Tại sao lại nội công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Công ty luật Thái An nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Công ty tài chính và ngân hàng như sau. 

Về hoạt động

Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định: Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với các chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để nhận tiền gửi của tổ chức;Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiểu để huy động vốn của tổ chức;Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy từ có giá khác;
Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Đối chiếu với cá quy định trên ta có thể nhận thấy rằng Công ty tài chính có những đặc điểm cơ bản khác với các Ngân hàng, Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thự hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong khi đó thì phạm vi hoạt động nghiệp của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn. Công ty tài chính chỉ được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Về mức vốn pháp định

Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có mức vốn pháp định. Tuy nhiên vốn pháp định của Ngân hàng cao hơn của công ty tài chính.
Danh mục - mức vốn kinh doanh của tổ chức tín dụng [ban hàng theo nghị định số 10/011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chinh Phủ]

STT

Loại hình tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011

I

Ngân hàng

1

Ngân hàng thương mại

A

Ngân hàng thương mại nhà nước

3.000 tỷ đồng

B

Ngân hàng thương mại cổ phần

3.000 tỷ đồng

C

Ngân hàng liên doanh

3.000 tỷ đồng

D

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

3.000 tỷ đồng

Đ

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

2

Ngân hàng chính sách

5.000 tỷ đồng

3

Ngân hàng đầu tư

3.000 tỷ đồng

4

Ngân hàng phát triển

5.000 tỷ đồng

5

Ngân hàng hợp tác

3.000 tỷ đồng

6

Quỹ tín dụng nhân dân

A

Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương

3.000 tỷ đồng

B

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

0.1 tỷ đồng

II

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

1

Công ty tài chính

500 tỷ đồng

2

Công ty cho thuê tài chính

150 tỷ đồng

*

Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Theo ông Nguyễn Anh Hoàng [Hà Nội] được biết quy định hiện nay công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay Margin, ứng trước, và tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng có quy định:

“Điều 4: Giải thích từ ngữ

… 4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

… 12. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

a] Nhận tiền gửi;

b] Cấp tín dụng;

c] Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

... 14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Với những dẫn chiếu trên, ông Hoàng hỏi, công ty chứng khoán có phải là tổ chức tín dụng phi ngân hàng không?

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 4, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 [được sửa đổi, bổ sung năm 2017], tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Căn cứ Điều 3, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính, không có quy định đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm: Công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính. Công ty chứng khoán không thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý, cấp phép.

Chinhphu.vn


Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay [Ảnh minh họa]

1. Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

2. Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

2.1. Ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng thương mại: loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng chính sách: ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Ngân hàng hợp tác xã: ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

2.2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

- Công ty tài chính;

- Công ty cho thuê tài chính, đây là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

2.3. Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

2.4. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

>>> Xem thêm: Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?

Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?

Mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành có gì khác so với trước đó?

Minh Phương

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề