Đóng phát tiền điện ở đâu

Ngày hỏi:14/07/2020

Vợ chồng tôi mới ra ở riêng có lắp đồng hồ điệm, hôm trước có giấy báo tiền điện nhưng tôi không biết đến đâu nộp tiền điện. Vậy cho hỏi phải ra đâu để nộp tiền điện? Xin cảm ơn!

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật điện lực 2004 quy định về việc thanh toán điện như sau:

    Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

    Mặt khác, tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định: Khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.

    Theo quy định trên thì tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm mà hai bên thỏa thuận cho việc chi trả thuận lợi nhất, hoặc thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.

    Trân trọng!


Điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay nên việc bị cắt điện dẫn đến rất nhiều rắc rối. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày sẽ không thể làm hoặc trở nên vất vả hơn khi không có điện. Chính vì vậy mọi người cần nắm rõ quy định cắt điện và cấp điện trở lại để chủ động, tiện lợi trong việc sử dụng và thanh toán tiền điện. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu những lý do dẫn đến bị cắt điện và làm thế nào để được cấp điện trở lại nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bị cắt điện

Tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định bên bán điện chỉ được ngừng, giảm mức cung cấp điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp. Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
  • Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện; và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
  • Bên mua điện có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật: phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực; vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; trộm cắp điện; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nguyễn nhân dẫn đến bị cắt điện

Nếu công ty Điện lực tự ý ngừng, giảm mức cung cấp điện trái với quy định của pháp luật thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân bị cắt điện là do thanh toán tiền điện muộn, hoặc không đóng tiền điện cho nhà cung cấp điện. Do đó, cá nhân và hộ gia đình cần lưu ý thời gian đóng tiền điện hàng tháng để tránh tình trạng bị cắt điện và gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Về vấn đề này, theo điều 23, Luật Điện lực 2012 quy định thanh toán tiền điện như sau: Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Tại khoản 6, điều 23 bộ Luật điện lực có quy định cụ thể, trong trường hợp khách hàng chậm đóng tiền điện hoặc không đóng tiền điện sẽ được nhà cung cấp điện gửi thông báo 3 lần. Nếu sau 15 ngày kể từ lần thông báo đầu tiên khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền điện thì bên cung cấp điện sẽ có quyền ngừng cung cấp điện cho khách hàng. Nhà cung cấp điện sẽ phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho khách hàng mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do ngừng cấp điện gây ra.

Bị cắt điện làm thế nào để được cấp điện trở lại?

Nếu trường hợp bị cắt điện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì khách hàng cần nhanh chóng khắc phục sao cho phù hợp với quy định và đến công ty điện xin cấp điện trở lại. 

Khi bị cắt điện do chậm đóng tiền điện hoặc không đóng tiền điện, để được cấp điện trở lại, hộ gia đình, cá nhân cần phải  nhanh chóng thanh toán số tiền điện còn nợ nhà cung cấp điện phụ trách nơi mình ở. Hiện nay, khách hàng có thể thanh toán tiền điện tại văn phòng của công ty điện lực qua hệ thống ngân hàng, qua cổng thanh toán trực tuyến hoặc bất cứ địa điểm nào được ủy quyền thu tiền điện.

Bị cắt điện làm thế nào để được cấp điện trở lại?

Ngoài ra theo Quyết định 8474/QĐ-BCT, ban hành ngày 23/9/2014 của Bộ Công thương, bên cạnh số tiền điện phát sinh trong tháng, hộ gia đình, cá nhân còn phải trả phí để được cấp điện và sử dụng trở lại.

Theo quy định, mức phí này được quy định như sau:

  • Từ 0,4kV trở xuống: 81.000 đồng
  • Trên 0,4kV đến 35kV: 222.000 đồng
  • Trên 35kV: 344.000 đồng

Và mức phí này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Sau khi khách hàng thanh toán tiền điện và đóng phí mở sử dụng điện trở lại thành công, trong vòng tối đa 24giờ công ty điện sẽ tái cấp điện cho khách hàng.

Trên đây là một số thông tin giúp người sử dụng điện tìm lời giải cho vấn đề tại sao bị cắt điện và gợi ý giải pháp khi bị cắt điện nên làm cách nào để được cấp điện trở lại. Bạn đọc hãy lưu ý để đảm bảo quyền lợi sử dụng điện của mình và gia đình.

CHọn dịch vụ thanh toán online

Hướng dẫn xem mã khách hàng

Thông tin hỗ trợ

Quá hạn nộp tiền điện thì người nộp tiền điện phải thanh toán tiền điện cộng thêm tiền lãi do trả chậm.

Tóm tắt câu hỏi :

Theo như khoản 6, điều 23 Luật điện lực, trường hợp bên mua điện [khách hàng] không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo ba lần thì sau 15 ngày kể từ lần thông báo đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra. Vậy thì việc cắt điện vào lúc 11h trưa ngày 31/12/2014 có đúng luật [ Phiếu thanh toán tiền điện được phát vào ngày 22/12/2014]. 1h30 chiều tôi thanh toán tiền điện và phải đóng phí gắn điện là 89.000 đồng. Và chỉ có mình tôi bị cắt điện trong khi 1 số hộ gần nhà tôi vẫn chưa thanh toán, suốt cả buổi chiều không có trường hợp nào như tôi. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng luật không? Và biên lai thu tiền phí phạt của tôi lại để ngày thanh toán là 5/1/2015.

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty    LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty  LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trường hợp của bạn phiếu thanh toán tiền điện được phát vào ngày 22/12/2014 thông thường ngày phát phiếu được tính luôn là ngày thông báo thu tiền điện lần thứ nhất.

Theo khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định: “Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.”

Như vậy,15 ngày kể từ ngày thông báo đầu tiền [ngày 22/12/2014] là ngày 6/1/2015. Đồng thời nếu trong thời hạn 15 ngày mà gia đình bạn không nộp tiền thì trước khi cắt điện ngày 6/1/2015 họ phải thông báo cho bạn trước 24 giờ tức ngày 5/1/015 bạn phải nhận được thông báo cắt điện.

Theo như bạn kể lại sự việc thì 11h trưa ngày 31/12/2014 họ cắt điện nhà bạn, 1h30 chiều ngày hôm đó gia đình bạn đã nộp tiền điện luôn. Ngày 31/12/2014 vẫn còn trong thời hạn 15 ngày, nên việc bên cơ quan điện cát điện nhà bạn như vậy là sai quy định về thời hạn nộp chậm tiền điện của   Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Bên cạnh đó họ còn yêu cầu gia đình bạn đóng phí gắn điện cũng không đúng luật. Vì họ cắt điện gia đình bạn sai quy định thì họ phải tự gắn điện lại cho gia đình bạn và gia đình bạn không phải chịu bất kỳ chi phí nào ngay cả chi phí gắn điện.

Xem thêm: Kháng cáo quá hạn là gì? Kháng cáo quá hạn trong Tố tụng hình sự?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Với sự vi phạm Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung năm 2012  của bên quản lý điện, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu họ hoàn lại cho gia đình bạn các khoản chi phí phát sinh như phí gắn điện, và phải xin lỗi gia đình về hành vi vi phạm.

Trường hợp nếu họ không chịu trả lại 89.000 đồng mà gia đình bạn đã nộp phí gắn điện bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý điện đã thu tiền điện gia đình bạn để được đòi lại quyền lợi chính đáng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Công ty điện lực có quyền cắt điện khi không thanh toán tiền điện không?

– Vi phạm các quy định về thị trường điện lực

–Thanh toán tiền điện

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

Xem thêm: Tiền chi trả là gì? Đặc điểm và chức năng của tiền chi trả

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật dân sự miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề