Tiểu phẫu móng chọc thịt ở hà nội

Phẫu thuật cắt móng chọc thịt là phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần cạnh ngoài của móng quá phát đâm vào phần thịt cạnh móng và phần mềm móng tương ứng [để tránh tái phát].

CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật được chỉ định cho các người bệnh được chẩn đoán xác định móng chọc thịt giai đoạn 2,3 [không đáp ứng điều trị nội khoa].

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp móng chọc thịt đang trong quá trình viêm.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Phẫu thuật viên: 01 người, phụ: 02 người, gây tê/mê: 01 người, giúp việc: 01 người.

Trang thiết bị

Phòng mổ: Diện tích [>12m2], kín đáo, được tiệt trùng [tia cực tím…] ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-240C, độ ẩm: 60-70%.

Thiết bị phòng mổ: bàn mổ, đèn mổ, bàn dụng cụ, Monitor theo dõi, dao điện,...

Bộ dụng cụ vô khuẩn gồm:

Dây ga-rô: 01 cái [thường cắt găng chỗ ngón tay để làm ga-rô gốc ngón]. Dao số 11: 01 cái.

Cán dao số 3: 01 cái.

Kẹp phẫu tích Kelly: 01 cái.

Kẹp phẫu tích có mấu: 01 cái.

Kéo cong: 01 cái.

Kéo thẳng: 01 cái.

Kìm kẹp kim: 01 cái.

Áo giấy phẫu thuật: 04 cái.

Mũ phẫu thuật : 04 cái.

Khẩu trang phẫu thuật: 04 cái.

Găng phẫu thuật : 05 đôi.

Gạc phẫu thuật : 20 miếng.

Băng dính lụa : 0.5 m.

Kim tê nha: 01 cái.

Thuốc tê Xylocain 1% : 03 ống.

Mỡ kháng sinh : 01 tube.

Chỉ Vicryl 5.0 : 01 sợi.

Chỉ Nilon 4.0 : 01 sợi.

Người bệnh

Tư vấn và giải thích người bệnh:

Tình trạng bệnh.

Sự cần thiết điều trị.

Các bước thực hiện.

Hiệu quả điều trị.

Thời gian khỏi.

Biến chứng có thể có.

Móng có bề rộng nhỏ hơn sau phẫu thuật.

Chi phí.

Kiểm tra:

Tiền sử dị ứng của người bệnh [đặc biệt với thuốc tê như xylocain].

Các bệnh rối loạn đông máu.

Sử dụng thuốc chống đông.

Bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.

Tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.

Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

Hồ sơ bệnh án

Kiểm tra chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc đã dùng.

Kiểm tra tình trạng máu chảy máu đông.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Nơi thực hiện thủ thuật

Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.

Chuẩn bị người bệnh

Tư thế người bệnh thoải mái thuận tiện cho việc tiến hành thủ thuật. Bộc lộ nơi tiến hành thủ thuật.

Người thực hiện

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

Tiến hành thủ thuật

Sát khuẩn da vùng tiến hành thủ thuật.

Trải tấm toan vô khuẩn có lỗ phủ vùng mổ.

Gây tê tại chỗ gốc ngón hai bên.

Ga-rô gốc ngón.

Tiến hành thủ thuật: 

+ Cắt bỏ phần góc móng chọc vào thịt, lấy bỏ hết phần mềm móng.

+ Cầm máu kĩ bằng dao điện hoặc laser CO2.

+ Tháo ga-rô.

+ Rửa sạch tổn khuyết bằng povidin 10%.

+ Khâu tổn khuyết: khâu trong 1 lớp ép sát 2 bờ tổn khuyết bằng chỉ tiêu vicryl 5.0, sau đó khâu ngoài bằng chỉ Nilon 4.0 mũi rời.

+ Lau sạch vết mổ bằng NaCl 9‰.

+ Băng vết mổ bằng gạc mỡ vô khuẩn.

THEO DÕI

Để người bệnh nằm tại chỗ 5 - 10 phút, gác chân.

Cho người bệnh về nếu không có dấu hiệu chảy máu, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn.

