Ví dụ về kiểm soát thủ tục hành chính

[LSO] – Hằng năm, công tác kiểm tra thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính [TTHC] luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện. Qua kiểm tra, đoàn công tác của tỉnh đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của đơn vị hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền những khó khăn, bất cập, đề ra  biện pháp tháo gỡ, khắc phục kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng cải cách TTHC.

Xác định kiểm tra thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính TTHC là nhiệm vụ quan trọng, hằng năm, UBND tỉnh đã giao  Văn phòng UBND tỉnh tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kiểm soát, cải cách TTHC, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh ngay từ đầu năm theo đúng quy định trong Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ. Sau khi có kế hoạch kiểm tra, Văn phòng UBND tỉnh lập danh sách thành viên đoàn kiểm tra trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công bố. Đồng thời, gửi văn bản thông báo đến tất cả các cơ quan, đơn vị được kiểm tra để chuẩn bị.

Đoàn kiểm tra kiểm soát TTHC của tỉnh kiểm tra niêm yết TTHC tại UBND xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn

Từ năm 2019 đến nay, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra 9 lượt tại các sở, ngành; 7 lượt tại UBND cấp huyện và 7 lượt tại UBND cấp xã. Theo đánh giá của Văn phòng UBND tỉnh, trong 2 năm qua, từ kiểm tra cho thấy: việc chấp hành các quy định, nghiệp vụ kiểm soát TTHC được các cơ quan, đơn vị hành chính thực hiện tương đối tốt so với trước đây. Đáng ghi nhận là các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn các văn bản triển khai, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC như kế hoạch triển khai hoạt động kiểm soát TTHC, kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC…; 100% cơ quan, đơn vị đã bố trí cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC. Hầu hết các cơ quan đã bố trí được nguồn kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC, đơn cử, năm 2019, có 4/4 sở, 4/4 huyện, 3/4 xã, thị trấn đã bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. Ngoài ra, việc xây dựng hồ sơ, trình công bố danh mục TTHC, công khai TTHC, hướng dẫn tiếp nhận, phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân cơ bản được thực hiện tốt.

Đặc biệt, nhiều cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã có những chuyển biến tích cực trong công tác này. Văn Lãng là một ví dụ. Năm 2019, sau cuộc kiểm tra kiểm soát TTHC, một số hạn chế của UBND huyện được chỉ ra đó là: chưa tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho cán bộ, công chức đầu mối, có liên quan; kiểm tra một số hồ sơ TTHC, đoàn công tác phát hiện còn thiếu phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, phiếu tiếp nhận hồ sơ, trả quá hạn… Ông Vũ Biền, Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Văn Lãng cho biết: Những hạn chế được chỉ ra của năm trước đã kịp thời được khắc phục ngay sau đó, do đó, công tác kiểm soát TTHC có nhiều chuyển biến tích cực trong năm nay. Minh chứng là, từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan, đơn vị hành chính từ huyện đến cấp xã đã tiếp nhận được trên 18.000 hồ sơ TTHC, trong đó 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn.

Một tác dụng nữa từ công tác kiểm tra thực hiện kiểm soát TTHC đó là ngoài việc chỉ ra những hạn chế nhất định thì thành viên đoàn công tác còn hướng dẫn theo hình thức “cầm tay chỉ việc” cho đơn vị, cán bộ liên quan về các quy định, cách thức liên quan đến TTHC như: cách niêm yết TTHC; tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ TTHC đúng thành phần, đúng quy định; cách phối hợp giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả…

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công, Văn phòng UBND tỉnh cho biết: Thời gian tới, để công tác kiểm soát TTHC được thực hiện có hiệu quả hơn nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt, kiểm tra đột xuất đối với những đơn vị còn lơ là, thờ ơ, yếu kém trong công tác kiểm soát, cải cách TTHC. Cùng đó, sẽ tăng cường tuyên truyền những đơn vị có cách làm hay, sáng tạo được để nêu gương cho các đơn vị khác học tập, làm theo.

Sự vận hành của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa người dân và cơ quan nhà nước luôn tồn tại dựa trên các thủ tục hành chính, thủ tục hành chính càng hiệu quả, đơn giản thì càng đạt được kết quả tốt trong các công việc, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên, đặc biệt là người dân. Chính vì tầm quan trọng của thủ tục hành chính, do vậy, pháp luật đã đặt ra quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, một phương tiện cực kỳ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sở văn bản do Chính phủ ban hành, các cơ quan, đơn vị phải tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính theo từng năm, phù hợp với tình hình thủ tục hành chính tại cơ quan ở địa phương hoặc bộ ngành.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính

Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

1. Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính là gì?

Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục phù hợp. Nghiên cứu về vấn đề này, hiện tại có nhiều khái niệm khác nhau về thủ tục hành chính như sau:

Theo Giáo trình thủ tục hành chính của học viện Hành chính quốc gia thì “thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn”.

Theo Luật Hành chính, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện hình thức hoạt động của một cơ quan hành chính nhà nước. Các thủ tục hành chính có mục đích thiết lập trật tự hoạt động quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực. Nó gồm toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ của Nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành một hệ thống quy phạm về thủ tục.

Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, có giải thích: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thâm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.” Khái niệm kiểm soát thủ thục hành chính cũng được ghi nhận tại Nghị định này, cụ thể: “Kiểm soát thủ tục hành chính” là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính là văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo từng năm với nội dung là triển khai thực hiện các công việc nhằm đạt các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính được ban hành kèm theo quyết định ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính dùng để làm gì?

Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính là văn bản bắt buộc mà cơ quan hành chính phải thực hiện nhằm triển khai thực hiện những công việc để tiến tới thực hiện mục tiêu đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đây được xem là “chương trình hành động” cho cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình sao cho phù hợp, chính xác với kế hoạch đã đề ra. Việc lập ra kế hoạch kiến cho hoạt động này hiệu quả hơn, đi nhanh và đi đúng hướng hơn.

Hoạt động kiểm soát là hoạt đông cực kỳ quan trọng, do đó phải đảm bảo các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 4 Nghị định 63/2010 như sau:

Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.

Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

3. Mẫu kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính mới nhất?

[A] …………..

[a]
———————

Số: ………………../KH-[a]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

…., ngày…tháng…năm…

KẾ HOẠCH

Kiểm soát thủ tục hành chính năm … [1]…

Thực hiện …… [2]…….., [a] xây dựng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm… [1]… với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

…. [3] …..

II. NỘI DUNG

……. [4] ……

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

…. [5] ….

../.

Nơi nhận:

– …[6]…;

– Lưu: VT, [7].

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

[Chữ ký, dấu]

Họ và tên

4. Hướng dẫn mẫu kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính chi tiết nhất?

[A] Tên đơn vị chủ quản. [Mục này có thể có hoặc không]

[a] Tên cơ quan, đơn vi ban hành kế hoạch. Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh.

[1] Năm ban hành kế hoạch. Ví dụ: Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021

[2] Các căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch. Ví dụ: Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính [TTHC]; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

[3] Mục đích, yêu cầu. Nội dung này có thể được viết thành các mục riêng hoặc đưa vào một mục lớn. Ví dụ

Mục đích:

– Nhằm bảo đảm việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính [TTHC] đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, có trọng tâm; bảo đảm sự công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và sự minh bạch của bộ máy hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

Yêu cầu:

– Nội dung Kế hoạch bảo đảm đồng bộ các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; có chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm.

– Bảo đảm sự phân công, phối hợp rõ ràng, hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; xác định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm thực hiện, thời hạn thực hiện và dự kiến sản phẩm.

– Huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

[4] Nội dung kế hoạch.

Phần nội dung thường là phần dài nhất trong kế hoạch, do đó các chủ thể có thể đính kèm ở phần phụ lục mà không bắt buộc phải viết đầy đủ vào mục này. Ví dụ:

– Tăng cường công khai, minh bạch thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo 100% thủ tục hành chính được đánh giá tác động theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

– Thường xuyên nghiên cứu, rà soát, đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ngành cấp trên các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, đơn vị cấp huyện; trong đó, tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian và thành phần giấy tờ không cân thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.

– Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính

– Thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, đảm bảo đúng quy định.

– Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, tập trung kiểm tra việc công khai và giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; việc tuân thủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

[Theo phụ lục chi tiết đình kèm]

[5] Tổ chức thực hiện. Ví dụ:

– Trên cơ sở Kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm soát tố tụng hành chính cụ thể của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện; báo cáo gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện để tổng họp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

– Cơ quan Tài chính – Kế hoạch tham mưu bố trí kinh phí phục vụ cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo đúng quy định của Bộ Tài chính về việc quy định lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi đối với các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

– Văn phòng Hội dồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi, đôn đốc triển khai việc thực hiện Kế hoạch này; tổng họp, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo tỉnh theo quy định.

– Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện./.

[6] Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết…

[7] Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành [nếu cần]

Video liên quan

Chủ Đề