Tại sao giá xăng tăng khi nga đánh ukraine

Theo nhận định của một số chuyên gia tài chính, giá cổ phiếu một số ngành sẽ được hưởng lợi là dầu khí, phân bón và thép từ diễn biến căng thăng leo thang giữa Nga – Ukraine.

  • Nhận định chứng khoán tuần từ 28/2 - 4/3: Chờ cơ hội bứt phá trở lại

  • Chứng khoán Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng phát triển tích cực

Một số chuyên gia chứng khoán dự báo: Dòng tiền giải ngân vào thị trường có thể lớn dần từ cuối quý 2/2022, dự kiến VN-Index năm nay có thể tăng trưởng 20% và lên 1.800 điểm.

Trong phiên sáng 1/3, nhóm cổ phiếu thép cũng được xem là điểm nhấn gây sự chú ý khi giá phôi thép cho dấu hiệu tăng tốc thời gian gần đây với NKG, HSG, HPG nằm trong Top những mã giao dịch sôi động nhất HoSE. Trong đó, HPG chỉ nhích +0,4%; HSG +3,4% lên 39.650 đồng/cổ phiếu, khớp 16,2 triệu đơn vị; NKG +4,1% lên 45.950 đồng/cổ phiếu dù có thời điểm tăng trần, khớp 11,1 triệu đơn vị; TLH +2% lên 20.450 đồng/cổ phiếu; SMC +1,1%; PIM +0,7%.

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu dầu khí đều giảm điểm; nhóm phân bón, than cũng đang chịu áp lực chốt lời sau các phiên tăng mạnh trước đó. Theo đó chỉ có lác đác vài cổ phiếu tăng điểm như: PVT, PXS, CNG, trong khi PVD đứng tham chiếu, còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

Tạm kết thúc phiên sáng 1/3, sàn HoSE có 235 mã tăng và 204 mã giảm, VN-Index tăng 7,99 điểm [+0,54%], lên 1.498,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 508 triệu đơn vị, giá trị 15.630,1 tỷ đồng, tăng 22% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,3 triệu đơn vị, giá trị 397,2 tỷ đồng.

Sàn HNX có 107 mã tăng và 104 mã giảm, HNX-Index tăng 2,38 điểm [+0,54%], lên 442,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 73,88 triệu đơn vị, giá trị 2.198,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,34 triệu đơn vị, giá trị 47,6 tỷ đồng.

Báo cáo mới nhất của Khối Phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect cho rằng: “Tình hình căng thẳng Nga-Ukraine có thể sớm đạt đỉnh và hạ nhiệt. VnDirect đánh giá tác động trực tiếp của xung đột Nga - Ukraine đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ không lớn. Giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine hiện chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu và hai nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam”.

Theo VnDirect, giá dầu và phân đạm có thể neo ở mức cao do cuộc xung đột Nga - Ukraine Theo đó, dầu Brent dự kiến đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105 - 110 USD/thùng sau đó sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC]. Nga hiện là nước xuất khẩu phân đạm, NPK hàng đầu thế giới. Dưới tác động của các lệnh trừng phạt và việc Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để phòng vệ, giá phân bón dự kiến “leo thang” năm 2022.

“‘Trong nguy có cơ’, một số ngành được hưởng lợi với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới. Nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp ngành thép, phân bón có thể được hưởng lợi từ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, khiến giá bán neo cao và nhu cầu xuất khẩu gia tăng”, đại diện VnDirect cho biết.

Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BSC], diễn biến xung đột Nga – Ukraine đang là thông tin thu hút sự chú ý và thị trường rất khó kỳ vọng có nhịp tăng mạnh trong ngắn hạn. Thị trường tiếp tục dự báo vận động khoảng 1.485 - 1.515 điểm trong tuần này và không loại trừ còn những nhịp rung lắc mạnh. Tuy nhiên, báo cáo BSC mới đây cho thấy, trong một chiến dịch quân sự tương tự của Nga trong quá khứ, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như đứng ngoài ảnh hưởng của diễn biến này.

Phía BSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DPM và DCM, nhờ kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phân bón tăng cùng giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao. Đối với ngành thép, Nga đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU [Sau Thổ Nhĩ Kỳ], chiếm tỷ trọng khoảng 14,1% đối với thép dẹt và 19% đối với thép dài. Tỷ trọng xuất khẩu vào EU của một số bên liên quan như Ukraine là 8% thép dẹt và 7,4% thép dài, với Belarus là 14,4% thép dài, với Trung Quốc là 5,7% thép dẹt và 5,8% thép dài.

Theo BSC, nếu lượng xuất khẩu này bị cắt giảm do cấm vận thì sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu khác vào thị trường này, đặc biệt với nhóm tôn mạ hiện đang xuất nhiều sang thị trường này [NKG, HSG]. Hiện HPG không xuất nhiều thép xây dựng sang EU. BSC có quan điểm khả quan đối với cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thép lớn, đặc biệt là nhóm tôn mạ có xuất khẩu vào EU như NKG, HSG, do có thể hưởng lợi nếu EU cắt giảm nhập khẩu thép từ Nga và Belarus, Ukraine không duy trì sản xuất được do chiến tranh. “Điểm cần lưu ý là EU vẫn áp hạn ngạch nhập khẩu [> 3% sẽ tăng bước thuế] lên các quốc gia xuất khẩu vào đây và Việt Nam đang chiếm tỷ trọng 2% nhập khẩu thép dẹt của khối này”, các chuyên gia của BSC cho biết.

Tin, ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

Chứng khoán ngày 28/2: Nhóm cổ phiếu thép, vật liệu xây dựng tăng trở lại

Phiên giao dịch hôm nay [28/2] chứng kiến áp lực bán mạnh của các bluechip từ đầu phiên. Điều này đã tạo lực cản khiến VN-Index không đứng vững, về sát mốc 1.490 điểm.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chứng khoán,
  • cổ phiếu,
  • VN-Index,
  • Xung đột Nga – Ukraine,

28 tháng 2 2022

Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã tăng lãi suất lên 20% từ 9,5% để giảm bớt tác động của việc đồng rouble mất giá.

Chụp lại hình ảnh,

Người dân ở St Petersburg xếp hàng rút tiền hôm Chủ Nhật

Có thời điểm, đồng tiền Nga đã giám gần 30% so với USD, xuống mức thấp nhất là 119 rouble /USD trong giao dịch đầu giờ ở châu Á.

Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow cho biết hôm 28/02 rằng giao dịch ngoại hối và thị trường tiền tệ sẽ mở cửa lúc 10 giờ sáng giờ địa phương, muộn hơn 3 giờ so với thường lệ.

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết vẫn chưa có quyết định chính thức về việc mở cửa các thị trường khác.

"Các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga đã thay đổi mạnh", Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một tuyên bố.

Liệu Tổng thống Nga Putin sẽ bấm nút hạt nhân?

Chiến tranh Ukraine: Hai ông Elon Musk và Phạm Nhật Vượng làm gì?

Có phải chiến tranh tạo dựng lịch sử theo chu kỳ ?

VN bán đấu giá xăng từ nguồn dự trữ trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung

Tổng thống Vladimir Putin quyền lực cỡ nào?

Việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất khẩn cấp là một nỗ lực để ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng rouble so với USD, đe doạ xoá sổ sức mua của đồng tiền và phá huỷ khoản tiền tiết kiệm của người dân Nga.

Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga đã kêu gọi người dân bình tĩnh trong bối cảnh lo ngại các lệnh trừng phạt có thể châm ngòi cho cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng. Tuy khẳng định có đủ nguồn lực và công cụ cần thiết để duy trì sự ổn định tài chính, có lo ngại rằng các ngân hàng Nga có thể chứng kiến dòng người cố gắng rút tiền.

Một số video trên mạng xã hội cho thấy hàng dài xếp hàng trước các máy rút tiền và đổi tiển ở thủ đô Moscow, lo ngại rằng thẻ ngân hàng của họ có thể ngừng hoạt động hoặc bị giới hạn số tiền có thể rút.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tiền Nga mất giá nghiêm trọng trong vài ngày

Tuần trước, ngân hàng Trung ương Nga đã buộc phải tăng lượng tiền cung ứng cho các máy rút tiền ATM sau khi nhu cầu tiền mặt đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Nga có khoảng 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối - một kho dự trữ tiết kiệm lớn được tích lũy từ giá dầu và khí đốt tăng cao.

Nhưng vì rất nhiều tiền này được lưu trữ bằng ngoại tệ như đồng USD, euro và đồng bảng Anh cũng như vàng, lệnh cấm của phương Tây đối với giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga đã hạn chế Moscow tiếp cận tiền mặt.

Sau khi các lệnh trừng phạt được công bố vào hôm thứ Hai, giá trị đồng tiền của Nga, đồng rouble, đã giảm tới 40% so với đồng đô la Mỹ.

Will Walker-Arnott, giám đốc đầu tư cấp cao tại Charles Stanley, nói với BBC rằng "có vẻ như Nga đang ngày càng trở thành một quốc gia kinh tế kém cỏi, ngày càng bị cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu".

Việc cắt một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT là biện pháp khắc nghiệt nhất được áp dụng đối với Moscow sau cuộc xung đột ở Ukraine.

Nga phụ thuộc rất nhiều vào SWIFT để xuất khẩu dầu vào khí đốt, xương sống kinh tế quan trọng của nước này. Nhiều tập đoàn lớn do chính phủ Nga sở hữu cổ phần đa số hoặc một số lớn cũng sẽ đánh mất danh tiếng vì cuộc chiến ở Ukraine.

Ở chiều ngược lại, thị trường châu Âu cũng giảm đáng kể trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về sự ổn định tài chính sau khi Nga đưa quân và Ukraine và các nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt với Nga.

Giá dầu thô đã tăng 4,5%, trong khi đó, USD và giá vàng cũng tăng khi các nhà đầu tư tìm kiếm những nơi an toàn hơn cho dòng tiền của họ.

Lệnh trừng phạt của Anh nhằm gây hậu quả nghiêm trọng cho Putin

Chính phủ Anh tuyên bố gói trừng phạt là những biện pháp kinh tế mạnh nhất mà Anh từng ban hành để chống lại Nga. Anh Quốc nói rõ gói trừng phạt này sẽ gây ra những "hậu quả tàn khốc" đối với nước Nga và Tổng thống Putin.

Hơn 100 công ty và giới tài phiệt thân tín của Putin đã phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt trị giá hàng trăm tỷ bảng Anh. Lệnh trừng phạt cũng bao gồm cả việc đóng băng tài khoản và cấm đi lại.

Đặc biệt, lệnh trừng phạt này là cú đánh mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và quốc phòng của Nga.

Anh Quốc đã ra lệnh phong tỏa tài sản của các ngân hàng, doanh nghiệp Nga như ngân hàng VTB, trị giá 154 tỷ bảng, của tập đoàn vũ khí Rostec, có doanh thu xuất khẩu một năm 13 tỷ USD.

Các biện pháp trừng phạt cũng sớm được áp dụng đới với 571 thành viên của Duma quốc gia Nga và Hội đồng Liên bang.

Anh cũng cấm hãng hàng không Aeroflot và tất cả các máy bay thương mại và tư nhân khác của Nga bay vào không phận Vương quốc Anh.

Anh đồng thời cũng sử dụng lợi thế của trung tâm tài chính quan trọng nhất châu Âu để đóng băng tài sản của các ngân hàng Nga, cấm các ngành kinh tế quan trọng và các công ty huy động tài chính của Nga hoạt động tại thị trường tiền tệ của Anh.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak khẳng định các biện pháp này thể hiện "quyết tâm của Anh trong việc áp dùng các trừng phạt kinh tế nghiêm khắc để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nọi Anh áp dụng các trừng phạt kinh tế nghiêm khắc để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine

Với gói trừng phạt chưa từng có này, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ làm tê liệt sự phát triển kinh tế của Nga trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Các đồng minh thân cận của Nga như Belarus cũng có thể phải hứng chịu các trừng phạt tương tự.

EU và Hoa Kỳ đã đưa ra các lệnh trừng phạt với chính phủ và các cá nhân ở Nga.

Ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và mới đây nhất là Singapore cũng tung ra các lệnh trừng phạt với Nga.

Video liên quan

Chủ Đề