Thay băng hàng ngày.

Cắt chỉ sau 10 ngày.

TIẾN HÀNH VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.

Choáng phản vệ:

+ Cho người bệnh nằm đầu thấp, chân.

+ Cởi bỏ quần áo chật.

+ Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tri giác, ngậm kẹo.

+ Cho người bệnh uống nước đường pha loãng.

+ Nặng: tiêm dưới da adrenalin 1ml tiếp tục cho tới khi huyết áp trở lại bình thường. Nếu ngừng tim: adrenalin tiêm vào tĩnh mạch, xoa bóp tim, hoặc sốc điện, thở oxy.

I. ĐẠI CƯƠNG
Móng chọc thịt là hiện tượng góc trước của bờ bên bản móng chọc và xé rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên làm cho sưng, đau và tiếp theo là nhiễm khuẩn ở cuốn móng bên.Các triệu chứng có xu hướng xấu hơn khi đi giầy, nhiễm khuẩn và đặc biệt là bờ bên bản móng liên tục phát triển chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên [3]. 
Móng chọc thịt thường xảy ra ở ngón chân đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái và hiếm khi ở ngón tay.
Móng chọc thịt không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nó lại gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giầy mà lại không đi được vì đau do móng chọc.
II. NGUYÊN NHÂN
Cắt tỉa móng không hợp lý và đi giày chật là hai nguyên nhân chính gây móng chọc thịt.
     + Cắt tỉa móng không thích hợp: Khi cắt tỉa bờ bên bản móng sâu vào bên trong, tổ chức phần mềm bị ép vào thay thế chỗ của bản móng đã cắt, bản móng phát triển thẳng ra phía ngoài xuyên qua tổ chức phần mềm gây móng chọc thịt.
     +  Đi giầy chật:Đi giầy cao gót, mũi nhọn, mũi giầy ép cuốn móng bên vào bờ bên bản móng, bản móng phát triển xuyên vào cuốn móng bên gây móng chọc thịt.
Ngoài ra còn có thể gặp các nguyên nhân như tình trạng bệnh lý của móng dẫn đến thay đổi bất thường của bản móng: Ví dụ, nấm móng, loạn dưỡng… làm dày và rộng ngón có thể thúc đẩy bản móng đâm vào cuốn móng bên.    Phụ nữ chửa đẻ tăng cân cũng có thể bị móng chọc thịt do phần mềm ở cuốn móng bên phát triển chùm lên bản móng. Bản móng phát triển chọc vào tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên.
III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Giai đoạn I [viêm nhẹ]
Dấu hiệu sớm nhất của móng chọc thịt là đau, sưng nhẹ và tăng tiết mồ hôi của vùng liên quan. Bản móng đã gây chấn thương cho biểu mô của cuốn móng bên, hiện tượng này liên tiếp xảy ra gây nên phù nề cuốn móng bên, phù nề này càng trầm trọng hơn do áp lực ở giữa bản móng và xương ngón. Có nhiều mức độ sưng nề và đỏ có thể xảy ra, nó phụ thuộc vào thời gian của tổn thương.
Giai đoạn II [ Viêm vừa ]
Đặc điểm của giai đoạn này là đau nhạy cảm, tăng tiết mồ hôi và tăng sinh tổ chức hạt ở cuốn móng bên thông qua tổ chức mới phá huỷ hoặc loét và trùm lên bản móng, cuốn móng bên phù nề, tiết dịch và mủ. Có mùi thối được tạo ra bởi các vi khuẩn gram dương xâm chiếm tại chỗ
Giai đoạn III [ viêm nặng ]
Các triệu chứng giai đoạn này giống như giai đoạn II, nhưng về mặt giải phẫu lại có sự khác biệt quan trọng. Tổ chức hạt phủ lên bản móng làm cho bản móng không thể nâng lên khỏi rãnh móng.
IV. XÉT NGHIỆM
Không cần xét nghiệm để chẩn đoán, có thể xét nghiệm phục vụ điều trị phẫu thuật.
V.  CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chấn thương: tiền sử có chấn thương , có tổn thương ở ngón.
U ác tính ở móng: có thể gặp như ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố. Cần làm sinh thiết để chẩn đoán xác định.
Hạt cơm bờ bên ngón: hạt cơm có bề mặt sần sùi như gai cóc, phát triển chậm, không có hiện tượng viêm.
VI. ĐIỀU TRỊ
Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên điều quan trọng là bệnh nhân không nên đi giày chật hoặc giầy cao gót, đi dép là tốt nhất.
Giai đoạn I
Cần điều trị bảo tồn bằng các phương pháp sau.

