Dự đoán điểm chuẩn các trường đại học năm năm 2022

Đề thi tốt nghiệp THPT 2022 được đánh giá có tính phân loại hơn so với đề thi năm ngoái. Tuy nhiên các chuyên gia tuyển sinh dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học top đầu không biến động nhiều.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số [//www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí . 

Đánh giá tổng quan về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du [TP.HCM], cho rằng với năm bài thi, nội dung đề ở 9 môn thi đều cơ bản để xét tốt nghiệp THPT. Những phần để phân hóa năng lực thí sinh, xét tuyển ĐH cũng không quá khó hay đánh đố học sinh. Phổ điểm năm nay sẽ dao động nhiều từ 5 - 6,5. Những thí sinh học chuyên hoặc học có đầu tư và nghiêm túc sẽ đạt điểm 9, 10. 

Theo ông Phú, năm 2022, các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, riêng phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ ở mức trung bình, thậm chí xét dưới 50% chỉ tiêu ở nhiều trường. Không ít thí sinh đi thi với tâm thế chỉ cần đậu tốt nghiệp vì đã có suất vào ĐH bằng những phương thức khác. Điều này khả năng càng đẩy điểm chuẩn ĐH tăng lên rất cao.

Điều thí sinh cần quan tâm là xem xét đến chỉ tiêu của từng ngành và số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó để có những chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng thông minh.

Hầu hết giáo viên THPT đều đánh giá đề thi tốt nghiệp THPT 2022 có độ phân hóa cao hơn năm trước, phù hợp với mục tiêu xét tuyển đại học. Tuy nhiên các chuyên gia tuyển sinh dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học top đầu không biến động nhiều.

PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, dự báo điểm chuẩn năm 2022 sẽ không tăng so với năm 2021: "Năm nay, các trường đại học có rất nhiều phương thức tuyển sinh. Theo đó, việc sử dụng kết quả điểm thi các tổ hợp để xét tuyển vẫn là chủ yếu. Nhưng với các trường top đầu, các ngành hot sẽ không có nhiều biến động - tăng không nhiều và giảm không đáng kể. Vì vậy, các em có thể sử dụng điểm chuẩn của năm 2021 để tham chiếu và dự đoán được". 

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng, với thực tế đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022, dự báo chỉ môn Ngoại ngữ có số lượng điểm 9-10 ít hơn năm ngoái. Trong khi đó các môn còn lại như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa... số thí sinh có mức điểm giỏi khả năng cao sẽ bằng hoặc ít hơn năm ngoái, nhưng không đáng kể.

"Theo tôi đánh giá, tổng số thí sinh tổ hợp A01 đạt điểm 26-30 sẽ giảm, còn các tổ hợp A00, C00, D01... sẽ xấp xỉ năm trước. Nhiều khả năng điểm chuẩn vào các ngành hot của các trường top trên sẽ bằng điểm chuẩn năm 2021, trừ tổ hợp A01 có thể giảm 0,25 - 0,5 điểm" - PGS Dũng dự báo.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho rằng với những dự đoán phổ điểm, để đạt điểm 7-8 không khó, nhưng điểm 9-10 sẽ ít hơn năm trước. Như vậy, điểm chuẩn các trường tốp dưới và tốp giữa sẽ không thay đổi nhiều.

"Trong khi các năm trước, thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực có thể xác nhận nhập học luôn, không đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT nữa. Nhưng năm nay các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức khác vẫn được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT. Do vậy, dù một số trường có giảm chỉ tiêu xét điểm thi THPT nhưng chắc chắn số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này sẽ tăng. Do vậy, dự báo điểm chuẩn vào các trường tốp trên có thể như năm trước hoặc giảm nhẹ một chút ở vài ngành", ông Vũ nói. 

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng cho rằng dù đề thi phân hóa tốt nhưng những thí sinh giỏi, những ngành "hot", trường "hot" vẫn lấy điểm cao. 

Xem thêm: 

  • Đề tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2022: Khó có mưa điểm 10

Jennie

Thí sinh đang làm thủ tục trước giờ thi môn ngoại ngữ tại điểm thi Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng với ảnh hưởng dịch COVID-19 trong thời gian qua, mức độ khó của đề thi và dự đoán phổ điểm của các giáo viên THPT là hoàn toàn phù hợp. Đề thi có độ phân hóa tốt, phổ điểm có thể biến động nhưng điểm chuẩn của các trường ĐH rất có thể không có sự biến động lớn so với năm 2021. 

"Hiện nay với nhiều phương thức xét tuyển, các trường ĐH đã chủ động trong việc xác định tỉ lệ trúng tuyển của mỗi phương thức để không tạo sự thay đổi lớn về điểm chuẩn. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng đào tạo là rất quan trọng nên điểm chuẩn/chất lượng đầu vào sẽ được các trường cân nhắc giữ ổn định tương đối so với các năm trước" - ông Lý nhận định.

Xét tuyển bằng điểm thi THPT sẽ tăng

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - với thực tế đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022, dự báo chỉ môn ngoại ngữ vùng điểm 9-10 số lượng ít hơn năm ngoái, trong khi các môn còn lại như toán, lý, hóa, sinh, văn... số thí sinh có mức điểm 9-10 khả năng bằng hoặc ít hơn năm ngoái một chút.

"Chính vì vậy, tổng số thí sinh tổ hợp A01 đạt điểm 26 - 30 sẽ giảm, còn các tổ hợp A00, C00, D01... sẽ xấp xỉ năm ngoái. Tuy nhiên, do năm nay các trường ĐH dành chỉ tiêu cho xét tuyển theo điểm thi THPT thấp hơn năm ngoái, đồng thời do Bộ GD-ĐT sẽ siết chỉ tiêu thông qua phần mềm nên số chỉ tiêu xét học bạ sẽ dồn qua diện xét tuyển theo điểm thi THPT. 

Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng thí sinh đăng ký vào các trường là nhiều trường chuyển sang tự chủ nên mức học phí khá cao khiến cho nhiều em mặc dù mong muốn nhưng không chọn nguyện vọng 1 vào các trường này. Nhiều khả năng điểm chuẩn vào các ngành "hot" của các trường tốp trên sẽ bằng điểm chuẩn năm 2021, trừ tổ hợp A01 giảm 0,25 - 0,5 điểm" - ông Dũng dự báo.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho rằng với những dự đoán phổ điểm, để đạt điểm 7-8 không khó, nhưng điểm 9-10 sẽ ít hơn năm trước. Như vậy, điểm chuẩn các trường tốp dưới và tốp giữa sẽ không thay đổi nhiều. 

"Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay cơ cấu tỉ lệ chỉ tiêu dành cho các phương thức xét tuyển không thay đổi so với năm trước, trong đó chỉ xét điểm thi THPT 60 - 65%. Với quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT năm nay, ở các phương thức xét tuyển sớm thí sinh chưa được xác nhận nhập học.

Trong khi các năm trước, thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực có thể xác nhận nhập học luôn, không đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT nữa. Nhưng năm nay các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức khác vẫn được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT. Do vậy, dù một số trường có giảm chỉ tiêu xét điểm thi THPT nhưng chắc chắn số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này sẽ tăng. Do vậy, dự báo điểm chuẩn vào các trường tốp trên có thể như năm trước hoặc giảm nhẹ một chút ở vài ngành" - ông Vũ nói.

Ngành "hot" điểm vẫn sẽ rất cao

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho rằng khi đề thi có sự phân hóa tốt sẽ giúp các trường ĐH có sử dụng kết quả thi xét tuyển thuận lợi hơn, chọn được đúng thí sinh thật sự giỏi. 

"Về nguyên tắc, nếu đề thi tốt nghiệp THPT năm nay có sự phân hóa tốt thì phổ điểm sẽ thấp hơn các năm. Đề khó thì số thí sinh đạt điểm cao giảm, nhưng đối với các em có năng lực nổi trội vẫn làm được các câu hỏi rất khó trong đề thi nên mức điểm của những em này cũng sẽ đạt được 9-10. 

Đối với Trường ĐH Y dược TP.HCM, chỉ tiêu tuyển sinh luôn ít, trong khi số thí sinh đăng ký xét tuyển rất đông và đều là thí sinh rất giỏi, nên dù đề có khó hơn một chút nhưng điểm chuẩn của trường cũng sẽ không thay đổi nhiều. Vì thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường đều có mức điểm nằm ở tốp trên, cao nhất" - ông Khôi dự báo.

ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng: "Vẫn như những năm trước, dù phương thức nào đi nữa, các ngành nhiều thí sinh quan tâm [ngành "hot"] thì cơ hội trúng tuyển vẫn khó hơn các ngành khác. Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT cũng vậy, điểm chuẩn các ngành "hot" sẽ cao, thậm chí cao hơn các năm trước. 

Tuy nhiên, các ngành khó tuyển [ít thí sinh chọn] lại có điểm chuẩn rất thấp, nhiều khi bằng ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] mà các trường công bố. Nhóm điểm chuẩn các năm trước từ 18 - 24 điểm cần chờ sau khi Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm thi THPT sẽ biết xu hướng tăng hay giảm".

Tương tự, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng cho rằng dù đề thi phân hóa tốt nhưng những thí sinh giỏi, những ngành "hot", trường "hot" vẫn lấy điểm cao. 

"Đề thi phân hóa sẽ tạo điều kiện cho các trường chọn đúng người học giỏi như mong muốn. Tuy nhiên, tôi cho rằng các ngành có điểm chuẩn cao các năm trước thì năm nay vẫn sẽ tiếp tục cao vì các thí sinh xuất sắc dù đề thi kiểu nào chắc chắn họ vẫn đăng ký vào những trường, ngành "top". Riêng tại trường chúng tôi năm nay dành 50 - 60% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi THPT. Với thực tế tác động của dịch bệnh và đề thi vừa qua, nhiều khả năng điểm chuẩn các ngành "hot" cũng sẽ như năm ngoái" - ông Hạ dự đoán.

Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2022

Thí sinh tỉnh Kiên Giang vui vẻ và thoải mái sau khi thi môn ngoại ngữ vào chiều 8-7 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, ngày 24-7 báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT] tổ chức Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội.

Tại TP.HCM, ngày hội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa [268 Lý Thường Kiệt, quận 10]. Ngày hội tại Hà Nội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội [số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng]. Tại ngày hội, các chuyên gia từ Bộ GD-ĐT và các trường đại học sẽ tư vấn cho thí sinh cách xét tuyển vào trường, ngành phù hợp.

Bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT

Từ sáng 9-7, nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Các hội đồng thi tổ chức chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi về bộ và đối sánh kết quả thi hoàn thành chậm nhất ngày 22-7. Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24-7.

Theo ông Lê Mỹ Phong - phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT], việc chấm thi năm nay cơ bản thực hiện như năm 2021. Trong khâu làm phách với bài thi tự luận, địa phương được quyết định phương án làm 1 vòng hay 2 vòng nhưng đều phải quán triệt thực hiện theo quy định. "Nếu như năm trước điện thoại cố định vòng ngoài chỉ cần có loa ngoài thì năm nay yêu cầu phải có chức năng ghi âm và có loa ngoài do công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày để liên lạc với hội đồng thi/ban chỉ đạo thi các cấp; mọi liên lạc qua điện thoại đều phải ghi âm, bật loa ngoài, ghi biên bản có chữ ký của các thành phần liên quan; việc chấm bài thi của thí sinh F0 cũng được lưu ý" - ông Phong cho hay.

Cẩn trọng xếp thứ tự nguyện vọng

ThS Phùng Quán cũng lưu ý năm 2022 do Bộ GD-ĐT có sự điều chỉnh về đăng ký xét tuyển ĐH nên việc đăng ký nguyện vọng các phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống rất quan trọng. Việc đăng ký nguyện vọng của phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, đồng thời với đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của các phương thức xét tuyển sớm [không giới hạn số lần] trong thời gian quy định, nên thí sinh cần cẩn trọng đưa ra quyết định xếp thứ tự các nguyện vọng. Nguyện vọng ưu tiên nhất, nguyện vọng số 1 là nguyện vọng yêu thích nhất. Mỗi phương thức có một tỉ lệ tuyển nhất định, nên nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mà thí sinh yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm thì thí sinh nên để nguyện vọng 1.

Tuyển sinh 2022: Xét tuyển thẳng đại học ra sao?

TRẦN HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề