Cơm nguội để tủ lạnh được bao lâu

Không phải lúc nào nấu cơm xong cũng có thể ăn hết phần cơm đã nấu, vì vậy nhiều người có thói quen cho cơm vào tủ lạnh để bảo quản. Thế nhưng, chỉ để trong tủ lạnh cơm rất dễ sinh độc tố, bạn cần biết cách bảo quản đúng để cơm không bị thiu cũng không sinh độc nha.

Đang xem: Cách bảo quản cơm chiên qua đêm

Muốn bảo quản cơm nguội an toàn không đơn thuần chỉ là đưa vào tủ lạnh, bạn cần phải làm chính xác từng khâu một, từ lúc nấu cơm đến việc cất giữ và hâm nóng lại như thế nào. Có như vậy cơm mới không bị ảnh hưởng, hãy học hỏi những cách bảo quản cơm dưới đây để giúp gia đình có bữa cơm hoàn hảo bạn nhé.

Cách bảo quản cơm qua đêm [Hình ảnh minh họa]

Lưu ý khi nấu cơm

Để tránh tình trạng cơm dễ bị ôi thiu sau khi nấu, trước khi nấu cơm bạn phải rửa sạch nồi và nắp rồi mới cho gạo vào. Khi vo gạo cần cho vào một nhúm muối nhỏ, nếu phần gạo cũ có dấu hiệu nấm mốc, bạn phải xả thật nhiều nước.

Lúc nấu bạn cũng nên để một ít muối vào nồi, bằng cách này cũng giúp cơm của bạn thêm đậm vị hơn và cũng bảo quản cơm được lâu hơn.

Khi bảo quản cơm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi cơm đã nấu chín bạn chỉ nên dùng trong vòng 5 tiếng, sau thời gian này cơm rất dễ bị hỏng và sinh độc. Còn khi bạn muốn mang cơm đi dự trữ thì nên cho cơm ra rổ thưa và không để cơm dính bất cứ thực phẩm nào. Cho đến khi cơm nguội hẳn thì bạn mới cho cơm cần bảo quản vào hộp nhựa và cho vào tủ lạnh.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Bún Trong Tủ Lạnh Được Lâu Ngày, Bún Để Tủ Lạnh Có Luộc Lại Ăn Được Không

Một vài lưu ý khi bảo quản cơm: bạn không nên dùng cơm để ở nhiệt độ phòng đã quá 6 tiếng và cơm đã bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 tiếng. Không nên hâm nóng hoặc chiên lại cơm quá 2 lần, vì như vậy cơm rất dễ mất chất dinh dưỡng.

Cách hấp cơm

Nếu bạn muốn hấp cơm cũ cùng cơm mới thì không nên trộn lẫn 2 phần cơm này lại với nhau mà chỉ nên để phần cơm cũ lên lớp trên cùng. Có như vậy nếu lại còn thừa cơm thì đảm bảo bạn chỉ hấp lại phần cơm mới. Còn khi chắc chắn bạn sẽ ăn hết cả 2 phần cơm, thì lúc cơm chín bạn khoét ở giữa nồi một lỗ tròn để vừa đủ phần cơm cũ vào và tiếp tục hấp.

Cho cơm cũ vào nơi đã khoét lỗ [Hình ảnh minh họa]

Nếu bạn hấp lại hoàn toàn cơm cũ ở nồi cơm điện thì cho vào nồi một ít nước, sau đó cắm điện và bật chế độ nấu đến khi cơm bật nút là được. Khi bạn hấp bằng lò vi sóng thì cho cơm vào bát, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát và không để màng bọc dính vào cơm. Cho cơm vào nồi hâm nóng khoảng 3 phút, bằng cách này cơm sau khi hấp sẽ mềm và ngon như cơm mới nấu ban đầu.

Xem thêm: Tiết Lộ Bạn Cách Bảo Quản Ngao 2 Vòi, Cách Bảo Quản Ngao Tươi Sống Được Lâu

Chỉ cần nhớ đến những việc này bạn có thể dự trữ cơm nguội mà không lo bị hỏng hay sinh độc đâu nha.

See more articles in category: Cách bảo quản

Hầu như gia đình nào cũng gặp tình trạng nấu cơm thừa và không ăn hết. Để không lãng phí bạn sẽ giữ cơm lại để tận dụng cho bữa ăn sau. Tuy nhiên bảo quản như thế nào cho đúng? Những mẹo dưới đây sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cơm nguội luôn an toàn, thơm ngon.

Cơm nguội cần biết cách bảo quản và hâm lại đúng cách

Vì sao phải bảo quản cơm nguội đúng cách

Ăn cơm nguội có độc hại không? Thực tế việc hâm nóng rồi sử dụng lại cơm nguội hoàn toàn không có vấn đề gì. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cách bạn bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên. Nếu bảo quản không tốt có thể gây hại cho cơ thể, ngược lại bảo quản tốt, bạn hoàn toàn có thể tận dụng cho bữa ăn.

Trong gạo có chứa bào tử [ loại tế bào có khả năng tái sản xuất nhanh] có tên là Bacillus cereus. Chúng vẫn sống khi gạo được nấu chín thành cơm. Khi cơm để trong nhiệt độ phòng trong thời gian quá lâu, là điều kiện để các bào tử này phát triển thành vi khuẩn, nhân lên và sản sinh chất độc, gây ra chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Do đó bạn cần phải có phương pháp bảo quản cơm đúng cách ngay khi không sử dụng hết.

Cơm để lâu, bào tử Bacillus cereus có sẵn trong cơm sẽ phát triễn thành vi khuẩn có hại

Bảo quản cơm thừa như thế nào là đúng cách?

  1. Phần cơm thừa cần làm lạnh càng nhanh càng tốt. Các chuyên gia khuyến cáo thời gian để cơm ở nhiệt độ phòng chỉ trong vòng 1 giờ là lý tưởng. Thời gian bảo quản cũng không nên quá 24 giờ. Sau thời gian đó, cơm cũng không còn giữ được chất lượng như ban đầu.
  2. Bạn nên cho cơm vào hộp kín để bỏ vào tủ lạnh, tránh tình trạng cơm bị rút nước, trở nên quá khô. 
  3. Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể để cơm ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên không nên đậy nắp. Bạn có thể lấy rồi cơm ra, rồi lấy rổ hoặc dụng cụ có các lỗ nhỏ để đậy cơm. Đậy nắp chặt khiến cơm bị hấp hơi nước sẽ dễ dàng bị thiu hơn. Nếu để ở nhiệt độ phòng, bạn không nên để quá 5 tiếng và cần phải hâm nóng lại trước khi ăn.

bảo quản cơm trong tủ lạnh

Hâm lại cơm đúng cách?

  • Sử dụng nồi cơm điện: Bạn giằm tơi cơm ra, cho vào nồi và cho thêm ít nước. Nếu bạn muốn cơm sốt dẻo gần như cơm vừa nấu chín, có thể rưới nước đủ làm ướt dưới đáy nồi và rưới một chút lên trên bề mặt cơm. Hơi nước tỏa ra sẽ giúp cơm chín mềm và thơm ngon trở lại.
  • Sử dụng lò vi sóng: Cho ít nước vào cơm, đảo đều rồi đặt vào lò vi sóng. Quay trong khoảng 3-5 phút là bạn đã có chén cơm thơm dẻo và nóng hổi.
  • Bạn cũng có thể đánh tơi cơm và chiên với các loại rau củ theo ý thích, đây cũng là một cách đổi bữa rất thú vị.

Cơm chiên hấp dẫn từ cơm nguội

tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là mẹo bảo quản cơm nguội đúng cách, đảm bảo sức khỏe. Dù đã được tính toán kỹ thì không ít lần cơm sẽ bị thừa trong các bữa ăn. Vì vậy bạn nên áp dụng mẹo trên để bảo quản, giúp an toàn sức khỏe và tránh lãng phí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề