Bệnh prado là gì

Trong các bệnh liên quan tới tuyến giáp thì bướu giáp basedow là một bệnh hay gặp nhất, điều trị phức tạp nhất. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim, cơn bão giáp và thậm chí là tử vong. Vậy bệnh basedow là bệnh gì? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Tất cả những thắc mắc sẽ được ISOFHCARE giải đáp qua bài viết sau.

Bệnh bướu giáp basedow hay còn gọi là bệnh bướu giáp, u bướu là một chứng rối loạn tự miễn dịch. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây cường chức năng tuyến giáp. Theo một nghiên cứu đã cho thấy hầu hết bệnh bướu giáp xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt độ tuổi từ 20 – 40 tuổi rất dễ mắc bệnh.

Theo thống kê ở một số nước phương Tây thì tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 0.02– 0.4% dân số. Tại Việt Nam thì tỷ lệ này tương đối cao chiếm khoảng 10–39%.

Bệnh basedow ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và hoạt động thể lực của người bệnh và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: suy tim, ảnh hưởng tới não bộ, hệ tim mạch hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bướu giáp basedow

Bướu giáp basedow là bệnh tự miễn nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố gây bệnh như:

Yếu tố di truyền: Theo thống kê có khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh và 50% người thân của bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp trong máu.

Yếu tố giới tính: Nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới khoảng 5 – 10 lần.

Độ tuổi: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

Ngoài ra bệnh còn một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra đáp ứng miễn dịch của bệnh như:

- Điều trị bằng thuốc lithium – thuốc làm thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

- Phụ nữ mang thai, nhất là thời kỳ sau sinh.

- Ngừng điều trị corticoid

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

- Adenoma tuyến yên tiết TSH

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng bướu giáp basedow

Bệnh bướu giáp basedow có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ khó có thể nhận biết ngay.

a. Triệu chứng cơ năng

Rối loạn tinh thần: dễ kích thích, cáu gắt, khó tập trung, mệt mỏi nhưng khó ngủ.

Tim mạch: Hay đánh trống lồng ngực, đau vùng trước tim, có cảm giác nghẹt thở.

Rối loạn điều hòa thân nhiệt: Vã mồ hôi nhiều ở bàn tay và ngực, hay khát và uống nhiều nước.

Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, kèm buồn nôn hay đau bụng.

b. Triệu chứng thực thể

Triệu chứng thần kinh cơ

- Phản xạ gân xương tăng lên

- Run đầu chi, nhất là khi xúc động hay đang cố gắng tập trung

- Tứ chi yếu, đặc biệt ở gốc chi người bệnh đi lại nhanh mỏi, bước bậc thang gặp khó khăn

Triệu chứng tim mạch

- Nhịp tim tăng cao thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi hay hoạt động gắng sức

- Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương không tăng

- Mạch máu có cảm giác đập mạch

Bướu giáp

Bướu giáp là triệu chứng thường gặp nhất, có khoảng 80% bệnh nhân basedow là bướu cấp độ 2. Bướu giáp basedow là bướu mạch nên dễ dàng sờ thấy, nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Tiếng thổi thường nghe rõ ở cực trên thùy giáp, đặc biệt nghe rõ hơn khi nằm.

Bệnh mắt nội tiết

Bệnh gặp ở khoảng 40 – 60% bệnh nhân mắc bệnh bướu giáp basedow. Những tổn thương thường xuất hiện ở cả 2 mắt, khoảng 10% người mắc 1 bên. Dấu hiệu nhận biết điển hình: phù mi, lồi mắt, loét giác mạc, chảy nước mắt, luôn có cảm giác có vật cản trở trong mắt,… khiến khả năng nhìn của người bệnh giảm đi rõ rệt.

Bệnh da basedow

Bệnh khá hiếm gặp chỉ chiếm 2-3% ở những bệnh nhân bướu giáp basedow. Dấu hiệu lâm sàng nhận biết như phù niêm trước xương chày, móng tay ngắn lại,…

4. Làm thế nào chẩn đoán bệnh bướu giáp basedow?

Bệnh bướu giáp basedow thường dễ dàng được chẩn đoán nếu xuất hiện đầy đủ những triệu chứng điển hình đã kể trên. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh được chính xác nhất như:

- Định lượng kháng thể TSH: TRAb trong máu tăng

- Định lượng hormone T3, T4 trong máu cao trong khi TSH lại giảm nhiều

- Siêu âm tuyến giáp: kích thước tuyến giáp tăng, thấy những ổ giảm âm nhỏ

- Xạ hình tuyến giáp sẽ cho hình ảnh tuyến giáp bắt iod phóng xạ hoặc technitium

Ngoài ra, bác sẽ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ nặng của bệnh như:

- Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim

- Ghi điện tim: phát hiện những rối loạn nhịp tim

- Đo glucose máu: đánh giá rối loạn dung nạp đường

- Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận,…

5. Phương pháp điều trị bướu giáp basedow

Basedow có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, xạ trị, phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất. và bạn có thể điều trị cùng các bác sĩ nội tiết.

a. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị bướu giáp basedow được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Khi mới xuất hiện, chưa có biến chứng. Tuy nhiên đối với phương pháp điều trị này thì yêu cầu người bệnh phải kiên trì vì thời gian điều trị lâu, kéo dài từ 12 tới 18 tháng. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại là tương đối cao khoảng 60 – 70%. Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng nhiều như: Carbimazole, PTU và methimazole  thường được bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng trong điều trị ban đầu cho người bệnh basedow.

b. Xạ trị

Mục đích của phương pháp này là thu nhỏ bướu giáp và điều chỉnh giúp tình trạng bướu giáp trở lại bình thường bằng cách xạ trị iod 131. Phương pháp chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

c. Phẫu thuật cắt bỏ gần hết tuyến giáp

Đây là phương pháp thường được sử dụng đối với những người bệnh bị nhiễm độc nặng, khối u quá lớn gây chèn ép sang các cơ quan khác, khi điều trị bằng phương pháp nội khoa và xạ trị không có hiệu quả.

Đa phần tuyến giáp bị bệnh khi cắt bỏ hoàn toàn chỉ để lại một phần nhỏ để duy trì sản sinh hormone hỗ trợ chức năng. Bên cạnh đó phương pháp điều trị này cũng không ngoại trừ khả năng để lại những biến chứng như: nhiễm trùng, khàn tiếng,… Tuy nhiên những biến chứng này chỉ chiếm 1% trong tổng số ca phẫu thuật.

Bệnh bướu giáp basedow được biết đến là bệnh khá phổ biến nhưng không ít người còn có thái độ thờ ơ với căn bệnh này. Hy vọng qua bài viết ISOFHCARE chia sẻ bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về bệnh. Từ đó có thể phòng ngừa và đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Bệnh Basedow là một bệnh cường giáp tự miễn thường gặp trên thế giới nói chung. Dù vậy đa phần người dân Việt Nam vẫn cảm thấy lạ lẫm với căn bệnh này. Bản chất của nó là gì? Và bệnh bướu cổ Basedow có nguy hiểm không?  Cùng xem những thông tin cần thiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh Basedow là gì?

Bệnh Basedow là một trong nhiều các bệnh lý nội tiết liên quan đến tuyến giáp. Đặc trưng của bệnh bao gồm:

  • Tăng vượt mức chức năng tuyến giáp [cường giáp]
  • Liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Hiện nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ mắc căn bệnh này tại Việt Nam. Tuy nhiên số người được phát hiện và chẩn đoán có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Một phần là do sự phát triển của công nghệ y khoa cho phép tìm ra ngày càng nhiều các dấu chứng sớm của bệnh.

Vì tính chất tự miễn [một rối loạn của hệ thống miễn dịch] mà hiện nay việc điều trị cho các bệnh nhân vẫn là quá trình dài hơi. Hiểu biết đúng và đủ về bệnh sẽ giúp bệnh nhân có được chất lượng cuộc sống tốt và ổn định. 

Bệnh bướu cổ Basedow có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần đến những bức tranh chi tiết hơn thông qua các phần tiếp theo.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Basedow

Bệnh bướu cổ Basedow có nguy hiểm không? Theo đó, nhận biết dấu hiệu bệnh basedow là cách kịp thời phát hiện bệnh để hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Tuyến giáp đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, khi cường chức năng tuyến giáp quá mức sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng đa dạng. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

Bướu cổ: 

  • Hầu hết các trường hợp Basedow có tình trạng tăng kích thước tuyến giáp.
  • Bệnh nhân và người thân có thể nhận biết khối phòng [bướu] ở cổ sưng to tăng dần.
  • Thường đều 2 bên, mềm và không đau, không đỏ da.
Tuyến giáp phình to là triệu chứng thường gặp của bệnh Basedow

Các triệu chứng liên quan đến hệ tim mạch như:

  • Tăng nhịp tim hay rối loạn nhịp tim.
  • Tăng huyết áp.
  • Người bệnh có thể cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hụt hơi do tim không đều.

Các thay đổi tâm thần kinh:

  • Tính tình thất thường, dễ cáu gắt nóng nảy. Thường xuyên mất tập trung, khó ngủ, bứt rứt. 
  • Giảm chức năng sinh dục: Rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt…

Biểu hiện ở mắt:

  • Bệnh nhân cường giáp Basedow có thể bị lồi mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực…

Các triệu chứng tiêu hóa:

  • Thường xuyên có các đợt tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…
  • Sụt cân nhanh chóng dù không áp dụng các chế độ ăn kiêng giảm cân.

Những bất thường khác:

  • Sợ nóng.
  • Tắm nhiều.
  • Khát nhiều.
  • Run tay.
  • Da ẩm và ấm.
  • Thường xuyên mất sức mệt mỏi…
Những dấu hiệu của bệnh bướu cổ Basedow cần chú ý

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh Basedow

Yếu tố nguy cơ

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Basedow thường gặp:

  • Tiền căn trong gia đình: Những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột từng có chẩn đoán Basedow sẽ tăng nguy cơ mắc hơn người bình thường.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Basedow hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Căn bệnh này thường khởi phát ở những người trẻ dưới 40 tuổi.
  • Đã từng có các rối loạn tự miễn khác: Những người có các rối loạn khác của hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 1 hoặc viêm khớp dạng thấp. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp Basedow.
  • Căng thẳng quá độ cả về cảm xúc hoặc thể chất: Sự căng thẳng kéo dài có khả năng gây khởi phát bệnh ở những người có sẵn các yếu tố nguy cơ. Căng thẳng lo âu có thể đến từ áp lực tinh thần hoặc các bệnh lý khác. Đặc biệt là người có các bệnh lý mạn tính.
  • Thai kỳ: Phụ nữ có thai hoặc mới sinh gần đây có thể tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Đặc biệt với thai phụ có sẵn tiền sử mắc trong gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ gia tăng ở cả người hút chủ động và bị động [hít phải khói thuốc].

Trên đây là những yếu tố nguy cơ quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân không phát hiện bất kì yếu tố nguy cơ nào trước đó.

Nguyên nhân gây bệnh Basedow

Nguyên nhân quan trọng nhất mà y học ghi nhận về Basedow là sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Hiện tại vẫn chưa có cách thức ngăn ngừa những biến đổi gây bệnh này. Y khoa hiện nay chỉ có thể nỗ lực giảm khả năng khởi phát bệnh trên những bệnh nhân có nguy cơ.

Vì vậy, đối với một số luồng ý kiến thì đáp án cho câu hỏi “Bệnh bướu cổ basedow có nguy hiểm không?” gần như chắc chắn có khi không thể phòng ngừa căn nguyên của bệnh. Tuy nhiên, những thông tin tiếp theo sẽ chỉ ra cho chúng ta những góc nhìn tích cực hơn.

Những tác hại của bệnh Basedow

Bệnh bướu cổ Basedow có nguy hiểm không? Câu trả lời còn phụ thuộc nhiều vào cách hiểu về sự “nguy hiểm”. Nếu như nguy hiểm nghĩa là ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thì câu trả lời là hoàn toàn có. Tuy nhiên nếu “nguy hiểm” nghĩa là không thể phục hồi sức khỏe của bệnh nhân thì đáp án là không. Trong phần này, chúng ra sẽ đi vào cụ thể những tác hại về mặt sức khỏe của bệnh cường giáp Basedow.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Basedow không được điều trị sẽ gây ra nhiều rối loạn nặng nề trên nhiều cơ quan:

  • Những cơn loạn nhịp cấp tính [tim không đều], suy giảm chức năng tim [suy tim].
  • Cơn bão giáp đe dọa tính mạng bệnh nhân trong thời gian ngắn. Đây là tình trạng rối loạn nặng nề cùng lúc trên nhiều chức năng khác nhau của hormone giáp. Người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, mê sảng, loạn nhịp tim, suy hô hấp…
  • Nguy cơ tàn phế:

Trong bệnh Basedow có tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ cơ xương. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương, yếu cơ tăng dần. Các yếu tố loãng xương quan trọng khác là tuổi tác và mãn kinh. Phụ nữ cao tuổi mắc bệnh Basedow là đối tượng có nguy cơ loãng xương rất cao. Xương giòn, sức bền kém nên dễ gãy và tăng nguy cơ tàn phế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người bệnh.

Bệnh Basedow có nguy hiểm không? Bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ loãng xương
  • Các biến chứng nặng của hệ thần kinh: Bệnh nhân Basedow có khả năng đối mặt với các rối loạn tâm thần trầm trọng như: Lo âu kéo dài, hoang tưởng,…

Những biến chứng trong quá trình điều trị

Đặc trưng của bệnh cường giáp Basedow là chức năng hormone giáp vượt quá mức cần thiết. Vì vậy điều trị chủ yếu là đi ngược lại tình trạng này. Việc làm này có khả năng gây thiếu hụt hormone giáp và suy giảm chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên đây là vấn đề có thể khắc phục được. Vậy nên tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ là rất cần thiết với người bệnh Basedow.

Hầu hết các biến chứng này xảy ra trên các bệnh nhân phát hiện trễ, không điều trị hay tự ý bỏ trị. Y khoa hiện nay đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng với căn bệnh này. Bằng cách tuân thủ điều trị đúng và đủ, câu hỏi Bệnh bướu cổ Basedow có nguy hiểm không? hoàn toàn có thể có 1 đáp án tích cực hơn rất nhiều.

Các phương pháp điều trị bệnh

Sau đây là ba phương pháp điều trị bệnh Basedow phổ biến hiện nay:

Thuốc kháng giáp tổng hợp

Thuốc kháng giáp tổng hợp làm nhiệm vụ ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Từ đó giảm các rối loạn gây ra do thừa hormone. Hiện nay có hai nhóm thuốc chính được lựa chọn.

Tuy nhiên mỗi loại có những chống chỉ định khác nhau. Vì vậy việc kê toa phải được thực hiện bởi bác sĩ. Người bệnh cần khai rõ tình trạng sức khỏe, các bệnh đã và đang điều trị khác. 

Liệu pháp iod phóng xạ [RAI]

Phương pháp này có tác dụng hủy đi các tế bào tuyến giáp hoạt động vượt mức. Tuy nhiên liệu pháp phóng xạ không được chỉ định đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Các bệnh nhân cường giáp Basedow có biến chứng mắt cũng cần được đánh giá kỹ trước khi tiến hành RAI.

Điều trị bằng phẫu thuật tuyến giáp 

Cắt bỏ tuyến giáp gần như là phương án điều trị cuối cùng hiện nay. Chỉ định rất hạn chế, chỉ cân nhắc trên các nhóm đối tượng sau:

  • Không đáp ứng với những phương pháp khác dù bệnh nhân đã hợp tác điều trị.
  • Cơ địa bệnh nhân không thể dùng thuốc kháng giáp và liệu pháp iod phóng xạ.

Sau khi áp dụng biện pháp phẫu thuật, bệnh nhân phải bổ sung hormone giáp suốt đời và tái khám định kỳ đầy đủ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về bệnh bướu cổ  Basedow có nguy hiểm không. Theo đó, y khoa hiện nay vẫn đang trên đà phát triển những hiểu biết mới, những phương pháp mới trong việc điều trị căn bệnh này. Người bệnh Basedow hoàn toàn có thể có một cuộc sống tốt nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và tái khám đầy đủ.

Video liên quan

Chủ Đề