Tại sao phải kích từ cho máy phát điện

Xem bản đầy đủ : Trợ giúp máy điện: tại sao bộ phận kích từ lại dùng điện 1 chiều mà không dùng điện xoay chiều?


hoanthuc

05-10-2010, 22:20

tại sao bộ phận kích từ lại dùng điện 1 chiều mà không dùng điện xoay chiều?
:1::yoyo70:

nganhdiencolen

12-10-2010, 10:26

nếu kich từ mà bạn dùng AC thì bạn sẽ kích cho cuộn dây nào:
xem chi tiết trong "giáo trình kỹ thuật điện của nguyễn ngân hay nguyễn tấn lợi"

tại sao bộ phận kích từ lại dùng điện 1 chiều mà không dùng điện xoay chiều? :1::yoyo70: Dòng điện kích từ là dòng một chiều, được nối vào cuộn dây roto máy phát hay động cơ điện, để đưa ra từ trường đều, kích thích từ trường roto máy phát. Dòng xoay chiều thì luôn biến thiên

Dòng kích từ trong máy phát còn được dùng để điều chỉnh điện áp ở đầu ra.

duccanh381

23-09-2011, 09:26

các bác trả lời chung chung quá.em cũng chưa rõ về vấn đề này,bác nào bít nói cụ thể em nge với.

tuananh_611

23-09-2011, 09:45

Đã là máy điện 1 chiều thì điện áp đặt vô stator là 1 chiều. Nếu dùng xoay chiều thì phải chỉnh lưu lại. Điện xoay chiều thì biến thiên còn 1 chiều thì không biến thiên nên điện từ của chúng sinh ra không làm khung dây quay không đỗi lun nên quay 1 chiều đó bạn

missyou42

23-09-2011, 21:31

các bác trả lời chung chung quá.em cũng chưa rõ về vấn đề này,bác nào bít nói cụ thể em nge với. thế này nhé: phải kích từ bằng nguồn DC vì mục đích là để tạo một từ trường không đổi. tại sao phải là từ trường không đổi thì trong vật lý cấp 3 [hình như 11] có một định luật về cảm ứng điện từ nói là" khi một khung dây quay trong một TỪ TRƯỜNG KHÔNG ĐỔI thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng" không nghe nhắc đến từ trường biến thiên thinkffff

các máy phát mà kích từ xoay chiều người ta gọi là máy phát không tiếp xúc cái này ko phải dùng nguồn AC để kích thích mà cũng phải dùng nguồn DC sau khi qua bộ chỉnh lưu đặt trên rotor

kjngdragons

16-11-2011, 15:27

hơ hơ!theo em thì động cơ một chiều thì phải sử dụng nguồn kích từ một chiều chứ dùng dòng xoay chiều thì kích từ thế nào chứ.từ thông biến thiên liên tục kích tư kiểu gì đây????????

duongpgd

16-11-2011, 16:19

Trích một đoạn mà Bác Quốc Thái đã nêu ở một bài về kích từ: Một số máy phát không thể ổn định tốc độ quay, thí dụ như máy phát ðiện gió, người ta ổn định tần số bằng một số phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp đó là kích từ bằng dòng xoay chiều. Rotor của máy được quấn cuộn dây 3 pha, giống như động cơ rotor dây quấn. Dòng ðiện xoay chiều 3 pha có tần số f1 được đưa vào rotor. Nó sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60 f1/p. Nếu rotor quay với tốc độ n2, cùng chiều với từ trường quay, thì từ trường quay đó sẽ quét lên các thanh dẫn stator với tốc độ n = n1 + n2. Khi đó nó sẽ cảm ứng lên stator một sức ðiện động có tần số f = n p /60

Người ta sẽ dùng một mạch đo đạc tần số, ðiện áp, một bộ biến tần, và điều chỉnh tần số cũng như ðiện áp kích từ sao cho máy phát phát ra ðiện áp và tần số như mong muốn.

Linhvancong

16-11-2011, 18:09

tại sao bộ phận kích từ lại dùng điện 1 chiều mà không dùng điện xoay chiều? :1::yoyo70:

~_~ ... bạn nên đọc thêm tài liệu về máy điện để hiểu được "kích từ" là như thế nào. Nếu hiểu được "kích từ" là gì thì tự khắc bạn sẽ hiểu vì sao dòng kích từ là dòng DC ~_~

FrozenHeart0705

16-11-2011, 19:25

~_~ ... bạn nên đọc thêm tài liệu về máy điện để hiểu được "kích từ" là như thế nào. Nếu hiểu được "kích từ" là gì thì tự khắc bạn sẽ hiểu vì sao dòng kích từ là dòng DC ~_~ Chuẩn!

