Tên một trong những ngôi trường trung học phổ thông lâu đời nhất của Việt Nam

Truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam ta đã có từ lâu đời, thể hiện qua nhiều bậc hiền triết và nhiều ngôi trường cổ được xây dựng để phục vụ cho việc học hành của con em dân nước Nam. Có những ngôi trường đã đi vào lịch sử như cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước, sau bao nhiêu năm càng khẳng định vị trí cũng như chất lượng của việc dạy và đào tạo nhân tài. Nhiều ngôi trường đã trở thành biểu tượng cho niềm mơ ước, khát khao và động lực để các cô cậu học sinh nỗ lực mong một ngày được đặt chân lên giảng đường.

Dưới đây là tổng hợp các ngôi trường có niên đại hơn 100 năm ở Việt Nam, nổi tiếng với lịch sử lâu đời, chất lượng học tập cũng như vẻ đẹp cổ kính của trường. Đây cũng trở thành điểm đến của nhiều du khách tham quan khi ghé qua Việt Nam. Thích thú được nhìn ngắm những ngôi trường là biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam trong nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ.

1. QUỐC HỌC HUẾ

Trường Quốc học Huế tên gọi chính thức hiện nay là Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học, là trường nổi tiếng ở đất cố đô Huế, được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896. Trường Quốc học Huế là trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh [thành lập năm 1874] và trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho [thành lập năm 1879].

Cổng trước trường Quốc Học Huế - Ảnh: Nguyenhuulongtri

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

Trường Quốc Học thời bấy giờ được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Tên lúc mới thành lập của trường là “Pháp tự Quốc học Trường môn” và đến nay trường vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường.

Những hành lang quen thuộc với bao thế hệ học trò - Ảnh: Tranguyen

Kiến trúc của trường cho đến ngày nay được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp những năm đầu thế kỷ 20 với tone màu đỏ chủ đạo pha hơi hướng Cung đình đậm chất Á Đông. Trường tự hào là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, với kết quả học tập xuất sắc của học sinh và trình độ cao của giáo viên. Trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng trường thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao nhất cả nước.

Vẻ nên thơ của Quốc Học Huế - Ảnh: theycallmethewanderer

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

Khuôn viên trường đẹp lãng mạn như mơ cùng kiến trúc cổ kính, những hàng cây diệp anh đào xòe bóng mát và cho ra những bông hoa cánh mỏng manh tung bay theo gió.

Sân trường thơ mộng ở Huế - Ảnh: theycallmethewanderer

Những cánh hoa màu hồng phớt đã in đậm vào bao thế hệ học sinh trong trường. Mỗi khi đến mùa anh đào nở, các học sinh từ mọi miền đất nước đều dành ánh mắt ngưỡng mộ cho những cô cậu bạn được học trong ngôi trường đẹp nên thơ này.

2. TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN, HÀ NỘI

Trường THPT Quốc gia Chu Văn An hay còn được gọi bằng những cái tên thân thuộc hơn như trường Chu Văn An, trường Chu, trường Bưởi thuộc thành phố Hà Nội. Trường được thành lập vào năm 1908 cho đến nay được coi là trường có lịch sử lâu đời và chất lượng đào tạo bậc nhất cả nước.

Ngôi trường cổ kính - Ảnh: Anh Dung Bui

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

Là một trong những trường phổ thông lâu đời và có tiếng ở Đông Dương xưa và Việt Nam ngày nay, trường Chu Văn An là nơi đào tạo ra nhiều thế hệ tri thức có tinh thần dân tộc và cách mạng cao như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện… Với chất lượng dạy và học cao, trường Chu Văn An cũng được chính phủ Việt Nam đưa vào đầu tư trong dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm của quốc gia cùng với trường Quốc học Huế và trường Chuyên Lê Hồng Phong Tp.Hồ Chí Minh.

Phía sau trường Chu - Ảnh: Nguyencanhtung


Trường Bưởi - Chu Văn An có lối kiến trúc pha trộn các nhà học kiểu Pháp cùng với những công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Trường không chỉ có kiến trúc cổ kính rêu phong và cảnh đẹp nao lòng, trường Chu Văn An còn nổi tiếng khắp Hà Nội với các nữ sinh vô cùng xinh xắn, giỏi giang và năng động.

