Tết cổ truyền của người lào có tên gọi là gì

QPTĐ-Tết cổ truyền các dân tộc Lào, hay còn gọi là Tết té nước [Bunpimay] là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của Lào nhằm nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hoá cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận, gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. 

Nghi lễ rước Phật trong Tết Bunpimay.         

Tết Bupimay thường diễn ra trong 3 ngày [14, 15, 16-4 hàng năm theo Phật lịch]. Ngày Tết, khách đến xông nhà được chủ nhà buộc chỉ vào cổ tay [trừ màu đen], biểu tượng hạnh phúc, sức khoẻ. Trong suốt 3 ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi sẽ gặp nhiều may mắn cả năm.


Theo truyền thống kể lại: Xa xưa, trước khi Phật giáo ra đời, có một chàng trai con nhà phú nông tên là Thammaphala [còn gọi là Thammabane] rất nhanh trí và hiểu được tiếng chim; hay đi khắp nơi để truyền dạy kiến thức. Cùng thời điểm còn có Kabinlaphom- thần bầu trời cũng thông thái, biết tin dưới trần gian có Thammabane hiểu biết nên rất muốn thi tài cao thấp, do đó, ngài ra ba câu hỏi để thách đố, nếu Thammabanne trả lời được thì Kabinlaphom sẽ phải dâng đầu mình và ngược lại. 


Ba câu hỏi gồm: Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi sáng, tập trung ở đâu vào buổi chiều và tập trung ở đâu vào buổi tối? Do biết tiếng chim nên Thammabane đã trả lời được cả 3 câu hỏi, đó là: Thần sắc con người tập trung ở khuôn mặt vào buổi sáng nên phải rửa mặt; tập trung ở ngực vào buổi chiều nên phải tắm; tập trung ở tay và chân vào tối nên phải rửa tay và chân trước khi đi ngủ.

Vì vậy, Kabinlaphom là người phải chặt đầu nhưng trước khi làm điều đó, ngài dặn người nhà phải giữ đầu mình cẩn thận, vì nếu rơi xuống đất sẽ xảy ra hỏa hoạn, ném lên trời sẽ gây ra hạn hán, rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Do đó, người nhà của ngài đã đặt đầu cha lên đĩa vàng, thờ tại động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm các cô con gái của ngài thường đến đó để rửa sạch đầu cho cha.


Thường các hoạt động hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Đây cũng là thời điểm kết thúc tuần trăng. Giống như người Việt, trong 3 ngày Tết, người Lào được nghỉ, không buôn bán. Ngày Tết, thường vào buổi chiều, người dân tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, nghe các nhà sư giảng đạo và cầu mong bình an. Người ta thường rước Phật ra không gian riêng để mọi người thực hiện nghi lễ tắm Phật bằng nước thơm. Khi tắm phật, mọi người hay hứng nước xoa lên đầu, cầu mong sự may mắn, sức khoẻ.

Cùng với đó, họ còn té nước cho nhau, tỏ lòng tôn kính, thịnh vượng, sức khoẻ, bình an, hy vọng sẽ gột rửa những điều không may mắn, bệnh tật. Trước đây, tục té nước thường được tổ chức vào ngày đầu tháng 1. Song khi ấy vẫn là mùa Đông nên không phù hợp, do vậy phong tục này được chuyển sang tháng 4, thời điểm nóng nhất trong năm của Lào. Cũng bởi vậy mà Tết cổ truyền đã chuyển sang tháng 4.

Cùng với té nước, người ta còn hái hoa tươi, thả chim, hoặc xây tháp cát…Cùng với các hoạt động về văn hoá, món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền là Lạp [còn có ý nghĩa là lộc] thường được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò, chế biến cùng các gia vị.


Đến Lào-đất nước Triệu voi trong dịp Tết, bạn có thể sẽ được buộc chỉ cổ tay, được dội nước vào bất kỳ thời điểm nào nhưng đó là điều may mắn. Ngoài ra, con người nơi đây cũng rất hiếu khách và hồn hậu. Ở đây, bạn không thấy có sự cách biệt mà luôn có cảm giác ấm áp như đang trên chính mảnh đất quê hương mình.


Ngân Mỹ

QPTĐ-Tết cổ truyền các dân tộc Lào, hay còn gọi là Tết té nước [Bunpimay] là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của Lào nhằm nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hoá cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận, gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. 

