Tại sao thai nhi đạp nhiều

Hoạt động của thai nhi bắt đầu xuất hiện khoảng cuối tuần thứ 8, nhưng chỉ là động tác nhỏ, mẹ chưa cảm giác được.

Hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi trong bụng từ tuần thứ 20-22 trở đi. Đặc biệt, đối với những thai phụ nhạy cảm hoặc đã từng mang thai thì có thể cảm nhận được trẻ “đạp” ngay từ khi thai được 16 tuần.

Những chuyển động thường xuyên, có quy luật, có nhịp điệu của thai nhi trong bụng chính là một dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng trẻ đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Mẹ nên tìm hiểu các chỉ số thai nhi trong suốt thai kỳ để an tâm hơn mẹ nhé.

Thai nhi “đạp” như thế nào?

Với mỗi trẻ sơ sinh khác nhau sẽ có những hoạt động và tần suất hoạt động khác nhau.

Vào giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy, thai nhi thường có tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế, mẹ thường cảm nhận được trẻ chuyển động ở phía trên và phần giữa bụng nhiều hơn là phía dưới bụng.

Mới đầu, có thể mẹ sẽ chỉ cảm thấy có một chút rung động, cảm giác vung vẩy, cuộn tròn, lăn tăn hoặc một cú đá nhỏ. Dần dần, khi em bé của bạn trở nên lớn và khỏe hơn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú “đạp”, đấm, xoay, vặn, bàn chân hay khuỷu tay của trẻ. Thậm chí, thai nhi có thể đá vào vùng xương sườn và làm bạn khá đau và giật mình.

Thai nhi thường ngủ nhiều lần trong một ngày và những lúc này thì trẻ sẽ im lặng. Tuy nhiên, vào buổi tối thì đa số các trẻ thường thích hoạt động bằng cách “đạp” vào bụng mẹ. Ngoài ra, có một số trẻ lại thích vận động vào buổi sáng sớm.

Nếu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi ở tư thế nghiêng sang một bên, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn từng cử động của thai nhi so với tư thế nằm ngửa, đứng, đi bộ hay làm việc.

Những lý do khiến trẻ hay đạp liên tục vào mẹ

Trẻ có khả năng đáp trả lại các kích thích từ bên ngoài

Thai nhi đá để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường xung quanh. Với bất kì hoạt động hay tiếng động nào từ môi trường bên ngoài, cũng đều có thể làm trẻ “đạp” mẹ. Đây chính là một cách thức giao tiếp của trẻ, phản ứng với thế giới bên ngoài.

Phản ứng với âm thanh

Ở tuần thứ 20, thai nhi đã có thể nghe thấy và phản ứng lại với âm thanh. Khi có tiếng động nào xảy ra, mà mẹ cảm nhận được trẻ đạp thì đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường của bé.

Phản ứng với thực phẩm

Thông qua nước ối, những hương vị thức ăn mà mẹ ăn vào cũng sẽ được truyền đến thai nhi. Điều này, khiến trẻ cũng cảm nhận được hương vị món ăn. Việc đạp bụng mẹ là sự thể hiện thái độ thích thú hoặc không thích thú của trẻ về mùi hương đó.

Trẻ đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội

Ban đầu, các chuyển động của trẻ chỉ dừng lại ở những cú nháy rất khẽ, nhưng khi thai ngày càng lớn dần, trẻ sẽ “đạp” mạnh hơn với tần suất cao hơn. Một phần cũng do khi thai lớn, không gian trở nên chật hẹp và trẻ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và “đạp” mẹ nhiều hơn.

Không gian chật chội cũng là lý do khiến bé đạp

Mẹ nằm nghiêng tạo điều kiện cho trẻ đạp nhiều hơn

Khi nằm nghiêng, các mẹ bầu thường cảm thấy trẻ đạp nhiều hơn. Là bởi vì, sự lưu thông máu của mẹ đã tốt hơn giúp đưa dinh dưỡng và oxy đến cơ thể bé nhiều hơn, trẻ chuyển động sẽ dễ dàng hơn so với lúc mẹ nằm ngửa.

Trẻ đạp để cố tránh ánh sáng

Trong bụng mẹ là một không gian ấm áp, mềm mại và không có ánh sáng. Việc ánh sáng chiếu vào làm cho không gian sống của trẻ bị thay đổi đột ngột. Thêm nữa, mắt trẻ vẫn còn yếu và chưa phát triển toàn diện, nên trẻ đạp bụng mẹ để nhắc nhở mẹ đừng để ánh sáng chiếu vào bụng và trẻ.

Trẻ đạp tức là trẻ đang thức

Khi thai ở tuần thứ 30, thai nhi bắt đầu biết nhận biết và phân biệt hơn về giấc ngủ và những lúc thức giấc. Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày, trong khi mẹ vẫn đang bận rộn với công việc. Còn ban đêm thì lại thức và đạp nhiều hơn khi mẹ đang nghỉ ngơi. Điều này có thể giải thích lý do tại sao trẻ thường thức dậy chủ yếu vào buổi tối và ban đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Thai nhi trên 36 tuần “đạp” ít đi có sao không?

Từ 32 tuần trở đi, thai nhi lớn dần chiếm gần hết không gian của tử cung, sau đó, thai hạ thấp xuống xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Không gian hoạt động bị hạn chế, do đó số lần vận động của trẻ sẽ giảm đi. Dù thai nhi đạp bao nhiêu lần, chỉ cần có quy luật, có nhịp điệu, không thay đổi quá đột ngột và không kèm theo những triệu chứng khó chịu khác thì mẹ có thể yên tâm rằng trẻ vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ.

Mẹ cần biết

Những khoảnh khắc trên rất thú vị phải không nào! Chúc các mẹ bầu có thật nhiều những phút giây hạnh phúc, sẵn sàng chào đón con yêu sắp chào đời!

Trước khi tìm hiểu thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, bạn cần biết thêm về giấc ngủ của thai nhi. Ngay từ trong thai kỳ, thai nhi đã có những cử chỉ giống như một trẻ sơ sinh thực thụ. Thai nhi đi ngủ, di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh và có những suy nghĩ riêng, có ký ức. Bé thực hiện như thế nào?

Cũng giống như trẻ sơ sinh, thai nhi dành phần lớn thời gian ngủ. Ở tuần thứ 32, thai nhi ngủ phần lớn thời gian trong ngày. Một số thời điểm bé ngủ sâu, một số trong trạng thái giấc ngủ REM, và một số trong một trạng thái không xác định. Nguyên nhân là do não bộ của bé chưa hoàn chỉnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Trong giấc ngủ REM, mắt thai nhi di chuyển qua lại giống như mắt người lớn. Một số nhà khoa học thậm chí còn tin rằng thai nhi mơ trong khi đang ngủ! Cũng giống như trẻ sơ sinh sau khi sinh, có thể mơ về những gì bé từng biết – những cảm giác mà trẻ cảm thấy trong bụng mẹ.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm

Thai nhi di chuyển trong bụng mẹ

Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé của bạn bắt đầu thực hiện những chuyển động đầu tiên. Những chuyển động này có thể nhìn thấy bằng siêu âm thai, mẹ không thể cảm nhận được trong vài tuần nữa. Sau 13 tuần, bé có thể đặt ngón tay cái vào miệng, mặc dù miệng chưa hoàn toàn phát triển.

Các chuyển động cơ đầu tiên của thai nhi là không tự nguyện cho tới tuần thứ 16 thai kỳ. Sau thời điểm này, dù tỉnh táo hoặc ngủ, thai nhi cũng di chuyển 50 lần mỗi giờ.

Đó có thể là uốn cong và kéo dài cơ thể, di chuyển đầu, mặt và chân tay, và khám phá “căn nhà ấm áp” của mình bằng cách chạm hay đạp. Vào tuần thứ 37, bé đã phát triển đủ sự phối hợp để bé có thể nắm bắt bằng ngón tay. Lúc này, thai 37 tuần đạp nhiều về đêm hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ít đạp có sao không?

Cùng với những chuyển động thông thường này, trẻ thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm liếm thành tử cung và “đi bộ” xung quanh tử cung bằng cách đạp chân.

Thai nhi cũng phản ứng với chuyển động đối với hành động của mẹ. Ví dụ, siêu âm đã cho thấy một bào thai nảy lên khi người mẹ cười. Quan sát điều này trên màn hình, các bà mẹ thường xuyên cười nhiều hơn, và thai nhi bắt đầu di chuyển lên xuống nhanh hơn!

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề