Tại sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt địa 11

Môi trường

II.Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn

- Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái Đất tăng.

- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôdôn mỏng và thủng.

2. Ô nhiệm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.

- Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu

-> Do vậy mà môi trường biển chịu nhiều tổn thất lớn.

Hình 3. Ô nhiếm dầu trên biển

3. Suy giảm đa dạng sinh vật

- Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng .

- Hậu quả là làm đi mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …

Loigiaihay.com

  • Một số vấn đề khác

    Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới.

  • Dân số

    Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau của thế kỉ XX. Năm 2005, số dân thế giới là 6477 triệu người.

  • Bài 3 trang 16 SGK Địa lí 11

    Hãy lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu theo gợi ý sau:

  • Bài 2 trang 16 SGK Địa lí 11

    Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.

  • Bài 1 trang 16 SGK Địa lí 11

    Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.

  • Ngành công nghiệp Nhật Bản

    Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

  • Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

    Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

  • Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 81 SGK Địa lí 11

  • Vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc

    Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới [sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì].

Tại saophải bảo vệ nguồn nước sạch?

Vì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Vi sinh vật, thực vật, động vật trong đó có con người đều phải có nước thì mới sống được.

Nước vàkhông khí là hai yếu tố tạo nên sự sống. Bằng chứng là khi nghiên cứu về sự sống hoặc muốn tìm sự sống trên các hành tinh khác, thì nước và không khí là hai thứ mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên. Chỉ cần có nước và không khí, thì sự sống có thể sẽ đượchình thành.

Vai trò của nước đối với sự sống nói chung là như vậy, còn với con người thì:

Con người sẽ chết nếu không có nước uống.

Con người cũng không thể thực hiệncác sinh hoạt hàng ngày nhưgiặt giũ, tắm rửa... nếu không có nước.

Tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất của con người nếu không có nước cũng sẽ phải dừng lại.

Nước vô cùng cần thiết với đời sống con người là vậy, nhưng, chính con người chúng ta lạilàm suy thoái, phá hủy nguồn nước sạch từng giờ từng ngày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau:

Dân số tăng nhanh, rác thải sinh hoạt ùn ứ, tắc nghẽn, không được tái chế mà thải trực tiếp ra môi trường đất, môi trường nước.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng... mọc lên như nấm. Cùng với đó là rác thải, nước thải công nghiệp xả tràn lan ra sông suối, ao hồ, đất đai... Hóa chất, kim loại nặng ngấm trực tiếp vào nước sông suối ao hồ, hoặc thấm qua đất rồi làm ô nhiễm đến mạch nước ngầm.

Quá trình nông nghiệp công nghiệp hóa sử dụng tràn lan, bữa bãi, vô tội vạ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... làm các hóa chất độc hại thấm qua đất ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

Không chỉ ở Việt Nam, mà nguồn nước sạch ở cả thế giới đang bị đe dọa trầm trọng. TạiMỹ vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, đặc biệt hồ Erie, Ontario độ ô nhiễm đã lên đến mức báo động. Còn ởAnh vào khoảng thế kỷ 19 trở về trước, sông Tamise rất sạch. nhưng chỉ đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên.

TạiTrung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông ngòi. Hậu quả là hầu hết nước ở các sông hồ ngày càng trở lên ô nhiễm.

Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân làng chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển.Theo thống kê khu công nghiệp Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc nhuộm, dệt,… [ước tính khoảng 168m3/ ngày đêm xuống hạ lưu sông Hồng]. Ở Hà Nội các sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối, đã trở thành điểm đen ô nhiễm. Ở miền Nam các khu công nghiệp tại Biên Hòa, Bình Dương, thành phố HCM xả hàng trăm tấn nước thải ra môi trường nước.

Hiện nay có đến hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu cơ bản như ăn uống vệ sinh hàng hàng. Và con số đó dường như không có dấu hiệu giảm đi mà có xu hướng tăng lên.

Nếu chúng ta không phát triển hòa hợp với môi trường, không tìm ra phương pháp phát triển bền vững, thì chắc chắn hậu quả không sớm thì muộn chính con người chúng ta sẽ tự gánh chịu.Bảo vệ nguồn nước sạch chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

+ Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước làtỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

+ Động vật biển chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như về môi trường sinh thái, đa dạng sinh vật.

+ Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete [MTBE] là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri [Na] gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Ngư dân chịu thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển


Vụ xả thải của nhà máy Formosa gây nhiều thiệt hại

Động vật chết hàng loạt do môi trường biển ô nhiễm


- Giải pháp:Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Máy lọc nướclà một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, bạn có thể dùnghệ thống lọc nướcđể đảm bảonước sạchphục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thùng rác dưới nước

Dự án "thùng rác dưới nước"
Nhóm 3




Video liên quan

Chủ Đề