Nghi lễ rước Phật trong Tết Bunpimay.         

Tết Bupimay thường diễn ra trong 3 ngày [14, 15, 16-4 hàng năm theo Phật lịch]. Ngày Tết, khách đến xông nhà được chủ nhà buộc chỉ vào cổ tay [trừ màu đen], biểu tượng hạnh phúc, sức khoẻ. Trong suốt 3 ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi sẽ gặp nhiều may mắn cả năm.


Theo truyền thống kể lại: Xa xưa, trước khi Phật giáo ra đời, có một chàng trai con nhà phú nông tên là Thammaphala [còn gọi là Thammabane] rất nhanh trí và hiểu được tiếng chim; hay đi khắp nơi để truyền dạy kiến thức. Cùng thời điểm còn có Kabinlaphom- thần bầu trời cũng thông thái, biết tin dưới trần gian có Thammabane hiểu biết nên rất muốn thi tài cao thấp, do đó, ngài ra ba câu hỏi để thách đố, nếu Thammabanne trả lời được thì Kabinlaphom sẽ phải dâng đầu mình và ngược lại. 


Ba câu hỏi gồm: Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi sáng, tập trung ở đâu vào buổi chiều và tập trung ở đâu vào buổi tối? Do biết tiếng chim nên Thammabane đã trả lời được cả 3 câu hỏi, đó là: Thần sắc con người tập trung ở khuôn mặt vào buổi sáng nên phải rửa mặt; tập trung ở ngực vào buổi chiều nên phải tắm; tập trung ở tay và chân vào tối nên phải rửa tay và chân trước khi đi ngủ.

Vì vậy, Kabinlaphom là người phải chặt đầu nhưng trước khi làm điều đó, ngài dặn người nhà phải giữ đầu mình cẩn thận, vì nếu rơi xuống đất sẽ xảy ra hỏa hoạn, ném lên trời sẽ gây ra hạn hán, rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Do đó, người nhà của ngài đã đặt đầu cha lên đĩa vàng, thờ tại động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm các cô con gái của ngài thường đến đó để rửa sạch đầu cho cha.


Thường các hoạt động hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Đây cũng là thời điểm kết thúc tuần trăng. Giống như người Việt, trong 3 ngày Tết, người Lào được nghỉ, không buôn bán. Ngày Tết, thường vào buổi chiều, người dân tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, nghe các nhà sư giảng đạo và cầu mong bình an. Người ta thường rước Phật ra không gian riêng để mọi người thực hiện nghi lễ tắm Phật bằng nước thơm. Khi tắm phật, mọi người hay hứng nước xoa lên đầu, cầu mong sự may mắn, sức khoẻ.

Cùng với đó, họ còn té nước cho nhau, tỏ lòng tôn kính, thịnh vượng, sức khoẻ, bình an, hy vọng sẽ gột rửa những điều không may mắn, bệnh tật. Trước đây, tục té nước thường được tổ chức vào ngày đầu tháng 1. Song khi ấy vẫn là mùa Đông nên không phù hợp, do vậy phong tục này được chuyển sang tháng 4, thời điểm nóng nhất trong năm của Lào. Cũng bởi vậy mà Tết cổ truyền đã chuyển sang tháng 4.

Cùng với té nước, người ta còn hái hoa tươi, thả chim, hoặc xây tháp cát…Cùng với các hoạt động về văn hoá, món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền là Lạp [còn có ý nghĩa là lộc] thường được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò, chế biến cùng các gia vị.


Đến Lào-đất nước Triệu voi trong dịp Tết, bạn có thể sẽ được buộc chỉ cổ tay, được dội nước vào bất kỳ thời điểm nào nhưng đó là điều may mắn. Ngoài ra, con người nơi đây cũng rất hiếu khách và hồn hậu. Ở đây, bạn không thấy có sự cách biệt mà luôn có cảm giác ấm áp như đang trên chính mảnh đất quê hương mình.


Ngân Mỹ

Nhân dân Lào đang bước vào năm mới Phật lịch 2560 trong bầu không khí tết cổ truyền vô cùng phấn khởi với nhiều thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, đặt nền móng cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và thịnh vượng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.027 USD Mỹ/năm, nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nhiều kết quả đã đạt được trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào cũng như việc hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2016.

Theo Phật lịch, Lào bắt đầu bước vào năm mới 2560, năm con Gà [lịch thường dùng hiện nay năm 2017] từ ngày 16 tháng 4 năm 2017. Bun Pi Mày kéo dài trong ba ngày, mỗi ngày có các tên gọi khác nhau. Ngày thứ nhất được gọi là Ngày tiễn năm cũ, ngày thứ hai là Ngày giao thời giữa hai năm và ngày thứ ba là Ngày đón năm mới, gọi chung là Bun Pi Mày, tết cổ truyền của dân tộc Lào.

Năm nay, Bun Pi Mày diễn ra từ ngày 14 đến 16-4 nhưng do được nghỉ bù vì trùng vào thứ 7 và chủ nhật nên Chính phủ Lào quyết định người dân được nghỉ tết trong năm ngày liên tiếp. Trong những ngày này, đâu đâu cũng thấy các ngõ phố được dọn dẹp sạch sẽ, các ngôi nhà treo băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa đón mừng năm mới.

Trong dịp Bun Pi Mày, Lào có nhiều hoạt động mang tính cộng đồng, người ta thường gọi là chơi tết chứ không phải ăn tết. Dịp này, ngoài các hoạt động theo phong tục cổ truyền thường được tổ chức trong chùa hoặc tại nhà như tắm tượng phật, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ phóng sinh, lễ chúc phúc cha mẹ, ông bà…. Theo phong tục trước đây, người ta thường vẩy nước thơm làm từ các loại hoa để chúc phúc người khác. Té nước chở thành một trò chơi phổ biến, thịnh hành trên cả nước Lào. Tại các thành phố lớn, dễ dàng bắt gặp từng nhóm đứng bên đường té nước vào người qua đường, còn dưới lòng đường là hàng đoàn xe ô-tô bán tải, trên chở hàng chục người cùng thùng, xô đựng nước để té nước người đi bộ… nên Bun Pi Mày trong quá khư cũng như hiện tại được nhiều người biết đến với tên gọi Tết té nước hay Bun Hốt Nặm.

Hiện nay, Lào đang đẩy mạnh phát triển du lịch và trọng tâm là thu hút du khách nước ngoài nhằm quảng bá đất nước và tăng thu ngân sách. Tại Lào, du lịch phát triển mạnh tại cố đô Luông Pha-bang và tiếp đến là thị trấn Văng Viêng thuộc tỉnh Viêng Chăn, cách thủ đô Viêng Chăn 160 km về phía bắc. Riêng tại Luông Pha-bang, lễ hội Bun Pi Mày kéo dài hơn 10 ngày và ước tính có tới hàng trăm nghìn du khách đến du lịch với loại hình ưa thích là nghỉ dưỡng và thăm thú.

Còn tại Văng Viêng, theo ông Đô-in Vi-ra-nam, Phòng du lịch thị trấn Văng Viêng, chính quyền tại đây đã nắm bắt và tập trung vào việc phát huy những thế mạnh của địa phương, đó là phát triển các loại hình du lịch sông nước, hang động với các trò chơi như chèo thuyền Ca-Dắc dọc sông [Kayak], nằm phao trôi dọc sông [Tubing], nằm phao trôi dọc hang nước [Water Cave] hay Khinh khí cầu [Balloon Rides] phục vụ du khách nước ngoài.

Văng Viêng được du khách coi là chốn bồng lai trên mặt đất, bởi thị trấn xinh đẹp này nằm bên con sông Song nổi tiếng nước trong vắt. Tại nhiều khúc sông, nước trải rộng, sâu chỉ nửa mét, chảy hiền hòa với lòng sông nhìn thấu đáy với hàng triệu viên đá cuội, phù hợp với loại hình vừa ăn uống, vừa bơi lội, vui chơi dưới nước có danh tiếng từ lâu đối với người dân Lào. Còn đối với du khách nước ngoài, sông Song lại nổi tiếng hơn vì rất phù hợp với các trò chơi hiện đại bởi phong cảnh núi non hữu tình, khí hậu mát mẻ. Dòng sông cũng uốn lượn qua gần 10 hang động đang đưa vào khai thác du lịch, tạo điểm nhấn cho du lịch Văng Viêng.

Dịp Bun Pi Mày năm nay, tại thủ đô Viêng Chăn, ngoài việc kêu gọi chơi tết vui vẻ, giữ gìn phong tục cổ truyền dân tộc, chính quyền đã kêu gọi người dân thực hiện nghiêm tục việc không lái xe tham gia giao thông khi uống bia rượu. Một số trung tâm du lịch, vui chơi được đưa vào sử dụng; trong khi các lễ hội té nước tết Bun Pi Mày diễn ra tại Samsenthai và Setthathilath, hai tuyến phố góp phần làm nên danh tiếng của thủ đô Viêng Chăn.

Bước vào năm mới với Bun Pi Mày đầy không khí sôi nổi và nhiệt huyết, nhân dân Lào thật sự phấn khởi, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng NDCM Lào, tập trung triển khai Chiến lược phát triển tới năm 2025 và Tầm nhìn tới năm 2030. Đến với Lào dịp tết Bun Pi Mày, hòa mình với phong tục té nước, với những điệu lăm-vông uyển chuyển say đậm lòng người, với những nhiệt huyết quyết tâm xây dựng đất nước giàu đẹp, chúng ta càng cảm nhận hơn sự chuyển mình mạnh mẽ của một nước Lào tươi trẻ, đầy sức sống, vươn lên không ngừng trong năm mới tràn đầy hy vọng.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào thực hiện dịp tết Bun Pi Mày 2560:

Ngày đầu tiên của năm mới [16-4], ai cũng muốn vào chùa để được các nhà sư buộc chỉ cổ tay, chúc phúc đầu năm.

Du khách châu Âu đặc biệt ấn tượng với trò chơi Kayak trên sông Song tại Văng Viêng bởi phong cảnh hữu tình.

Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, hàng nghìn du khách đã tới sáu điểm trên sông Song, ngày 15-4, để tham gia các loại hình ẩm thực, bơi lội và vui chơi độc đáo tại lòng sông và hai bên bờ.

XUÂN SƠN

Giống như người Thái lan, Campuchia, Myanma, Bunpimay là tết té nước, cầu mong đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu cho mưa thuận gió hoà, năm mới ấm no, nhà nhà hạnh phúc.  

Tết Bunpimay năm nay của Lào diễn ra trong ba ngày 14-15-16/4, Phật lịch 2562.

Ngày Tết, người dân đến chùa lễ Phật cầu may mắn, sức khỏe.

Ngày đầu tiên [14/4] cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người dân Lào lau dọn sạch sẽ nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Chiều cuối năm, người dân Lào thường tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các sư giảng đạo, cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, họ rước tượng Phật ra một gian riêng trong 3 ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật.

Lễ tắm Phật là một nghi lễ rất ý nghĩa, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Lào.  Người dân Lào còn tưới nước thơm lên những đồ vật thờ tự trong chùa. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước.

Các thiếu nữ Lào vẩy nước thơm tắm Phật trong ngày tết tại ngôi chùa cổ nhất Viêng Chăn SISAKET.

Ngày thứ hai [15/4] là giao thời giữa năm cũ và năm mới, người dân tổ chức ăn tết và đi chơi, té nước trên đường, té nước cho khách đến thăm, chúc tết gia đình.

Ngày thứ ba [16/4] cũng là ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng được tổ chức ở nhiều nơi. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Trước khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành, cầu mong may mắn cho mọi người.

Người được té nước cũng nói lời cảm ơn và chúc phúc cho mọi người năm mới may mắn. Họ không chỉ té nước vào người mà còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người dân Lào tin rằng, nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới mạnh khỏe, sạch sẽ, sống lâu. Ai bị ướt nhiều sẽ được nhiều may mắn.

Té nước cho mọi người là một thú vui , một phong tục đẹp trong ngày tết của người Lào.

Trong ngày cuối cùng này, người ta còn làm tháp bằng cát trên bãi sông, trang trí cờ, hoa, dây vải và vẩy nước thơm. Tết còn là dịp để người Lào đến chùa lễ Phật, phóng sinh rùa, cá, cua, chim… để làm phước.

Ngày tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc chỉ vào cổ tay để cầu hạnh phúc và sức khỏe. Ai được buộc nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là sẽ gặp may mắn cả năm./.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề