Tại sao nam cực không có gấu

Gấu Bắc Cực còn gọi là “gấu trắng”, thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu Alaska, là động vật ăn thịt sống trên cạn đứng thứ 2 trên thế giới. Do nó to lớn, hung dữ, nên có biệt danh là “ác bá vùng băng tuyết”, trừ loài người ra chúng không có đối thủ.

Điều khó hiểu là, tại sao gấu Bắc Cực chỉ phân bố ở vùng Bắc Cực, mà ở Châu Nam Cực cũng băng tuyết trắng trời như vậy lại không thể tìm thấy gấu Bắc Cực nhỉ? Theo khảo sát một thời gian dài của các nhà khoa học ở Nam Cực và cả những nghiên cứu về nguồn gốc của loài gấu, đã phát hiện ra rằng, điều này có liên quan đến sự thay đổi về lịch sử địa chất và sự xuất hiện khá muộn của loài gấu.

Khoảng 200 triệu năm trước, Châu Nam Cực và Châu Nam Mĩ, Châu Phi, ấn Độ, Australia ngày nay nối liền với nhau, tạo thành một lục địa thống nhất, gọi là “lục địa cổ phía Nam”. Sau này, do sự vận động của vỏ Trái Đất và sự mở rộng không ngừng của hải dương, lục địa cổ này bắt đầu có sự chia cắt. Nam Cực dần dần có sự tách rời với tất cả các lục địa khác của Nam bán cầu, và ngày càng trượt xa dần, tạo thành mỗi bên chiếm một phía khác nhau. Đến cách đây khoảng 66 triệu năm, Nam Cực mới ổn định tại vị trí như ngày nay, trở thành một “lục địa thứ 7” độc lập trên Trái Đất.

Từ góc độ tiến hoá của động vật cho thấy, loài gấu xuất hiện khá muộn, nguồn gốc của chúng chỉ có thể ngược dòng về 22 triệu năm trước, điều này giải thích Nam Cực sở dĩ không có gấu Bắc Cực là vì ngay trước khi loài gấu xuất hiện thì Nam Cực đã là một lục địa băng tuyết được đại dương bao bọc. Chính đại dương mênh mông đã cắt đứt con đường sống của gấu Bắc Cực, làm cho loài động vật to lớn này không thể nào đi đến được Nam Cực.

Twitter Facebook LinkedIn

Hình minh họa: Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực. Thế Giới Động Vật

[Nguồn ảnh: Internet]


Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu Alaska, là động vật ăn thịt sống trên cạn đứng thứ 2 trên thế giới. Do nó to lớn, hung dữ, nên có biệt danh là "ác bá vùng băng tuyết", trừ loài người ra chúng không có đối thủ.

Điều khó hiểu là, tại sao gấu Bắc Cực chỉ phân bố ở vùng Bắc Cực, mà ở Châu Nam Cực cũng băng tuyết trắng trời như vậy lại không thể tìm thấy gấu Bắc Cực nhỉ? Theo khảo sát một thời gian dài của các nhà khoa học ở Nam Cực và cả những nghiên cứu về nguồn gốc của loài gấu, đã phát hiện ra rằng, điều này có liên quan đến sự thay đổi về lịch sử địa chất và sự xuất hiện khá muộn của loài gấu.

Khoảng 200 triệu năm trước, Châu Nam Cực và Châu Nam Mĩ, Châu Phi, ấn Độ, Australia ngày nay nối liền với nhau, tạo thành một lục địa thống nhất, gọi là "lục địa cổ phía Nam". Sau này, do sự vận động của vỏ Trái Đất và sự mở rộng không ngừng của hải dương, lục địa cổ này bắt đầu có sự chia cắt. Nam Cực dần dần có sự tách rời với tất cả các lục địa khác của Nam bán cầu, và ngày càng trượt xa dần, tạo thành mỗi bên chiếm một phía khác nhau. Đến cách đây khoảng 66 triệu năm, Nam Cực mới ổn định tại vị trí như ngày nay, trở thành một "lục địa thứ 7" độc lập trên Trái Đất.

Từ góc độ tiến hoá của động vật cho thấy, loài gấu xuất hiện khá muộn, nguồn gốc của chúng chỉ có thể ngược dòng về 22 triệu năm trước, điều này giải thích Nam Cực sở dĩ không có gấu Bắc Cực là vì ngay trước khi loài gấu xuất hiện thì Nam Cực đã là một lục địa băng tuyết được đại dương bao bọc. Chính đại dương mênh mông đã cắt đứt con đường sống của gấu Bắc Cực, làm cho loài động vật to lớn này không thể nào đi đến được Nam Cực.

Từ Khóa:

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới

Hầu hết các loài gấu sống ở Bắc bán cầu; gấu Bắc Cực cũng không ngoại lệ.

Gấu Bắc Cực [Ursus maritimus] và đàn con của chúng có thể được tìm thấy xung quanh Vòng Bắc Cực ở Alaska, Canada, Greenland [một phần của Đan Mạch], Na Uy, Nga và đôi khi là Iceland. Bộ lông của gấu Bắc Cực đặc biệt thích hợp với nhiệt độ có thể xuống dưới âm 30 độ C. Chúng sống trên băng trong phần lớn cuộc đời, ăn hải cẩu giàu chất béo giúp chúng tràn đầy năng lượng trong thời gian dài.

Loài gấu trắng khổng lồ này chỉ sống ở Bắc Cực.

Nam Cực cũng có biển băng, nhiệt độ lạnh và hải cẩu. Vậy tại sao không có bất kỳ loài gấu Bắc Cực nào trên lục địa cực nam?

Andrew Derocher, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Alberta ở Canada, người đã nghiên cứu về gấu Bắc Cực trong gần 40 năm, cho biết: “Gấu phần lớn là một hiện tượng ở Bắc bán cầu. Ngoài gấu Andean [ Tremarctos ornatus ] của Nam Mỹ, gấu chỉ xuất hiện ở Bắc bán cầu. Không có lý do cụ thể cho điều này, chỉ là một số loài tiến hóa ở một số nơi và một số thì không".

Derocher cho biết thêm: “Địa lý sinh học đầy những điều kỳ quặc. Một số loài đã đến được những nơi mới và một số thì không."

Đặc biệt, đối với gấu Bắc Cực, chưa từng có lần nào trong lịch sử tiến hóa của chúng khi hai cực Bắc và Nam được nối với nhau bằng băng. Mọi người nói gấu Bắc Cực là loài ăn thịt trên cạn lớn nhất trên thế giới, nhưng chúng hoàn toàn không phải là loài trên cạn. Những con gấu trắng, lớn sống trên biển băng gần như cả đời, chỉ thỉnh thoảng lên bờ để sinh sản.

Về mặt tiến hóa, gấu Bắc cực là một loài tương đối trẻ. Chúng tiến hóa từ tổ tiên chung của gấu nâu [ Ursus arctos ] vào khoảng 5 triệu đến 500.000 năm trước. Nhưng thậm chí 5 triệu năm trước, các lục địa ở vị trí tương tự như ngày nay, gấu Bắc Cực không bao giờ có cơ hội đi từ cực này sang cực khác.

Vùng đất gần nhất với Nam Cực là mũi phía nam của Nam Mỹ, bao gồm Chile và Argentina. Để đến Nam Cực, gấu Bắc Cực sẽ phải vượt qua Drake Passage đầy nguy hiểm. Khu vực này cũng được biết đến với những cơn bão mạnh và biển động vì nước lạnh từ phía nam chạy vào nước ấm từ phía bắc.

Nhưng nếu gấu Bắc Cực có cơ hội, liệu chúng có sống sót ở Nam Cực?

Ở Bắc Cực, gấu ăn hải cẩu và thỉnh thoảng là chim hoặc trứng. Nam Cực có nhiều loài, trong đó có sáu loài hải cẩu và năm loài chim cánh cụt. Thêm vào đó, không có loài động vật nào trong số đó tiến hóa để cảnh giác với những kẻ săn mồi lớn, lưu động trên đất liền. Sự háu ăn của gấu Bắc Cực có thể dẫn đến sự sụp đổ sinh thái. Có lẽ, Bắc Cực là nơi tốt nhất cho loài gấu này sinh sống.

Nguồn: Tiền phong

Nam Cực sở hữu lượng băng biển lớn và nguồn thức ăn dồi dào, nhưng gấu Bắc Cực không có con đường nào để di chuyển tới đó.

Gấu Bắc Cực tiến hóa ở Bắc Bán cầu và thích nghi với môi trường nhiều băng. Ảnh: Paul Souders

Môi trường sống ở Bắc Cực và Nam Cực có nhiều điểm tương đồng nhưng lại là nơi cư trú của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai vùng cực đều có nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ Bắc Cực mới là mái nhà của loài gấu lớn nhất Trái Đất - gấu Bắc Cực.

Gấu Bắc Cực [Ursus maritimus] thường phân bố xung quanh Vòng Bắc Cực ở Alaska, Canada, Greenland, Na Uy, Nga, Iceland. Lông gấu Bắc Cực đặc biệt thích hợp với những nơi mức nhiệt có thể xuống dưới - 30 độ C. Loài vật này dành phần lớn thời gian sống trên băng, đánh chén những con hải cẩu giàu chất béo, cung cấp cho chúng đủ năng lượng trong thời gian dài giữa các bữa ăn.
Nam Cực cũng có băng biển, nhiệt độ thấp và hải cẩu, nhưng hoàn toàn vắng bóng gấu Bắc Cực.

Đa số gấu sống ở Bắc Bán cầu, theo Andrew Derocher, giáo sư sinh học tại Đại học Alberta [Canada], chuyên gia nghiên cứu gấu Bắc Cực gần 40 năm. Ngoài gấu mặt ngắn Andes [Tremarctos ornatus] của Nam Mỹ, gấu chỉ xuất hiện ở Bắc bán cầu.

Derocher cho biết, không có lý do cụ thể nào cho điều này, chỉ là một số loài tiến hóa ở một số nơi, trong khi số khác thì không. "Địa lý sinh học chứa đầy những điều kỳ quặc. Một số loài đến được những vùng đất mới còn một số không như vậy", ông giải thích.

Trong lịch sử tiến hóa của gấu Bắc Cực, hai cực Bắc và Nam chưa từng được nối với nhau bằng băng hay đất. "Mọi người thường nói gấu Bắc Cực là loài ăn thịt sống trên mặt đất lớn nhất thế giới, nhưng chúng thậm chí hầu như không sống trên đất", Derocher nói. Thực tế, loài vật này sống trên băng biển gần như suốt cuộc đời, chỉ thỉnh thoảng lên bờ để sinh sản.

Về mặt tiến hóa, gấu Bắc Cực là loài vật tương đối trẻ. Chúng tiến hóa từ tổ tiên chung với gấu nâu [Ursus arctos] khoảng 5 triệu đến 500.000 năm trước, theo Derocher. Nhưng dù là 5 triệu năm trước, các lục địa cũng ở vị trí tương tự ngày nay nên gấu Bắc Cực không có cơ hội đi từ cực này sang cực khác.

Vùng đất gần Nam Cực nhất là mũi phía nam của Nam Mỹ, bao gồm Chile và Argentina. Để đến Nam Cực, gấu Bắc Cực cần vượt qua eo biển Drake Passage đầy nguy hiểm. Khu vực này được biết đến với những cơn bão mạnh và biển động do dòng nước lạnh từ phía nam chảy vào phần nước ấm từ phía bắc.

Tuy nhiên, gấu Bắc Cực vẫn sẽ sinh trưởng tốt nếu có cơ hội tới Nam Cực, Derocher nhận định. Tại Bắc Cực, chúng ăn hải cẩu, đôi khi là chim và trứng. Nam Cực có dồi dào cả ba loại thức ăn này, với 6 loài hải cẩu và 5 loài chim cánh cụt. Hơn nữa, không loài nào trong số đó tiến hóa để đề phòng động vật ăn thịt to lớn và linh hoạt trên mặt đất.

Môi trường Nam Cực sẽ là bữa tiệc thịnh soạn cho gấu Bắc Cực. Đây cũng là lý do không nên đưa chúng tới nơi này. Sự háu ăn của gấu Bắc Cực và sự thiếu cảnh giác của động vật địa phương trước những kẻ săn mồi to lớn trên cạn có thể dẫn đến sụp đổ sinh thái. Do đó, có lẽ loài gấu trắng to lớn này vẫn chỉ nên sống ở phía bắc.

Thu Thảo [Theo Live Science]

Video liên quan

Chủ Đề