Khỏi chỉnh. Bác nào đọc hiểu được rồi thì khỏi cần hỏi và chỉ lại cho ae biết nha.:khi506:

lamchunglong

16-11-2011, 20:34

Kích dÙng điện 1 chiều vì điện 1 chiều sinh ra từ trường ko đổi nên khi quay roto thì tÙy theo góc lệch của cuộn dây trên stato với roto mà điện áp ra biến đổi điều. sinh ra điện áp hình sin trên cuộn dây ra [ nếu bạn quay roto đều]. có chiều dòng điện và điện áp biến thiên theo một quy luật nhất định. nếu bạn đưa điện áp xoay chiều vào kích thì điện áp ra trên stato sẽ có chiều, độ lớn thay đổi liên tục, lộn xộn ko đáp ứng đựơc yêu cầu của thiết bị điện, làm hỏng thiết bị. dÙng điện áp DC kích còn có 1 ưu

lamchunglong

16-11-2011, 21:10

điểm nữa là khi bạn muốn có 1 điện áp ra hình sin [ như điện sinh hoặt]. có tần số không đổi bạn chỉ việc quay roto điều. khi tải sử dụng tăng thì điện áp ra bị sụt áp để điện áp ra không bị giảm bạn chỉ cần tăng dòng DC ở cuộn kích. các máy phát ko cần các yêu cầu về tần số thì người ta dÙng roto là nam châm vĩnh cửu. khi tải lớn bị sụt áp thì ta tăng tốc độ vòng quay roto, tất nhiên tần số điện áp ra sẽ cao hơn.

chudangkhoa0907

08-04-2015, 13:00

Vấn đề là giải thích đơn giản va dễ hiểu . Điện mình sử dụng điện sinh hoạt hay điện công nghiệp , đều là điện có tần số điều hòa 50 hz . Dòng điện này cũng dao động với 50 hz , từ thông trong cac tải sử dụng điện này cũng dao động 50 hz . Bjo một máy phát điện , muốn đưa ra một điện áp có tần số là 50 hz .thì bạn phải đưa dòng một chiều vào cuộn kích từ , dòng một chiều thì sinh ra từ trường cũng một chiều ko đổi , vì. Vậy khi kéo roto quay đi các từ trường này se cắt qua các khung dây ,tạo nên một suất điện động , dòng điện đưa ra ngoài này sẽ dao động như thế nào phụ thuộc vào cặp cực và tốc độ quay của roto , tốc độ đạt bao nhiêu để đưa ra tần số là 50 hz thì do nhà sản xuất tính toán....cái tần số là dao động điện ấy chính là vòng quay và bạn kéo roto quay để quét qua khung dây ,mỗi lần quet qua là mỗi lần dao động làm sáo động các elechtron ,....vì roto luôn quay nên dòng điện đưa vào roto phải là dòng một chiều không đổi ....đấy là nói một cách dân dã nhất để bạn dễ hiểu.

Kích từ máy phát điện còn được gọi là bộ ổn định điện áp AVR cho máy phát điện. Kích từ là quá trình tạo ra từ trường bằng dòng điện thường thấy trong các dòng máy phát điện sử dụng cuộn dây điện từ

Hệ thống kích từ của máy phát điện là hệ thống tạo ra dòng điện một chiều, dòng điện này kích thích thích roto của máy phát điện, tạo ra dòng điện kích từ, là nhân tố thiết yếu giúp máy phát điện tạo ra dòng điện. Ngoài ra dòng điện kích từ còn có tác dụng điều chỉnh điện áp máy phát, điều chỉnh công suất vô công của máy phát điện khi nối vào mạng lưới điện.

Trên thị trường hiện nay có đa dạng kích từ phù hợp với từng loại máy phát điện như: Kích từ xoay chiều, kích từ một chiều, kích từ tĩnh. 

1.1 Nguyên lý kích từ máy phát điện

Tùy vào đặc điểm của nguồn cấp điện là chỉnh lưu hay dạng tĩnh nguyên lý điều khiển của mạch để người dùng dễ phân biệt.


a] Hệ thống kích từ 1 chiều 

Hệ thống kích từ này sử dụng nguồn điện 1 chiều cho cả quá trình vận hành thiết bị. Dòng điện kích từ được điều khiển bằng cách thay đổi điện áp đầu ra của máy kích thích một chiều.  Với những động cơ cỡ nhỏ, chúng thường được kéo trực tiếp cùng trục với hệ thống tua bin máy phát. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng bộ giảm tốc với chức năng tương tự. Đối với những thiết bị công suất lớn hơn thường được kéo bằng một động cơ riêng biệt.

b] Hệ thống kích thích xoay chiều

Hệ thống kích thích xoay chiều là sự kết hợp giữa máy phát đồng bộ và hệ thống chỉnh lưu. Thiết bị này bao gồm một máy phát điện đồng bộ với cấu tạo hai phần cảm và phần ứng là stato và roto. Ngoài ra máy phát điện không tồn tại độc lập mà được kết hợp cùng bộ chỉnh lưu quay được lắp đặt ngay trên trục của thiết bị. 

Vì vậy dòng điện kích xuất hiện tại phần ứng của thiết bị, sau đó được chuyển qua bộ chỉnh lưu và tiến thẳng đến roto mà không hề qua bất kỳ mối tiếp xúc, vòng nhận diện với chổi than nào. Chính vì thế mà hệ thống này còn được gọi hệ thống kích từ không chổi than.

c] Hệ thống kích từ tĩnh

Ngoài ra hệ thống kích từ tĩnh cũng là một trong những hệ thống kích từ được sử dụng khá nhiều hiện nay. Khi nhắc đến hệ thống này, chúng ta đang nói đến máy kích từ có sử dụng đồng thời biến áp và bộ chỉnh lưu.

1.2 Kích từ không chổi than

Máy kích điện từ không chổi than được hoạt động từ sự kết hợp của roto, nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và vòng bi [bạc đạn].

Trong cấu tạo máy không có chi tiết chổi than nên sự hao mòn do ma sát trong khi hoạt động sẽ không xảy ra.

  • Các nam châm điện phía trên stato sẽ được làm mát dễ dàng hơn.
  •  Sẽ không có nhiều tiếng ồn và các tia lửa cũng giảm hơn nhiều.
  • Sử dụng máy tính điều khiển thay vì chổi quét đã giúp cân bằng tốc độ của động cơ điện nên làm cho máy phát không chổi than hiệu quả hơn.
  • Trong cấu tạo máy có thể bổ sung thêm nhiều nam châm điện để điều khiển được chích xác hơn.
  • Chính vì không có tiếng ồn nên máy cũng vận hành nhẹ nhàng hơn.
  • Công suất máy, hiệu suất, khối lượng cao.

Máy phát điện là loại máy động cơ điện lớn nhất sử dụng cuộn dây điện từ. Do đó cần phải cấp dòng điện kích từ cho máy, nếu không máy phát điện không hoạt động được. 

Điều quan trọng là phải có nguồn cấp tin cậy. Trong mọi trường hợp, cần kiểm soát được từ trường vì điều này sẽ duy trì điện áp cho hệ thống. 


4.1 Các loại kích từ trong máy phát điện:      

a] Kích từ rời

Đối với các dòng máy phát điện lớn hoặc máy phát điện đời cũ thường sẽ được nhà sản xuất trang bị một dynamo kích từ riêng vận hành song song với máy phát điện chính. Đây là một dynamo kích từ dùng nam châm vĩnh cửu hoặc ắc quy nhỏ tạo ra dòng điện kích từ cho máy phát điện lớn hơn.

b] Tự kích thích

Các dòng máy phát điện hiện đại có cuộn dây điện từ thường sử dụng nguyên lý tự kích thích. Trong đó một lượng điện năng ở đầu ra của rotor được sử dụng để cấp năng lượng cho cuộn dây điện từ. Máy phải được khởi động trong điều kiện không có bất kỳ phụ tải nào bên ngoài nối tới. Nếu có tải bên ngoài nối vào lúc khởi động sẽ liên tục làm giảm điện áp khởi động và ngăn không cho máy phát điện làm việc đúng định mức của nó. 

Nếu máy không có đủ từ dư để kích thích điện áp đạt đến đúng định mức, thường sẽ có một nguồn cấp khác được thực hiện để bơm trực tiếp dòng điện vào rotor.

4.2 Luu ý bảo vệ chống mất kích từ:

Trong quá trình hoạt động máy phát điện có thể xảy ra mất kích từ do hư hỏng trong mạch kích thích, hư hỏng trong hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, thao tác sai của nhân viên vận hành... Nếu hở mạch kích thích có thể gây quá điện áp trên cuộn rotor nguy hiểm cho cách điện cuộn dây.          

a] Dấu hiệu máy phát điện mất kích từ:

  •  Dòng điện kích từ giảm đột ngột bằng không, công suất vô công âm, công suất hữu công tăng.
  •  Máy phát điện mất đồng bộ ở stato và roto dẫn đến máy phát điện quá tải. 

b] Khắc phục tình trạng máy phát điện mất kích từ

  • Trường hợp cắt nhầm áp tô mát diệt từ thì chỉ cần đóng lại kích từ
  • Đối với các trường hợp chưa rõ nguyên nhân thì phải chấm dứt hoạt động của máy. Sau đó tìm điểm đứt mạch, ngắn mạch và khắc phục hoàn toàn thì mới hoạt động máy phát điện lại.

>> Các bạn xem thêm dịch vụ sửa chữa máy phát điện nếu các bạn gặp các rủi ro về máy phát điện

Video liên quan

Chủ Đề