Tại sao trẻ hay nôn khi ăn

Trẻ ăn vào là bị nôn là một trong những vấn đề không ít mẹ bỉm sữa gặp phải. Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn? Trẻ ăn hay bị nôn có nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ ăn bị nôn? Đừng quá lo lắng, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý vấn đề trẻ ăn vào bị nôn trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Vì sao trẻ ăn vào là bị nôn?

Do bệnh lý

Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn rất có thđang gặp vấn đề về sức khoẻ, cụ thể là các bệnh như sau:

  • Nhiễm trùng dạ dày ruột: Trẻ trong giai đoạn 1 - 3 tuổi là trường hợp dễ bị nhất. Khi trẻ ăn phải những thực phẩm nhiễm vi khuẩn, hoặc lây nhiễm từ môi trường sẽ gây ra các biểu hiện như sốt, đau bụng, trẻ bị tiêu chảy và nôn.
  • Dị dạng đường tiêu hóa: Xảy ra ở những trẻ bị khiếm khuyết hoặc dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh như teo hẹp thực quản, phình đại tràng, ruột non... Lúc này, trẻ cần đi được đi khám và tiến hành can thiệp sớm.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ ăn vào bị nôn có thể do dị ứng sữa [với trẻ sơ sinh], dị ứng với hải sản, đậu phộng, cá... [với trẻ từ 1 tuổi trở lên] khiến trẻ buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bao gồm: Viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm màng não, các vấn đề về thần kinh, não... Biểu hiện kèm theo có thể là sốt, chảy nước mũi và ho. Cơ thể trẻ lúc này trở nên mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, khó thở... và hay nôn sau khi ăn.
  • Trẻ mắc các bệnh ngoại khoa nghiêm trọng như: Lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ ăn hay bị nôn, kèm theo những cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, phình bụng căng trướng.
  • Hẹp môn vị: Đây là trường hợp ít gặp nhưng cũng rất có khả năng xảy ra. Môn vị là vị trí nằm giữa dạ dày và ruột, chỉ có can thiệp phẫu thuật mới có thể làm nó mở rộng ra, trẻ sẽ ăn uống, tiêu hóa bình thường.
  • Trẻ gặp vấn đề về thần kinh và não: Trường hợp xấu nhất là bé bị chấn thương não hoặc có các khối u trong não cũng gây ra tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn. Nếu mẹ thấy trẻ ăn hay bị nôn kèm theo sốt miên man, ngủ mê, ăn vào nôn ra, cơ thể xanh xao, nằm một chỗ... hãy đưa con đến bệnh viện ngay nhé!
  • Trẻ bị viêm tai giữa: Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn đồng thời kèm theo các biểu hiện biếng ăn, khó thở, tim đập nhanh, cơ thể xanh xao, nôn ra máu kèm dịch xanh, tiêu chảy… Lúc này mẹ nên đưa trẻ đi viện ngay lập tức để tránh chuyển biến xấu hơn nhé!

Tham khảo: Tiêu chảy cấp ở trẻ: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc

Do ăn uống sai cách

Trẻ ăn bị nôn rất có thể là do cách ăn uống không khoa học. Mẹ kiểm tra xem liệu mình có mắc sai lầm khi cho bé ăn không nhé!

  • Mẹ cho bé ăn quá nhiều, uống nhiều sữa, bú quá no, ép bé ăn quá ngưỡng có thể làm bé bị nôn.
  • Cho bé bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, làm bé nuốt nhiều khí vào dạ dày, gây ra nôn trớ sau ăn.
  • Khi bé vừa ăn xong mẹ đặt bé nằm ngay lập tức, quấn tã chặt, băng rốn quá chặt, khiến bé bị khó thở, tức bụng dẫn đến nôn mửa.

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ ăn vào là bị nôn nên xử lý thế nào?

Nếu thấy trẻ ăn bị nôn kèm tiêu chảy, nghĩa là cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước khá lớn. Do đó, mẹ nên bổ sung nhanh chóng lượng nước đã mất để cơ thể bé không bị rối loạn điện giải. Để xử trí nhanh tại nhà, bố mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước trái cây loãng hay nước nấu chín để nguội cho bé uống.

Thấy trẻ ăn bị nôn nhiều lần, bố mẹ không nên cố gắng cho bé tiếp tục uống dung dịch nữa mà cần đặc biệt lưu ý:

Không được để trẻ nằm ngửa khi đang nôn. Mẹ nên để trẻ nằm nghiêng hoặc đỡ trẻ ngồi dậy để tránh sặc chất nôn tràn vào khí quản phổi, gây ngạt.

Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: cùng con vượt qua như thế nào?

Chờ đến khi bé hết nôn, mẹ hãy cho con uống một lượng nhỏ nước nấu chín hoặc dung dịch Oresol. Chú ý cho bé uống từng muỗng nhỏ, vì sau khi nôn xong bé sẽ có khuynh hướng uống một hơi rất nhiều, làm cơn buồn nôn dễ quay trở lại.

Cách chăm sóc trẻ sau khi nôn

Với các bé bị nôn sau khi ăn, mẹ cần điều chỉnh lại cách ăn uống cũng như bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp bé nhanh hồi phục, tránh tình trạng nôn lặp lại.

Giữ cho cơ thể bé đủ nước: Nôn mửa nhiều lần làm bé bị mất nước và làm sức khỏe bé suy yếu nhanh chóng, để bổ sung nước mẹ nên cho bé uống thêm dung dịch bù nước.

Tham khảo: Tập ngồi cho bé

Cho bé uống thêm nước trái cây sau mỗi bữa ăn: Sau bữa ăn từ 15 - 20 phút mẹ nên cho trẻ uống 1/2 cốc nước cam, nho, kiwi để tăng cường dịch vị. Mẹ không nên cho bé uống sữa hoặc sô đa, nước ngọt dễ khiến trẻ buồn nôn hơn.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Để dạ dày bé không bị quá tải, mẹ hãy bắt đầu chia các bữa nhỏ cách nhau 3 giờ. Các loại thức ăn thích hợp cho hệ tiêu hóa của con lúc này là bánh mì nướng, canh rau củ, súp nhẹ, khoai tây nghiền, gạo và bánh mì.

Thực phẩm nên tránh: Để tránh cho bé bị nôn, mẹ không nên cho con ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ [bông cải xanh, bí đỏ, cam, khoai tây…] vì chúng khó tiêu hóa hơn, ngoài ra cũng nên tránh để cho bé ăn thức ăn có hàm lượng đường cao như kem và bánh kẹo.

Tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Những nguyên nhân khiến trẻ ăn hay bị nôn rất đa dạng. Tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám sau khi đã cho bé uống thuốc xử lý nhanh tại nhà. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo bù lại dinh dưỡng và nước cho cơ thể của bé, vì buồn nôn và nôn khi ăn có thể khiến cơ thể bé bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.

Làm gì để tránh tình trạng trẻ nôn sau khi ăn xong?

Trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ sau khi bú hay uống sữa, lượng chất nôn hầu như ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên:

  • Không bắt trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh, dễ làm tâm lý trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn;
  • Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng nên tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
  • Cho bé ăn vừa đủ no và mẹ nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Khi bé còn đang bú mẹ, mẹ nên bế bé nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống giường.
  • Khi cho trẻ bú bình, mẹ lưu ý đổ sữa ngập đến phần núm vú bình để hạn chế trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày.
  • Mẹ có thể dùng thuốc chống nôn phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Trong quá trình chăm con, chắc chắn mẹ cũng ít nhiều gặp các vấn đề về sức khỏe của bé. Nhưng nếu mẹ đã tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng kiến thức nuôi trẻ trước đó thì sẽ có cách giải quyết nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hy vọng với các thông tin trên đây, mẹ đã hiểu được nguyên nhân và biết cách xử lý khi gặp trường hợp trẻ ăn vào là bị nôn rồi nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Nôn trớ ở trẻ thường lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn, nhưng đôi khi nôn trớ lại là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân… Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu thêm nguyên nhân và cách trị nôn trớ kịp thời cho bé.

1. Dấu hiệu nôn trớ

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng. Nôn trớ ở trẻ được chia thành nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.

Nôn trớ sinh lý: sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 7 – 8 tháng tuổi, nôn trớ sinh lý sẽ không còn nữa.

Nôn trớ bệnh lý ở trẻ xảy ra khi trẻ nôn kèm với biểu hiện sốt, co giật, kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng…. Trong trường hợp này, mẹ hãy để ý và đưa con đi khám vì rất có thể trẻ đang bị bệnh như nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản hoặc do cơ thể trẻ không dung nạp được một số chất.

2. Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

  • Khi trẻ đang bị nôn trớ sữa hay thức ăn ra ngoài, mẹ lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ đề phòng trẻ nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
  • Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Mẹ nên từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
  • Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi. Mẹ cùng cần nhớ không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói. Bên cạnh đó, nhanh chóng lau mặt và miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước và chất điện giải khá lớn qua chất nôn. Do đó khi này mẹ nên có biện pháp bổ sung bù lượng nước và các chất điện giải cho trẻ. Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng. Nếu sử dụng Oresol để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần lưu ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ít một và không pha từ sáng mà để đến chiều mới cho trẻ uống.

3. Biện pháp trị nôn trớ cho trẻ

Khi đã có những kiến thức về nôn trớ và cách xử trí, mẹ nên có những biện pháp để chủ động hạn chế tình trạng nôn trớ cho con.

Với trẻ bú sữa/ bú bình:

Đối với trẻ bú sữa mẹ: 

Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no và chỉ cho trẻ nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút. Về tư thế khi cho trẻ bú, mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ phải ôm sát con vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Nên cho trẻ bú bên trái trước [trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải]. Sau đó, chuyển trẻ sang bên phải [lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái]. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để  trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ

Đối với trẻ bú bình:

Mẹ nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Với trẻ ăn dặm:

Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều dễ khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

Thay vào đó, mẹ có thể chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung và thời gian ăn không kéo dài hơn 30 phút/bữa. Ăn quá lâu dễ làm cho trẻ mệt mỏi, lâu dần sẽ gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ khóc và quấy phá.

Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp được sữa bò tươi, mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Cho trẻ bú lượng sữa vừa phải để hạn chế nôn trớ

Để phòng ngừa và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, trị nôn trớ hiệu quả mẹ có thể bổ sung chế phẩm men vi sinh. Men vi sinh giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn nào mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin qua website: //www.bioacimin.com/ hoặc hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại //www.bioacimin.com/chuyen-gia-tu-van để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh! 

Xem thêm tip trị nôn trớ an toàn cho trẻ tại đây: 

Xử lý nôn trớ cho trẻ theo lời khuyên chuyên gia

Trị nhanh chứng nôn trớ ở trẻ

Video liên quan

Chủ Đề