Ngâm chân vào nước ấm 4 lần/ngày.
 Rửa chân bao gồm cả vùng thương tổn với xà phòng và nước sạch.
 Đặt bông gòn vào góc rãnh móng bên: Nhẹ nhàng nâng góc móng ngoài lên và đặt cục bông gòn vào giữa bản móng và tổ chức phần mềm để góc ngoài bản móng không chọc vào tổ chức phân mềm.
 – Phương pháp Duboid: Cắt phần mềm ở góc bờ bên trước phần móng chọc thịt.
 – Nẹp móng đàn hồi [ Nail plinting with a flexible tube ]: Để nâng hai bờ bên khỏi cuốn móng bên.
Giai đoạn II
Giai đoạn này cần thiết phải dùng thuốc bôi và kháng sinh. Thuốc kháng sinh bôi kết hợp với thuốc tê tại chỗ để giảm đau. Có thể thực hiện phẫu thuật ở giai đoạn này.
Giai đoạn III
Giai đoạn này điều trị móng chọc thịt bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ một phần bản móng cùng với gốc móng tương ứng.
Quy trình phẫu thuật
Tê tại chỗ: có thể tê vòng tròn quanh ngón hoặc tê trực tiếp vùng tổn thương cùng góc móng tương ứng.
Lấy bỏ tổ chức hoại tử, mủ, tổ chức hạt phì đại, rửa vết thương.
Cắt bỏ một phần bản móng và tạo ra một bờ móng mới. Diệt mầm móng bằng  đốt điện, phenol để ngăn ngừa móng bờ bên bản móng phát triển trở lại.
Thường cắt bỏ bản móng cùng với mầm móng tương ứng trong một thì mổ.
Khâu vết mổ, tra mỡ kháng sinh lên vết mổ, băng.

Tin bài và ảnh:  BS Phạm Cao Kiêm
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT

Tài liệu tham khảo
1. Bernard l. Raskin [1996]: Nail – Princples and techniques of cutaneous surgury : 264- 281.
2. Gupta, -S; Sahoo, – B; Kumar, – B [2001]: Treating ingrown toenail by nail splinting with a flexible tube; An Indian experience; J – Dermatol. Sep; 28 [ 9 ]: 285 – 9.
3. Herold, – N; Houshian, -S; Riegels  Nielsen [2001]: A prospective comparison of wedge matrix resection with nail matrix phenolization for the treatment of ingrown toenail: J – Foot – Ankle – Sur: Nov – Dec; 40 [ 6 ]: 390 -5.
4. Mozena, John D[2002]: The Mozena classification System and treatment algorithm for ingrown hallux nail: J- Am – Podiatr – Med – Assoc: Mar; 92 [3]: 131 – 5.
5. Nardo Zaias; Miani Beach [1980]: Ingrown nails, the nail in health and disease: 87 – 90.
6. Ozawa T; Nose K; Harada T; Muraoka; Ishii M [2005] : Partial matricectomy with a co2 laser for ingrown toenail after nail matrix staining 31 [3], 302 – 5.
7. Petres R. Rmpel; P. Robin [1996]: Nails – Dermatologic surgery: 480 – 488.
8. Robert P. Fosnaugh [1982]: Surgery of the nail – Skin surgery: 981 – 1007.
9. Richard.E. Fitzpatrich and Mitchel P. Goldman [1994]: laser surgery Co2:, 198 – 247.

Video liên quan

Chủ Đề