Ap credit là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hạn mức tín dụng
  • 2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng
  • 3. Phân loại hạn mức tín dụng
  • 4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng
  • 5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố
  • 6. Thay đổi hạn mức tín dụng

1. Khái niệm hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng [tiếng Anh là Line of credit] có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng ngay lúc xét duyệt.

Hạn mức thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng và không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt mức tối đa của thẻ thì sẽ chịu thêm phí do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ.

Hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

- Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.

- Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.

3. Phân loại hạn mức tín dụng

Có hai loại hạn mức tín dụng:

1] Hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;

2] Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.

4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:

- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,...

- Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.

- Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.

- Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố

- Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng

- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này [có thể lên đến 70 – 90% giá trị]

- Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác

- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ

- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt.

6. Thay đổi hạn mức tín dụng

* Điều kiện thay đổi hạn mức:

Thu nhập:

- Bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy được, hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hoặc thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng, giảm hạn mức thẻ của các bạn mới có thể được phê duyệt.

- Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu nhiều hơn hoặc ít #29;đi các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Tạo lịch sử tín dụng tốt:

- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng

- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích

- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng

- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn

- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới

* Thủ tục thay đổi hạn mức

Thủ tục yêu cầu tăng, giảm hạn thẻ tín dụng khá đơn giản:

- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.

- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.

Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ. Rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.

* Cách thay đổi hạn mức tín dụng:

Nếu muốn tăng, giảm hạn mức, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Ra chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất

Bước 2: Vào quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân

Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng hoặc giảm hạn mức của mình.

Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ.

Bước 5: Đồng ý tăng, giảm hạn cho khách hàng theo quy định.

Một số ngân hàng hiện nay còn áp dụng dịch vụ tăng, giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên, dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ. Vì vậy, trong mọi trường hợp khách hàng cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu thường là 5% của tổng nợ tháng trước đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.

Hạn mức tín dụng dành cho khách hàng mới của ngân hàng hiện nay sẽ cao hơn lương từ 2 – 3 lần. Một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162 để được giải đáp thêm.Trân trọng cảm ơn!

Thông qua các khóa học Nâng cao [Advanced Placement – AP], du học sinh bậc trung học có cơ hội tích lũy được tín chỉ hoặc đứng ở vị trí cao của hầu hết các trường cao đẳng và đại học của quốc gia. Không chỉ các trường đại học Mỹ, điểm AP còn được chấp nhận là tiêu chí xét tuyển đầu vào của các trường đại học của trên 55 quốc gia.

Chương trình Nâng cao [AP] là gì?

Chương trình AP – Advanced Placement [Xếp lớp nâng cao] được xây dựng năm 1955, là các khóa học được quản lý bởi tổ chức College Board, cũng là đơn vị tổ chức của các kỳ thi SAT và TOELF.  College Board là hiệp hội có hơn 5.200 trường trung học, đại học và các tổ chức giáo dục khác.

Các lớp học AP được tạo ra nhằm mục đích tạo cơ hội cho các học sinh giỏi và có động lực học tập tốt được học chương trình bậc đại học và có khả năng lấy được tín chỉ đại học ngay khi còn ở bậc phổ thông. Việc dạy và học AP rất phổ biến tại các trường phổ thông tại Mỹ.

Hiện chương trình AP đã có khoảng 37 lớp học với 22 lĩnh vực khác nhau, và nội dung giảng dạy tương ứng với nội dung đào tạo năm đầu của Đại học. Nội dung các lớp này được biên soạn bởi một ủy ban gồm các Khoa của trường Đại học và các giáo viên dạy môn AP của trường phổ thông. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo chuyển tải được nội dung kiến thức và kỹ năng yêu cầu ở bậc Đại học [năm đầu] cho học sinh, để học sinh làm quen, nhập môn và có cơ hội lấy được tín chỉ Đại học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông.

Các khoá học phổ biến bao gồm:

Mỹ thuật/Art: Art History, Studio Art

Ngôn ngữ/Languages:Chinese, French, German, Italian, Japanese, Latin, Spanish

Lịch sử/History [US, European, World]

Khoa học/Science [Biology, Physics, Chemistry]

Tiếng Anh/English [Language, Literature]

Khoa học máy tính/Computer Science

Toán/Mathematics: Calculus, Statistics

Ủy ban sẽ soạn thảo AP Course Descriptions và công bố rộng rãi. Đây là nội dung căn bản để các giáo viên dạy môn AP ở trường Trung học bám theo. Tuy nhiên họ được linh động xem xét cách giảng dạy cho phù hợp.

AP [Advanced Placement] giúp gì cho học sinh trung học?

Lợi thế đối với hồ sơ xét tuyển vào đại học

Thứ nhất, điểm AP và kết quả thi AP là những căn cứ cho bộ phận xét tuyển đại học thấy được mức độ thử thách của học sinh quan tâm du học Mỹ trong một chương trình học mang tính cạnh tranh cao và như thế sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các thí sinh đại học có điểm AP trong việc được xét tuyển vào ĐH so với các ứng viên không có điểm AP.

Thứ hai, hơn 90% các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ [và Canada] và một số trường đại học tại các nước khác sẽ công nhận trình độ nâng cao và/hoặc cấp các credits/tín chỉ đại học cho các điểm đạt yêu cầu trong các môn thi AP của thí sinh nộp đơn vào đại học. Được cấp các tín chỉ của môn học nghĩa là sẽ được miễn học số tín chỉ tương đương của môn học đó ở bậc đại học. Học chương trình AP sẽ được miễn tín chỉ tại hầu hết các trường Đại học ở Mỹ, gồm cả những trường IVY League hàng đầu, điển hình các trường như: Đại học Stanford, ĐH Harvard, Đại học Yales, ĐH Princeton, Đại học Columbia.

Lợi thế trong việc xét cấp học bổng

Điểm AP và kết quả thi AP là một trong những căn cứ cho bộ phận xét tuyển đại học thấy được mức độ thử thách của học sinh trong một chương trình học mang tính cạnh tranh cao. Các thí sinh có điểm AP được cho là những học sinh ngay từ bậc phổ thông đã biết định hướng, có kế hoạch học tập chu đáo, chịu khó và chịu thử thách. Các thí sinh có điểm AP có lợi thế rất lớn trong việc được xét tuyển vào đại học và được cấp học bổng, so với các học sinh không có điểm AP.

Theo nghiên cứu của Colledge Board:

31% trường Đại học ở Mỹ cho biết sẽ ưu tiên cấp học bổng cho sinh viên đã từng học lớp AP ở phổ thông [nếu họ phải xem xét chọn lựa giữa hai người, có học và chưa từng học AP ở Trung học];

85% trường Đại học ở Mỹ cho biết họ ưu tiên nhận  sinh viên đã từng học AP ở phổ thông.

Không chỉ các trường đại học Bắc Mỹ, điểm AP còn được chấp nhận là tiêu chí xét tuyển đầu vào của các trường đại học của trên 55 quốc gia trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Chương trình AP được đa số các trường đại học ở Hoa Kỳ, Canada và nhiều quốc gia khác công nhận là chương trình đào tạo nâng cao. Các trường đại học sẽ cấp tín chỉ đại học với điều kiện thí sinh đạt được mức điểm yêu cầu tại kì thi AP.

Nhờ vậy, sinh viên được bỏ qua các môn học nhập học ở năm đầu đại học để vào các môn học chuyên ngành, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí: tiết kiệm học phí [vốn là một khoản chi phí đáng kể đối với du học sinh Mỹ], sinh hoạt phí, tiền mua sách. Cụ thể là, nếu bạn thi 3 – 4 môn AP ở trung học đạt điểm tốt, nhiều trường đại học Mỹ sẽ chứng nhận cho bạn số tín chỉ tương đương với 1 học kỳ năm thứ 1 đại học, tương đương hàng nghìn đến hàng chục nghìn USD học phí mà bạn sẽ tiết kiệm được.

Các thuận lợi này sẽ giúp cho sinh viện có thể rút ngắn thời gian để vào các môn học chuyên ngành, hoặc có điều kiện theo đuổi các ngành kép hoặc kết hợp vừa học Cử nhân vừa học chương trình Thạc sĩ, hoặc có nhiều thời gian hơn cho việc đi thực tập. Và như thế sẽ tiết kiệm được chi phí trong thời gian học đại học.

Nâng cao kỹ năng học tập tại bậc đại học

Việc học và thi AP sẽ giúp định hướng phong cách học tập của học sinh tốt hơn thông qua các hoạt động thảo luận, hợp tác giải quyết vấn đề, hình thành thói quen quản lý thời gian. Học các khoá học AP cũng giúp học sinh biết cách hành văn một cách rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục. Đây là những kỹ năng thiết yếu để học tập ở bậc Đại học, giúp sinh viên tự tin giải quyết các thử thách tại trường đại học.

Nghiên cứu cho thấy sinh viên đã học lớp AP ở bậc phổ thông có tỷ lệ tốt nghiệp Đại học sau 4 năm cao hơn 62% so với nhóm sinh viên không học AP ở bậc phổ thông [thời ngian tốt nghiệp trung bình là 5-6 năm]

Bài viết liên quan:

Du học Mỹ – Chương trình Honors Courses là gì?

Video liên quan

Chủ Đề