Tầm quan trọng của việc học Tiếng Việt đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Bậc học tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo dục tiểu học thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là bậc học đóng vai trò nền tảng quan trọng đối với trẻ em. Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì? Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Mục tiêu của hệ giáo dục Tiểu học

Mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông là giúp người học phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, sự năng động, sáng tạo, bước đầu hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tạo bước đệm cho học sinh tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của hệ giáo dục tiểu học

Theo Luật giáo dục, mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng và lâu dài về các mặt Đức – Trí – Thể – Mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp cấp trung học cơ sở.

Bậc học tiểu học cũng có một mục tiêu khác là xây dựng bậc học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và cơ bản đạt trình độ tiên tiến. 

Bậc học tiểu học giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết và biết tính toán với các con số ở mức căn bản, thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán học, địa lý, lịch sử và khoa học xã hội.

Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?

Dựa theo Điều lệ Trường Tiểu học, đây là cơ sở giáo dục, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, bậc học tiểu học cần đáp ứng những yêu cầu về nội dung và các phương pháp giáo dục tiểu học. Vậy cụ thể vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh được trang bị các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, tính toán. Bên cạnh đó là các thói quen cá nhân tốt như rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, hiểu biết hoặc có đam mê về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?

Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học phải phát huy tốt tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

Nhà Trường Tiểu học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục khác theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.  

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bậc Tiểu học

Quá trình dạy học là hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Trong hoạt động đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, điều hành và điều chỉnh hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tích cực, tự giác thông qua nỗ lực của bản thân nhằm đạt tới mục đích của việc dạy học.

Quá trình này là một hoạt động riêng biệt và là bộ phận của quá trình sư phạm, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dạy và học là con đường ngắn nhất giúp học sinh nắm được một lượng tri thức lớn, tích lũy qua thời gian của nhiều thế hệ thầy và trò. Đây cũng là phương tiện mang lại hiệu quả lớn trong quá trình phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.

Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bậc Tiểu học

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và định ra phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT đã nêu lên 8 nhóm vấn đề giáo dục Tiểu học cần làm tốt.

  • Tạo hành lang pháp lý cho giáo dục Tiểu học
  • Chương trình SGK và đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá
  • Nâng chuẩn giáo viên sao cho hiệu quả, thiết thực
  • Giải bài toán trường lớp và trang thiết bị dạy học
  • Đổi mới quản trị nhà trường
  • Sát sao chỉ đạo chuyên môn của Phòng Tiểu học
  • Tinh gọn bộ máy phải tính đến hiệu quả
  • Phối hợp chặt chẽ với Vụ giáo dục Tiểu học và các Vụ, cục liên quan 

Trên đây mà một số yếu tố trả lời cho câu hỏi “Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề giáo viên Tiểu học hãy bắt đầu tìm hiểu ngành sư phạm tiểu học thi khối gì để có thể chuẩn bị hành trang kiến thức và tự tin xét tuyển ngành này. Cùng giải mã những vấn đề khác trong những bài viết tiếp theo của Đại Học Đông  Á nhé!

Chương trình Tiếng Việt tại EraSchool được xây dựng bám sát khung chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục về Ngữ âm, Từ vựng, Cú pháp, Văn bản. Với sự kết hợp, tinh lọc những nét hay của các bộ sách giáo khoa mới với phương pháp tiếp cận giáo dục hiện đại của nhóm Cánh Buồm. Học sinh được trang bị phương pháp, tư duy, sự tự tin và chủ động nhờ vào việc được làm và làm được trong từng giờ học.

Qua những giờ trải nghiệm thực tế, học sinh tự tìm ra thao tác học, nắm chắc phương pháp, biết cách tự học; biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, sử dụng văn nói, văn văn viết chính xác, linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. Học sinh yêu tiếng Việt, yêu sách, biết làm thơ, ca, hò, vè, tốc độ đọc tốt và ít mắc lỗi chính tả.

Quá trình học tiếng Việt tại EraSchool bao gồm:

Lớp 1: Trẻ học ngữ âm theo phương pháp mô hình hóa, ghép âm, ghép vần theo quy luật. Sau đó trẻ học cách đóng vai, dùng các ngôn ngữ mình học được để thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm của mình khi quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống. Ví dụ như đồng cảm với các tác phẩm nghệ thuật tranh Đông hồ, đồng cảm với các nhân vật ngoài xã hội…

Lớp 2: Trẻ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt với các từ vựng theo chủ đề [Từ láy, từ mượn, từ Hán Việt và các từ ngữ xung quanh cuộc sống của trẻ]. Từ các chủ đề đó, trẻ có thể viết nên những từ có nghĩa, những từ cảm nhận về cuộc sống. Trẻ được đóng kịch, viết truyện nhằm tư duy phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trẻ sử dụng ngôn ngữ học được để tưởng tượng, sáng tác nên những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

Lớp 3: Trẻ bắt đầu biết cách tạo ra các loại câu, phân tích câu và biết sử dụng chúng vào trong các hoàn cảnh cụ thể. Trẻ bắt đầu dùng Ngôn ngữ để liên tưởng, thay thế hình tượng này bằng hình tượng khác có mối liên quan với nhau. Từ đó trẻ có thể tự làm ra các sản phẩm như sơ đồ liên tưởng, bản đồ tư duy [Mind map], ghi chép Sketchnote…

Lớp 4: Trẻ bắt đầu được học văn bản, bố cục một bài viết chặt chẽ, viết tiểu luận nêu rõ quan điểm, ý kiến cá nhân. Từ đó trẻ bắt đầu sáng tạo ra một tác phẩm thơ, truyện, kịch bản phim, kịch bản hội thảo…

Lớp 5: Trẻ được phân biệt các dạng hoạt động ngôn ngữ khác nhau trong các tình huống cụ thể. Ví dụ như ngôn ngữ ngoại giao, ngôn ngữ văn phòng, ngôn ngữ pháp luật…Ứng dụng vai trò của ngôn ngữ trong các hoạt động nghệ thuật đa dạng như Nhạc họa, kịch nghệ…

Lớp 6: Trẻ bắt đầu nghiên cứu để hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ Việt, cái hay cái đẹp của Ngôn ngữ và văn hóa Dân tộc mình. Sự nghiên cứu này giúp trẻ hình thành cảm hứng nghệ thuật để có thể sáng tác ra các Tác phẩm thơ, tác phẩm tự sự, tác phẩm hội họa, tác phẩm âm nhạc…

Tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển tri thức, nhân cách, tư duy của trẻ tại Trường PTLC Sinh thái EraSchool. Đây chính là bước đệm để hình thành nên một công dân toàn cầu trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề