Tại sao cồn lại cháy

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì. Còn khi đốt gỗ, than đá còn lại nhiều tro? Tại sao vậy?

Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Với đại đa số hợp chất hữu cơ như cồn chẳng hạn, chỉ cần châm lửa là chúng sẽ cháy hoàn toàn, tạo thành hơi nước và khí cacbon đioxit, tất cả đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp của nhiều hyđro cacbon nhưng các hyđro cacbon cũng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù là ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

Với than đá cục và gỗ lại không như vậy. Cả hai vật liệu đều có thành phần rất phức tạp, những thành phần trong vật liệu gỗ như xenluloza, bán xenluloza, gỗ, nhựa cũng là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng vật liệu gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.

Than đá cũng do cây gỗ bị vùi lấp trong các lớp đất từ thời xa xưa. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các chất khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.

Ngoài ra khi đốt cháy cỏ, rơm rạ còn để lại lượng tro nhiều hơn so với khi đốt cháy gỗ. Vì trong cỏ, rơm rạ cũng như vật liệu thực vật họ hoà thảo, các vật liệu khoáng như các muối silicat còn nhiều hơn ở gỗ, nên khi đốt cháy chúng sẽ cho lượng tro nhiều hơn khi đốt cháy gỗ. Khi sinh trưởng, thực vật hấp thụ nhiều kali nên tro khi đốt cháy cây cỏ có chứa nhiều kali, nên là loại phân bón kali.

Twitter Facebook LinkedIn

Hiện nay, trong các bữa tiệc, picnic, người ta có xu hướng dùng bếp cồn thay cho bếp gas mini vì sự tiện lợi và rẻ tiền của chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng bếp cồn an toàn.

Ba loại cồn phổ biến hiện nay là cồn khô, cồn thạch và cồn nước. Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý cần hạn chế sử dụng cồn nước vì nếu để đổ ra ngoài hoặc đổ lên người sẽ gây cháy rất nhanh và dễ lan rộng.  

Vụ việc người phục vụ châm cồn nước hoảng loạn làm đổ cồn gây bỏng cho nhiều người mới đây ở Cần Thơ là một điển hình.

Cồn nước hầu như không gây nổ nhưng rất dễ cháy lan. Bỏng do cồn nước thường để lại những vết thương sâu, dễ gây biến chứng. Do đó, người dùng phải tắt hết lửa còn trong bếp trước khi cho tiếp cồn vào.

Cẩn trọng cồn methanol

Cồn khô và cồn thạch được sử dụng nhiều hơn cồn nước và nhìn chung an toàn hơn. Thời gian mỗi viên cồn cháy là khoảng nửa tiếng.

Thành phần cốt lõi của cồn khô và cồn thạch là ethanol nguyên chất kết hợp với một số chất phụ gia tạo màu khác.

Ethanol có nguồn gốc thực vật, được xem như nhiên liệu sạch tiềm năng có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Đặc biệt, xăng E5 là nhiên liệu phổ biến hiện nay sử dụng ethanol.

Cồn khô, cồn thạch có các ưu điểm như cháy mạnh, lâu và đều không còn lại cặn, không nổ hay tràn, không chứa chất độc hại, không tạo khói cay mắt.

Tuy nhiên trên thị trường, cồn methanol có giá rẻ hơn phân nửa so với cồn ethanol nên được nhiều cơ sở sản xuất “ưu ái”.

Cồn methanol cháy tạo hơi độc gây cay, rát mắt, thậm chí làm kém thị lực hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nếu hít phải khí khi cồn methanol cháy, bạn sẽ lập tức bị choáng váng, rát mũi, thậm chí gây tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, khi cồn methanol thẩm thấu vào da, chúng có thể gây ngứa hoặc viêm da dị ứng.

Cồn thạch – Ảnh: G.G.

Đặc điểm để nhận dạng cồn methanol là khi đốt có khói màu đen bốc lên, đồng thời tạo ngọn lửa màu xanh, có mùi hắc khó chịu. Trong khi đó, cồn ethanol cháy tạo ngọn lửa màu vàng, không mùi hăng, khi cháy hết phía dưới đáy bếp có nhiều nước.

Do đó khi đốt, một khi thấy cồn có những dấu hiệu chứa methanol, bạn nên ngưng sử dụng. Đồng thời, khi mua cồn khô, cồn thạch, bạn nên chọn sản phẩm có thông tin nhãn hiệu rõ ràng

Không dùng tay thêm cồn, không dùng hộp quẹt châm lửa

Đa phần các vụ tai nạn do bếp cồn gây ra là bất cẩn của người sử dụng. Đặc biệt, khi thêm cồn vào bếp khi lửa còn cháy sẽ rất dễ bị bỏng. Do đó khi mua bếp cồn, bạn nên chọn loại có cần gạt dễ kéo thuận tiện cho việc tắt bếp. Đồng thời, nên dùng kẹp gắp cồn, không dùng tay.

Khi châm lửa vào bếp cồn nên dùng giấy hoặc các vật trung gian khác. Tuyệt đối không nên ùng hộp quẹt châm lửa trực tiếp vì dễ gây bỏng, nhất là khi tay bạn dính nước cồn lúc mở hộp.

Khi nấu nướng, bạn hãy ngồi xa bếp cồn, tránh tiếp xúc với khói tỏa ra từ bếp, đồng thời giữ không gian thông thoáng cho căn phòng. Ngoài ra, tránh sử dụng nồi quá lớn vì có thể làm đổ bếp gây nguy hiểm.

Xử trí ra sao khi bị bỏng cồn?

Nếu chẳng may bị bỏng cồn, điều đầu tiên cần làm là phải nhanh chóng tránh xa tác nhân gây bỏng, cụ thể ở đây là bếp cồn. Tiếp đó, tháo bỏ ngay những vật nằm trên vùng da bị bỏng như vòng, nhẫn, áo quần… để giảm nóng cho vết thương.

Cần giữ sạch vùng da bị bỏng để tránh bị nhiễm trùng nguy hiểm. Ngâm phần bị bỏng trong nước lạnh để hạ nhiệt cho vết thương, tuy nhiên không nên dùng nước đá để làm mát vết bỏng.

Không để vết thương tiếp xúc với dầu, mỡ, nước mắm… trên bàn ăn hay tự ý bôi những chất lạ lên vùng bỏng. Đồng thời, không làm vỡ các bọng nước nếu chúng đã hình thành, thậm chí không bóc lớp da bị bỏng ngay cả khi bị dính vào quần áo.

Nếu có sẵn đồ cấp cứu thì bạn nên dùng băng hoặc vải sạch che lên vết bỏng. Nếu vết thương nặng, bạn cần nhanh chóng chuyển đến cơ sở điều trị gần nhất.

Địa Chỉ: 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.62860099   Hotline: 0903.801.891 – 0913.801.891

Email: –   

Website: www.pcccsaigon.net – www.thietbipccc.org – pcccanphuc.vn

Để sát trùng tay, nhà cửa, đồ dùng trong mùa dịch, không ít gia đình đã tích trữ khá nhiều cồn  mà không quan tâm tới những nguy cơ an toàn cháy do cồn gây ra.

Cồn 70 - 90 độ được sử dụng phổ biến để sát khuẩn

Từ khi dịch Covid-19 hoành hành, nhiều gia đình bắt đầu có thói quen dự trữ cồn để diệt khuẩn khi tiếp xúc, cầm nắm và lau chùi các vật dụng trong nhà như: tay nắm cửa, sàn nhà, thậm chí dùng cồn xịt mọi loại túi đựng thực phẩm, rau củ khi mang về nhà. Do dùng nhiều nên có nhiều trường hợp mua sẵn trữ luôn trong nhà can lớn 10 lít, 5 lít... Khi hết thì sớt ra chai, pha loãng và sử dụng.

Tuy nhiên, việc tồn trữ, sử dụng cồn không đúng cách sẽ gây ra nguy cơ mất an toàn như dễ cháy, gây cháy lan, ảnh hưởng tới những người sử dụng, nhất là tại các gia đình có không gian nhỏ, hẹp.

Cồn dạng lỏng chứa ethanol [từ 50 độ trở lên] là các chất dễ cháy và dễ dàng bắt lửa. Cồn không gây nổ nhưng rất dễ cháy và cháy lan nhanh khi ở dạng lỏng, gây thiệt hại về tài sản và con người nếu không bảo quản đúng cách.

Thực tế, cồn được bán trên thị trường hiện nay thường là cồn 90 độ là một chất được kết hợp ethanol 96% và nước tinh khiết tạo thành. Cồn 90 độ giúp diệt vi khuẩn, virus và các loại nấm mốc khá tốt.

Cồn ethanol [70 - 90%] được chỉ định dùng để sát trùng vết thương ngoài da và khử trùng các dụng cụ y tế đã qua sử dụng. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, nhu cầu xịt khuẩn, diệt khuẩn tăng lên khiến cồn được sử dụng phổ biến hơn, nhất là tại các nhà dân. Cồn được ưa chuộng bởi dễ dùng, giá thành rẻ hơn nhiều so với các dung dịch diệt khuẩn, nước rửa tay khô trên thị trường.

Bình cồn bị ngã trong ô tô khi vận chuyển sẽ gây nguy hiểm về cháy, nổ

Bản chất là một chất dễ cháy nên việc lưu trữ và sử dụng cũng cần tuân theo các quy tắc nhất định để đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Công an quận Tân Bình khuyến cáo an toàn phòng cháy chữa cháy [PCCC] trong việc sản xuất, bảo quản và sử dụng cồn như sau:

* Sản xuất, bảo quản cồn an toàn

Tại các cơ sở sản xuất mua bán, tồn trữ cồn, hóa chất phải tuân theo các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và người dân sử dụng, bảo quản cần lưu ý sau:

- Cồn phải để nơi riêng biệt với các hàng hóa khác, cố định chắc chắn, tránh ngã đổ; vặn nắp chặt, kín.

- Có giải pháp ngăn chảy, tràn như xây đê, để trong thùng khuyu có sức chứa đủ lượng cồn tồn trữ nếu chảy ra ngoài...

- Cồn cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh lửa và ánh nắng mặt trời.

- Cất, trữ các can/chai cồn độ xa bếp, khu vực đun, nấu; tránh xa các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác..

- Nên dán nhãn trên các can, chai đựng cồn để tránh nhầm lẫn.

- Cồn cần phải được để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

- Phải có phương tiện PCCC, bình chữa cháy để sử dụng khi có cháy.

Một cơ sở mua bán cồn không có giải pháp chống chảy, tràn.

* Cách xử trí khi cháy cồn

Cồn ethanol cháy tạo ra ngọn lửa màu xanh lam, không có khói, có thể không nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng bình thường. Khi xảy ra cháy cồn cần:

- Sử dụng bình chữa cháy bột, bọt hoặc cát để dập lửa.

- Có thể dùng mền, khăn, vải ướt phủ kín khu vực cháy.

- Không sử dụng nước để chữa cháy đám cháy cồn vì dễ gây cháy lan.

- Thông báo cho mọi người biết để hỗ trợ và gọi ngay số điện thoại 114 để báo cháy đến Cảnh sát PCCC&CNCH.

Một đám cháy xăng, dầu được sử dụng chất chữa cháy là bọt foam, bột và cát

* Cách xử trí khi bị bỏng cồn

Bỏng do loại cồn này thường để lại những vết thương sâu, dễ gây biến chứng. Nên khi gặp phải tình huống bỏng do cồn cần làm theo những chỉ dẫn sau đây:

- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những trang sức, vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề.

- Giữ sạch vùng bỏng: Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ… lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da mọng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.

- Cách cấp cứu tốt nhất vẫn là nước lã dội liên tục trong 20 - 30 phút, sau đó dùng băng ép và đưa đến cơ sở y tế. Nếu quãng đường đến viện xa thì có thể bù dịch cho bệnh nhân bằng uống nước orezon, nước trà đường để tránh bị sốc./.

CÔNG AN QUẬN TÂN BÌNH

Video liên quan

Chủ Đề