêm khớp, chấn thương, đột quỵ, tăng thân nhiệt, đau tim,...

2.2. Có hiện tượng sốt 37 độ không?

Sốt là trạng thái thân nhiệt tăng do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt bởi sự tác động của những yếu tố gây hại. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37.8 độ C [đo ở trực tràng] thì có thể gọi là sốt. Như vậy, không có hiện tượng sốt 37 độ.

Không có hiện tượng sốt 37 độ vì đây là nhiệt độ bình thường của cơ thể

Đối với người lớn, khi nhiệt độ đo được ở trực tràng hoặc tai là 38.1 độ C; nhiệt độ đo được ở miệng hoặc nách là 37.6 độ thì được xem là sốt. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37.6 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt.

Tuy nhiên, sốt trong những trường hợp sau thì cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay:

- Đối với trẻ em

+ Trẻ 3 - 6 tháng tuổi: có biểu hiện cáu gắt bất thường, bỏ bú kèm theo sốt trên 38.5 độ C.

+ Trẻ 6 - 24 tháng tuổi: sốt trên 38.5 độ C mà không có dấu hiệu hạ sốt dù đã dùng thuốc hạ sốt.

+ Trẻ 2 - 4 tuổi: cáu gắt, khó chịu, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, nhiệt độ trên 38.5 độ C.

+ Trẻ trên 4 tuổi: nhiệt độ lên quá 38.9 độ C kèm theo khó chịu, cơn sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng.

- Đối với người lớn

Sốt liên tục trên 39 độ C hoặc trong 3 ngày liên tục sốt không hạ và không có dấu hiệu đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Riêng với trẻ em, cần lưu ý rằng thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn so với người lớn khoảng 0.5 độ C nên mức nhiệt độ bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng 37 - 37.5 độ C. Nhiều người vẫn cho rằng sốt 37 độ là hiện tượng xảy ra ở trẻ em nhưng đây là quan niệm sai lầm. Khung nhiệt độ này với trẻ vẫn là hoàn toàn bình thường.

Sốt cũng có nhiều mức độ, cần phải xem khung nhiệt độ của trẻ như thế nào để xử trí cho phù hợp chứ không thể tùy tiện dùng thuốc hạ sốt trong mọi trường hợp, như vậy dễ gây ngộ độc thuốc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể: 37.5 - 38.5 độ C với trẻ là sốt nhẹ; 38.5 - 39 độ C với trẻ là sốt vừa; 39 - 40 độ C với trẻ được xem là sốt cao; trên 40 độ C với trẻ là sốt rất cao.

2.3. Lưu ý biến chứng do sốt cao

Sốt cao kéo dài nếu không được xử lý đúng đắn và kịp thời có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến một loạt biến chứng nguy hại cho sức khỏe, điển hình như:

Sốt cao kéo dài có thể khiến tim đập nhanh gây nguy hại cho sức khỏe

- Mất điện giải.

- Co giật.

- Tăng huyết áp, tim đập nhanh, hệ tuần hoàn có sự rối loạn.

- Giảm thể tích máu gây khó khăn cho hoạt động của hệ tuần hoàn.

- Tế bào tăng tiêu thụ oxy.

- Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo báo, chậm nhu động ruột, biếng ăn,...

- Tâm thần thay đổi với biểu hiện: suy luận kém, nói linh tinh, mê sảng,...

- Tổn thương não gây viêm não, xuất huyết não,...

- Giảm hồng cầu.

- Suy yếu cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Bởi vậy, nhận thức được đúng mức độ sốt là vô cùng quan trọng. Nếu thấy sốt kèm theo những hiện tượng như đã nói đến ở trên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để nói cho bác sĩ biết những bất thường đang xảy ra, nhờ đó mà bác sĩ mới có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Mong rằng với những chia sẻ này bạn đọc đã giải tỏa được băn khoăn về hiện tượng sốt 37 độ và biết sốt như thế nào là nguy hiểm để có biện pháp kịp thời ngăn chặn hệ lụy xấu cho sức khỏe của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác hay cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp cặn kẽ.

Video liên quan

Chủ Đề