Một góc sân trường Bưởi - Ảnh: Nguyencanhtung

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

3.  TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Còn được biết đến với tên gọi là trường Nữ Sinh Gia Long hay trường nữ sinh áo tím. Trường được thành lập từ năm 1913. Cho đến nay, trường được xếp vào hàng ngũ của những ngôi trường lâu đời bậc nhất Việt Nam.

Trường mới và trong bức hình cũ - Ảnh: Khánh Hmoong

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

Vào khoảng đầu thế kỷ 20 khi nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính chất Nho Giáo, ít chú trọng đến vấn đề giáo dục cho nữ giới. Đến năm 1908, Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương đề nghị với chính quyền Thực dân Pháp thành lập một trường đa cấp dành cho nữ. Đến năm 1913 trường bắt đầu được khởi công xây dựng.

Mặt tiền của trường đã được trùng tu và sơn sửa - Ảnh: Guinnesstour

Sau năm 1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Đến niên khóa 78-79 trường giải thể cấp 2, thu nhận nam sinh lẫn nữ sinh và đổi tên thành Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh Khai đến bây giờ.

Phía trước trường nữ sinh Áo Tím - Ảnh: Manhhai

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh

Trường cũng được xây dựng với lối kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 với vẻ cổ kính. Trường đang được đưa vào danh mục 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

Những ngôi trường trên khắp đất Việt có niên đại hơn 100 năm đều là biểu tượng cho một nền giáo dục chất lượng và tinh thần hiếu học của nước nhà. Bạn đã được đến thăm những ngôi trường này chưa?

Huyền Vịt - Mytour.vn

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour [Không bao gồm hình ảnh]. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Đối với các định nghĩa khác, xem Lê Quý Đôn [định hướng].

Đối với các trường cùng tên, xem Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.

Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn là một trường trung học phổ thông công lập của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat.

Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn

Collège Chasseloup-Laubat

Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.

Ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán kể từ đầu năm học 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sáp nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ [Lycée] để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký hay trường Petrus Ký [nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong].

Ngoài con em của các quan Pháp, những học sinh xuất sắc nhất của đất Nam kỳ cũng được tuyển chọn theo học. Sau mỗi kỳ thi, kết quả học tập của từng người còn được đăng trên Gia Định Báo.[5]

Cổng trường ngày nay

Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này, tuy nhiên phân tách thành hai khu dành cho học sinh cấp II [trường THCS Lê Quý Đôn] và khu dành cho học sinh cấp III [trường THPT Lê Quý Đôn]. Đây là ngôi trường cổ xưa nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Kiến trúc khu trườngSửa đổi

Hành lang một dãy lớp

Sân trường

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gần như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu". Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.

Sự kiệnSửa đổi

Tượng đài Lê Quý Đôn

Thời Pháp trường nổi tiếng với nhiều giáo viên và học sinh giỏi được lưu danh. Ngày nay, trường là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô hình chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng trường đang từng bước khẳng định vị trí trên toàn thành phố.

Ngày 20 tháng 11 năm 1998, nhà trường dựng tượng đài nhà bác học Lê Quý Đôn phía sau cổng trường.

Năm 2009, nhà trường đã hoàn tất lứa đầu tiên của mô hình mới với tỉ lệ tốt nghiệp 100% và chính thức trở thành trường Công lập tự chủ tài chính. Ngày 31 tháng 8 năm 2009, Chủ tịch nước đương thời Nguyễn Minh Triết đến dự lễ khai giảng cùng nhà trường.[8]

Thành tích đạt được [từ sau năm 1975]Sửa đổi

  • Huân chương Lao động hạng Ba
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động Thanh niên
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: đơn vị tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền
  • Cờ đơn vị dẫn đầu thi đua nhiều năm liền do Ủy ban Nhân dân Thành phố trao tặng
  • Cờ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu do Đảng bộ Thành phố trao tặng
  • Cờ Công đoàn vững mạnh dẫn đầu phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng
  • Cờ "5 năm liền là đơn vị dẫn đầu khối Phổ thông trung học" do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng
  • Dẫn đầu Hội khỏe Phù Đổng Phổ thông trung học cấp Thành phố
  • Đơn vị điển hình "Có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng môi trường xanh sạch đẹp

Nhân vật tiêu biểuSửa đổi

Học sinh tiêu biểu[9]Sửa đổi

Chính trị - Kinh tế
  • Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Lê Văn Minh. - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.
  • Lê Quang Tự Do - Phó cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
  • Châu Minh Hiếu - Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình.
  • Vũ Tô Quyến - Phó ban tuyên giáo Quận ủy quận 3.
  • Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty Điện Quang.
  • Lê Quang Thục Quỳnh - Phó tổng giám đốc VUS Hội Việt-Mỹ.
Thể Thao
  • Chung Tấn Phong - Tiến sĩ, trưởng bộ môn thể thao dưới nước TPHCM.
Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hồng Vân - diễn viên, đạo diễn sân khấu
  • Elvis Phương - ca sĩ
  • Lê Hựu Hà - nhạc sĩ
  • Thanh Thúy - ca sĩ
  • Phương Thanh - ca sĩ
  • Nguyễn Quang Dũng - đạo diễn
  • Nguyễn Ngọc Thạch - nhà văn
  • Huỳnh Thị Thùy Dung - Á hậu 2 cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2016
  • Lý Thu Thảo - Hoa hậu TPHCM 1989
  • Chung Vũ Thành Uyên - Á hậu Áo dài 1995
  • Trịnh Kim Chi - Á hậu Việt Nam 1994
  • Anh Thúy - ca sĩ
  • Hiền Thục - ca sĩ
  • Ngọc Linh - ca sĩ
  • Mai Phương - diễn viên
  • Nhâm Minh Hiền - đạo diễn
  • Quốc Thuận - đạo diễn
  • Đỗ Khoa. - đạo diễn
  • Kiều Nga - ca sĩ
  • Suni Hạ Linh- ca sĩ

Giáo viên và học sinh tiêu biểu thời thuộc PhápSửa đổi

  • Ngô Minh Chiêu, Đốc Phủ Sứ, tín đồ Cao Đài đầu tiên, lãnh đạo phái Chiếu Minh.
  • Nguyễn Ngọc Tương, Tri Phủ, Giáo Tông chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.
  • Phạm Công Tắc, Hộ pháp Đạo Cao Đài, lãnh đạo tối cao của đạo Cao Đài.
  • Lê Bá Trang, Đốc Phủ Sứ, Thượng Chưởng Pháp chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.
  • Cao Triều Phát, lãnh đạo chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I.
  • Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20.
  • Phan Văn Chương, cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Rạch Giá, Giám đốc Sở Ngân Khố Nam Bộ.
  • Trần Văn Giàu, nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư, Bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III.
  • Vương Hồng Sển, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ người Việt Nam.
  • Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
  • Phạm Ngọc Thảo, Tướng của hai Quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ Tân Nhạc nổi tiếng của Việt Nam.
  • Norodom Sihanouk, cố Quốc vương, cố Thái thượng hoàng Vương quốc Campuchia.
  • Trịnh Xuân Thuận, là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo.
  • Trần Đại Nghĩa, [không học ở trường nhưng được hội ái hữu của trường cấp học bổng 1 năm du học Pháp].
  • Lưu Văn Lang, kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ //thpt-lequydon-hcm.edu.vn/gioi-thieu/17/Gioi-Thieu-Ve-Truong.html
  2. ^ Hành trình tìm kiếm những Kỷ lục bất biến của Việt Nam [P.14] Trường THPT Lê Quý Đôn [TP.HCM] - Trường trung học phổ thông lâu đời nhất Việt Nam, HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM, 17-08-2020
  3. ^ Bạn biết không, những ngôi trường này tại Việt Nam có tuổi đời hơn một thế kỉ đấy!, Hoa Học Trò, Tiền Phong, 08/08/2017
  4. ^ TP.HCM: Mái trường 145 năm tuổi được xếp hạng di tích lịch sử
  5. ^ a b “Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn”. Tuổi trẻ Online.
  6. ^ Bấy giờ trường chưa có tên chính thức nên gọi là Trung học bản xứ, còn người dân gọi là Trường Khải Tường vì nằm trong khu đất của chùa Khải Tường cũ.
  7. ^ “Trường THPT Lê Quý Đôn”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ “Giáo dục là nền tảng phát triển đất nước”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “Cựu học sinh tiêu biểu của trường Lê Quý Đôn”. 6 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trang web chính thức trường THPT Lê Quý Đôn THPT Lê Quý Đôn
  • Đường dây "chạy trường" tại Trường THPT Lê Quý Đôn
  • Diễn đàn học sinh trường

Video liên quan

Chủ Đề