Tạm ngừng phiên tòa hành chính là gì

Mẫu số 19-HC [Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

 ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao]

TÒA ÁN NHÂN DÂN….. [1]

Số:…../…../QĐST-HC [2]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày … tháng … năm…

QUYẾT ĐỊNH

TẠM NGỪNG PHIÊN TÒA

                                  TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………..

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông [Bà]……………………………

Thẩm phán [nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người]: Ông [Bà]………

Các Hội thẩm nhân dân:

1.Ông [Bà]……………………………………………..…….

2.Ông [Bà]………………………………………………….

3.Ông [Bà]………………………………………………..…….

Đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLST-HC ngày … tháng… năm….. [3] về [4]…………………………………………………………………

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số…/……/QĐXXST-HC ngày…tháng… năm……[5]

Xét thấy: [6].…………………………………………………………………………..

Căn cứ vào Điều 187 của Luật tố tụng hành chính.

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLST-HC ngày….tháng…..năm…..
  2. Thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án được ấn định như sau:[7]

……………………………………………………………………………

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

– Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

ThẨm phán – ChỦ tỌA phiên tÒA

[Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu]

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số 19-HC:

[1] Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định tạm ngừng phiên tòa; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào [ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H], nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh [thành phố] nào [ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội].

[2] Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tạm ngừng phiên tòa [ví dụ: Số: 89/2017/QĐST-HC].

[3] Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án [ví dụ:
Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017].

[4] Ghi trích yếu vụ án [ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”].

[5] Ghi số, năm của Quyết định đưa vụ án ra xét xử [ví dụ: số 02/2017/QĐST-HC].

[6] Ghi rõ lý do của việc tạm ngừng phiên tòa hành chính sơ thẩm thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật tố tụng hành chính.

[7] Ghi rõ thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa hành chính sơ thẩm [ví dụ: Phiên tòa hành chính sơ thẩm sẽ được tiếp tục vào hồi 08 giờ 30 phút ngày 18 tháng 2 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H; địa chỉ số….phố…phường….quận 1, thành phố H]. Trong trường hợp chưa ấn định được thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa thì ghi “Thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án sẽ được Tòa án thông báo sau”.

Quyết định tạm ngừng phiên tòa phải theo đúng quy định của Luật TTHC – Điều 187, trong quyết định ghi rõ thời gian hoãn, lý do ngừng phiên tòa & thời gian địa điểm tiếp tục phiên tòa hành chính. Để được tư vấn các cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục liên quan tố tụng hành chính. Liên hệ Công ty luật Việt An – Bộ phận tư vấn pháp luật tố tụng hành chính.

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn đối với nhiều người. Vậy pháp luật quy định TẠM NGỪNG phiên tòa là gì? Hoãn phiên tòa là gì? Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa dựa vào những căn cứ nào? Bài viết này giúp các bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự.

Tạm ngừng, hoãn phiên tòa hình sự

Tạm ngừng tòa hình sự là gì?

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa về thuật ngữ tạm ngừng tòa hình sự. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có hiểu tạm ngừng tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại Tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 251 thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hoãn phiên tòa án hình sự là gì?

Tương tự như tạm ngừng tòa hình sự, hoãn phiên tòa hình sự cũng không được định nghĩa. Căn cứ Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có thể hiểu hoãn phiên tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 297, Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự.

Phân biệt giữa hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

Về căn cứ phát sinh

Căn cứ Khoản 1, Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây, Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa:

  • Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

Căn cứ Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hoãn phiên tòa được thực hiện khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây:

  • Thay đổi kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm;
  • Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế;
  • Bị cáo vắng mặt phiên tòa xét xử vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa;
  • Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử thì Tòa án phải hoãn phiên tòa;
  • Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
  • Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
  • Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
  • Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định

Về chủ thểthẩm quyền ra quyết định tạm ngừng tòa và hoãn phiên tòa:

  • Tạm ngừng tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử
  • Hoãn phiên tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử. Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định [Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015].

Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự

Thời hạn hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Căn cứ Khoản 2, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Căn cứ Khoản 2, Điều 251, Bộ luật này, thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hình thức hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Hình thức hoãn phiên tòa được quy định tại Khoản 4, Điều 294, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, phải ra Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa bao gồm các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
  • Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
  • Vụ án được đưa ra xét xử;
  • Lý do của việc hoãn phiên tòa;
  • Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Đồng thời, quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Đối với tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết và không phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Quyết định hoãn phiên tòa

Trên đây là bài viết liên quan đến việc phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự. Nếu bạn đọc chưa có vấn đề gì thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

Lê Minh Phúc – Chuyên viên pháp lý tại #chuyentuvanluat tư vấn giỏi, chuyên lĩnh vực pháp luật: dân sự, đất đai, hình sự, HNGĐ, tư vấn thành công nhiều trường hợp khó, đạt được sự tin tưởng của khách hàng giúp khách hàng giải quyết vấn đề, tranh chấp một cách nhanh mà đúng luật

Video liên quan

Chủ Đề