Tại sao dân số nước ta tăng nhanh

Giải bài tập Bài 2 trang 72 SGK Địa lí 12

Đề bài

Tai sao ở nước ta hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ quy mô và cơ cấu dân số nước ta

Lời giải chi tiết

- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì : Việt Nam có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao => dẫn đến tỉ lệ sinh cao

- Ví dụ : Nếu số dân là 65 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 0,975 triệu người. Nếu  quy mô dân số 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,3%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 1,105 triệu người.

=> Như vậy, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số lớn nên dân số vẫn tăng thêm nhiều hơn.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Dân số trên thế giới hiện nay khoảng hơn 90 tỷ người và có tốc độ gia tăng dân số khá ổn định. Tại Việt Nam tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng dân số vẫn tăng nhanh và số dân vẫn tăng lên qua các năm. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thắc mắc và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Sơ lược về dân số Việt Nam

Theo thống kê kết quả tử cuộc điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam cho thấy tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số tại Việt Nam là 96.208.984 người và là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, con số này cũng đứng thứ 3 về thống kê các nước có số dân đông trong khu vực Đông Nam Á.

Trong đó có 47,88 triệu dân là nam giới chiếm 49.8% và 48,32 triệu người là nữ giới chiếm 50.2% trên tổng dân số. Cũng theo đó chúng ta có thể thấy sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân đạt 1,14%/năm và có xu hướng giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước [1,18%/năm].

Kết quả thống kê cũng cho thấy Việt Nam là một quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á với mật độ dân số là 290 người/km vuông tăng 31 người/km vuông so với năm 2009. Trong đó, khu vực Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Điều này chứng tỏ tốc độ đô thị hoá diễn ra ở nước ta khá nhanh và rộng khắp tại các địa phương đã tác động đến sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị.

Bên cạnh đó việc phân bổ dân cư giữa các vùng kinh tế – xã hội có sự khác biệt đáng kể, chủ yếu dân cư tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với khoảng 21%. Tây Nguyên và các vùng núi là nơi có ít dân cư sinh sống nhất chỉ chiếm 6.1% dân số.Trong đó 85.3% dân số là người kinh và 14.7% dân số là người thuộc các dân tộc khác.

Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tại Việt Nam

Theo thống kê những số liệu thu thập được về tỉ lệ gia tăng dân số Việt nam từ 1954 đến 2014 chúng ta có thể đưa ra những kết luận như sau:

  • Giai đoạn 1954 – 2014 dân số nước ta đã tăng liên tục và tăng nhanh, tăng khoảng 66.9 triệu dân.
  • Tỷ lệ gia tăng dân số có giảm qua các năm nhưng không ổn định giữa những thời kỳ
  • Trong giai đoạn 1954 – 1960 tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao nhất, vào khoảng 3.93%
  • Giai đoạn 1960 – 2014 tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần từ 3.93% xuống còn 1.03%

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh. Vậy tại sao trường hợp này lại xảy ra ở nước ta?

Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Việt Nam có xu hướng giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh đó là bởi các nguyên nhân tác động đến cơ cấu và sự gia tăng dân số. Thứ nhất nước ta là nước có dân số đông với quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cao. Thứ hai tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng vẫn là một nước có tỉ lệ gia tăng dân số cao trên thế giới, ước tính mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu dân.

Do đó mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số của nước ta vẫn tăng nhanh. Đây là một cơ hội lớn và cũng đặt ra nhiều thách thức trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của nước nhà. Từ đó đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách cụ thể tác động trực tiếp vào sự gia tăng dân số đi đôi với phát triển nền kinh tế để đảm bảo toàn dân có chất lượng cuộc sống tốt, ngang bằng với các quốc gia đang phát triển trên thế giới.

Trên đây là những thông tin về dân số và giải thích trực quan cho câu hỏi Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cuộc sống. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Skip to content

Phàn đáp án hay cho câu hỏi địa lý lớp 9: Quan sát hình trong sách giáo khoa, nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục từ 1954 đến 2003. Trong vòng 49 năm, dân số nước ta tăng thêm 57,1 triệu người, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,16 triệu người.

Xảy ra hiện tượng “bùng nổ dân số”.

  • Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta có sự biến động [ 1954 – 2003].
  • Thay đổi theo từng thời kì. Có thể chia thành hai thời kì:
    • Thời kỳ 1954 – 1970 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có sự biến động lớn, tăng giảm thất thường và ở mức cao, năm 1960 lên tới 3,9%/ năm.
    • Thời kỳ 1970 – 2003 tỉ lệ tăng ds tự nhiên giảm liên tục: 1970-  3,3%; 1976- 3,0%; 1979- 2,5%; 1989- 2,1%; 1999- 1,4%; 2003- 1,3%
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng là do:
    • Quy mô dân số nước ta lớn.
    • Nước ta có dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong tổng dân số.
    •  Công tác dân số KHH – GĐ có nhiều hạn chế.
    • Tỉ suất sinh của nước ta còn cao.

Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, đặt một áp lực khủng khiếp lên môi trường sống và sự phát triển của nhân loại. Nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Hậu quả và biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới

Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025.

Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.

Thống kê dân số nước ta

Nguyên nhân gia tăng dân số

Vậy nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Chênh lệch tỉ lệ sinh tử

Về bản chất, gia tăng dân số quá nhanh [thậm chí bùng nổ dân số] được hiểu là chênh lệch tỉ lệ sinh tử lớn. Khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi, dân số sẽ tăng.

Thế giới trong giai đoạn phát triển chính là thời điểm dân số tăng nhanh nhất. Điều kiện sống của con người được cải thiện, con người sống thọ hơn. Trong khi đó, tỉ lệ sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng lên. Đó là lí do tại sao dân số tăng.

Do nhu cầu lao động

Từ nhu cầu lao động trong phạm vị gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con. Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.

Nếu ở một quốc gia, tình trạng này phổ biến thì dân số gia tăng nhanh cũng là một điều dễ hiểu.

Quan niệm

Nguyên nhân gia tăng dân số tiếp theo chính là do quan niệm văn hóa phương Đông. Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề. Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số. Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những mục đích của việc  này là để giảm tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này. Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.

Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.

Gia tăng dân số để lại hậu quả gì?

Gia tăng dân số quá nhanh để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và áp lực vô cùng lớn lên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

Thứ nhất, bùng nổ dân số gây áp lực lên tự nhiên. Dân số đông hơn đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai, nước sạch, không khí sạch, tài nguyên cũng lớn hơn rất nhiều. Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, suy giảm tài nguyên ở nhiều quốc gia.

Theo thống kê, diện tích rừng giảm cũng là hệ quả của việc bùng  nổ dân số. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm cũng gia tăng. Ô nhiễm nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng ngày càng phổ biến và lan rộng. Tất cả những hậu quả trên làm tồi tệ hơn hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

Gia tăng dân số như một quả bom nổ chậm

Thứ hai, gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống của chính người dân lâm vào tình cảnh khốn khó.

Hơn nữa, gia tăng dân số dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Ở những quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế, xã hội, y tế còn chưa phát triển, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao. Thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ điều kiện học tập và phát triển. Dân số quá đông khiến thế giới sẽ phải gồng mình lên khi đối mặt với tội phạm, chiến tranh và dịch bệnh.

>> Xem thêm:

  • Độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam
  • Bình đẳng giới ở Việt Nam

Biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số

Cả thế giới đang không ngừng chạy đua để giải quyết những vấn đề mang tính thời sự như gia tăng dân số. Bên cạnh nguyên nhân gia tăng dân số thì giải pháp là điều được các nhà nghiên cứu quan tâm lớn. Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng những biện pháp dưới đây phần nào giảm nhẹ được tình trạng này.

Kết quả điều tra dân số sơ bộ năm 2019 của Việt Nam

Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là biện pháp thiết thực nhất để kiểm soát tình trạng gia tăng dân số. Trung Quốc đã làm rất tốt điều này, Tuy nhiên, các chính sách, quy định phải rõ ràng, triệt để và tiếp cận rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, việc giáo dục và tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề này có vai trò và ý nghĩa lâu dài hơn cả. Việc giáo dục về dân số phải được thực hiện rộng rãi, hướng tới nhiều đối tượng và ưu tiên giáo dục từ khi còn nhỏ.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gia tăng dân số mà các chuyên gia đang nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Mong rằng tình trạng này sẽ cải thiện trong tương lai vì sự phát triển bền vững của thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề