Tại sao dân số Nhật Bản có xu hướng giảm

Nước Nhật được thế giới biết đến vì có nền kinh tế cực kỳ phát triển chỉ trong một thời gian ngắn, mặc dù đất nước này với điều kiện tự nhiên không nhiều thuận lợi, nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản, địa hình chủ yếu là đồi núi, thêm nữa thiên tai bão lũ, núi lửa, kèm theo đó là động đất, sóng thần… Có được thành công này phải nói đến con người Nhật Bản, người Nhật có những đặc điểm nổi bật so với người những quốc gia khác.

Một số khái quát về tình hình dân cư và con người Nhật Bản

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ NHẬT BẢN

Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số thành phó lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km2.

Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và của nam giới 79,19.

Nhật Bản có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm dần chỉ còn 0,1% năm 2005. Nhật Bản đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ hưu nhưng số lượng người thay thế lại giảm. Tuy là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp.

Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cư trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050.

Giới trẻ Nhật Bản ngày nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hôn muộn và sinh con ít, thậm chí ko muốn lập gia đình, vì các lý do về công việc, tính thích độc lập hay nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ gặp nhiều khó khăn.

ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI NHẬT BẢN

Người Nhật Bản vốn lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao do đó năng suất lao động cao, với một tác phong rất công nghiệp trong công việc. Họ luôn tận tâm tận lực trong công việc, coi công việc của cơ quan tập thể như công việc của mình, nhiều khi họ làm việc không phải vì quyền lợi cá nhân của riêng mình.

Người Nhật Bản vốn nổi tiếng về sự chăm chỉ. Thời gian làm việc trung bình một ngày của họ là 9 tiếng. Tuy vậy tỷ lệ thất nghiệp của Nhật chỉ 5,3%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển [OECD] là 8,1%. Các công ty Nhật luôn đề cao lòng trung thành và sự chăm chỉ của nhân viên.

Thêm nữa người Nhật có tinh thần tập thể rất cao. Họ đặt tập thể lên trên và gạt cái tôi riêng trong công việc. Điều tối kỵ của họ là làm mất danh dự của tập thể. Tinh thần này tạo nên sức mạnh của xứ sở hoa anh đào như ngày nay.

Con người Nhật rất ham học hỏi, quan sát từ những cái nhỏ nhất, sự cầu tiến cùng với sự sáng tạo đã giúp họ bắt kịp rất nhanh với các nước phát triển, từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới đến nền văn hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của mình.

Mức sống của người dân cao, theo báo cáo của IMF cho thấy GDP bình quân đầu người trong  năm 2009 của Nhật Bản là 39.573 USD. Nhật Bản có chỉ số phát triển con người [HDI – Chỉ số đánh giá một cách tổng quát về sự phát triển con người và sự phát triển của quốc gia] xếp thứ 8 trong 10 nước dẫn đầu thế giới và là nước dẫn đầu ở Châu Á tính cho năm 2007.

VĂN HÓA, TÔN GIÁO CƯ DÂN NHẬT

Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo [samurai] và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.

Có 90% dân số là người Nhật gốc thuộc cùng chủng tộc và nói cùng một ngôn ngữ nên họ có lòng tự hào dân tộc rất cao và mang một sắc thái rõ ràng, tính cách đặc trưng, đồng nhất.

Trong cuốn sách “Người Nhật trong cái hộp” của nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. Điều này có nghĩa là do tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Nếu nghĩ như thế này thì có thể hiểu được là lý do tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại là một nước an toàn, ít có tội phạm và trở thành một cường quốc về kinh tế như bây giờ.

Người Việt Nam tại Nhật

Dân số Nhật Bản giảm năm thứ 10 liên tiếp

[ĐCSVN] – Chính phủ Nhật Bản ngày 10/7 cho biết, dân số nước này đã giảm xuống còn gần 124,8 triệu người [tính đến 1/1/2019], mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi việc thống kê bắt đầu từ năm 1968. Tỷ lệ sinh thấp kỷ lục được cho là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

Dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng

Nhật Bản: Số lượng trẻ em suy giảm trong 38 năm liên tiếp

Người già được chăm sóc tại một trung tâm dưỡng lão ở Nhật Bản. [Ảnh: Kiều Giang]

Theo số liệu từ Chính phủ Nhật Bản, năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp số trẻ được sinh ra ở nước này chưa đến con số 1 triệu. Năm 2018, số trẻ được sinh ra giảm xuống còn 921.000, trong khi số người chết lên tới 1.363.564 người, tăng năm thứ sáu liên tiếp.

Trong năm 2018, dân số Nhật Bản giảm hơn 433.239 người, xuống còn 124.776.364 người [không bao gồm người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản], đánh dấu năm giảm thứ 10 liên tiếp.

Số người ở độ tuổi 65 trở lên chiếm 28,06%, tăng 0,4% so với một năm trước đó. Trong khi, tỷ lệ người dân ở độ tuổi 15 – 64 [nhóm dân số ở độ tuổi làm việc] chiếm 59,49%, giảm 0,28%.

Sự suy giảm dân số được ghi nhận ở 42 tỉnh, thành, trong đó Hokkaido có sự suy giảm mạnh nhất với mức giảm 39.461 người. Một vài địa phương có dân số tăng là Tokyo [tăng 73.205 người, lên mức 13,19 triệu người], Saitama, Chiba, Okinawa và Kanagawa.

Nguyên nhân khiến dân số Nhật Bản sụt giảm được giới phân tích nước này chỉ ra là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 tuổi đến 39 tuổi giảm mạnh tới 21% trong 10 năm trở lại đây. Điều này đã kéo theo số trẻ em được sinh ra giảm và tỷ lệ già hóa ngày càng tăng.

Trong khi đó, điều đáng chú ý là số người nước ngoài ở Nhật Bản lại có sự gia tăng thêm169.543 người, lên 2.667.199 người [so với con số cách đó một năm], với tất cả 47 tỉnh, thành đều chứng kiến sự gia tăng trong bối cảnh các công ty tuyển người nước ngoài đến làm việc, do thiếu lao động.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới và tỷ lệ sinh ở mức thấp nhất. Theo một ước tính, số người già từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản chiếm gần 40% tổng dân số vào năm 2060, tăng từ mức 23% vào năm 2010. Dân số già sẽ tạo ra những gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia. Lực lượng lao động sẽ phải gồng mình để gánh vác hệ thống thuế và an ninh xã hội./.

Kiều Giang [theo The Japan Times/Jiji, Japan Today/Kyodo]

TIN LIÊN QUAN

  • Xử lý nghiêm hành vi phát tán các tin giả, phản động, xấu độc lên mạng xã hội
  • Thay “áo mới” cho vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận
  • Đảng viên trẻ với khát khao cống hiến
  • Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN tại Mexico
  • EU bắt đầu cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt
  • Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa
  • Kéo dài thời gian giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 7

Video liên quan

Chủ Đề