Thẳng như ruột ngựa có nghĩa là gì

Chắc ai trong chúng ta cũng biết một điều là khi nói về tính tình của một người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu giếm... dân gian hay dùng thành ngữ “Thẳng ruột ngựa" hay "Thẳng như ruột ngựa" để diễn tả.

Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày (gọi là manh tràng) cũng dài tới 1m và rất lớn giống một chiếc ống, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của con ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất "thẳng" và trái ngược với "cong queo", "ngoằn ngoèo" vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung. Thoạt đầu phép so sánh Thẳng (như) ruột ngựa có lẽ chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: Ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, (đau) đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da… Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ Thẳng (như) ruột ngựa được “cấp” thêm một nét nghĩa mới, biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần.

Trong sử dụng ngôn ngữ, Thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính "thẳng ruột ngựa" được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt. Trong nhiều trường hợp, thành ngữ Thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ: “Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió”.

Tuy vậy, ngựa chưa phải là hoàn toàn vô tích sự. Ngược lại, ngựa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Thần thoại của ta có cậu bé làng Phù Đổng sinh ra chẳng nói chẳng cười, trơ trơ, nghe tin vua tìm người cứu nước, bèn vươn vai hóa thành chàng trai cao lớn. Chàng xin vua cho đúc một con ngựa sắt để đi dẹp giặc Ân. Giặc tan…

Áo nhung cởi lại Linh-san Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Hình ảnh đẹp tuyệt vời. Dẹp giặc, giữ nước, cứu dân. Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời. Phải là thánh mới hành động… như vậy.

Tục truyền vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) xây thành Thăng Long cứ bị lún, đổ. Xây mãi không được. Vua phải sai các quan đến cầu đảo tại đền Long Đỗ. Lễ vừa xong thì có một con ngựa trắng (Bạch Mã) từ trong đền đi ra, chạy một vòng rồi trở về đền. Vua bèn hạ lệnh bắt xây thành theo dấu chân ngựa chạy.

Thành Thăng Long được hoàn thành. Vua phong Bạch Mã là tối linh thượng đẳng thần, Thành Hoàng của thành Thăng Long.

Ngựa ngự trị trong tín ngưỡng dân gian. Tĩnh, điện trong nhà, hay gốc đa, gốc me, hốc đá ngoài đường được chọn làm nơi nhang khói thờ các ông hoàng, bà chúa, cậu quận. Ban thờ luôn có vài con ngựa để các ngài dùng làm phương tiện di chuyển.

Từ ngày nước ta bị Pháp đô hộ, dân ta bất đắc dĩ phải làm quen với ngoại hình, nội tạng của ngựa.

Xưa kia, ai vô phúc phải đáo tụng đình (đến tòa án), thì sẽ được biết cái vành móng ngựa. Vành bằng gỗ cao độ một mét, hình bán nguyệt. Trông giống hình miếng sắt đóng dưới móng chân ngựa (fer à cheval). Bị can đứng trong vành nghe quan tòa buộc tội, thầy cãi bào chữa.

Một dạo, thanh niên Hà Nội đua nhau cắt tóc ngắn. Mốt húi cua (court). Mái tóc chỉ còn như cái móng chân (sabot) ngựa. Gọi là đầu móng ngựa.

Vào khoảng những năm 1960, Sài Gòn có mốt tóc đuôi ngựa (queue de cheval). Các cô cột mớ tóc thề thành cái đuôi ngựa con con. Nhún nhảy, rung rinh… Ô mê ly, mê ly đời ta!

Bên cạnh ngựa thần thoại, ngựa của tín ngưỡng dân gian hay ngựa của đời sống hàng ngày, phải kể thêm mấy con ngựa của văn học. Mỗi con một số phận.

Có con mang vẻ đẹp oai hùng:

- Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in (Chinh phụ ngâm)

Có con đồng lõa với chủ, làm chuyện lén lút:

- Cùng nhau lẻn bước xuống lầu Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn (Kiều)

Có con hay tự hào, tự tôn:

Ớ! nầy, nầy, tao bảo chúng bay Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa? (Lục súc tranh công)

Ngựa khoe cái mặt dài thòng với đám trâu, chó, dê, gà, lợn cùng hội cùng thuyền. Không biết rằng dưới con mắt của người ngoài thì mặt ngựa… thấy mà phát khiếp!

Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. (Kiều)

(Đầu trâu mặt ngựa là bọn quỷ sứ dưới địa ngục. Nghĩa đen chỉ bọn hung ác vô lương tâm).

Ngược lại, có con mang mặc cảm tự ti. Tự hạ thấp mình một cách hơi quá đáng.

Tâu rằng: “Hổ phận ngu si, Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông”. (Nhị độ mai)

(Khuyển mã là chó và ngựa. Hai giống vật có nghĩa, mến chủ).

Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai. (Kiều)

(Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người nào lúc sống mắc nợ ai mà không trả, thì chết rồi, đầu thai lại làm thân trâu ngựa để trả cho hết nợ).

Có con xả thân vì đại nghĩa:

- Năm 1422, Trẫm (Lê Lợi) thu binh trở về núi Chí Linh, quân sĩ tuyệt lương hơn hai tháng, chỉ đào rễ cây, hái rau và măng để ăn đỡ đói mà thôi. Trẫm làm thịt bốn thớt voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ, thế mà thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn…” (Lam Sơn thực lục).

Có Con ngựa già của chúa Trịnh (Phùng Cung, 1956) chết thảm thương.

Ngoài ra, bên lề văn học còn có một con… có vấn đề. Thật không? Ngựa cũng có vấn đề à?

Ta có thành ngữ Thẳng ruột ngựa. Ngắn gọn nhưng… khó hiểu. Chỉ có 3 từ mà còn than khó hiểu à? Chịu khó lật sách ra…

- Tự vị Huỳnh Tịnh Của (1895), từ điển Génibrel (1898) không có Thẳng ruột ngựa.

- Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1928), Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang (1978) có Thẳng như ruột ngựa.

- Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức (1931) lại có Ngay ruột ngựa.

- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (1989) có Thẳng ruột ngựa.

Thành ngữ Thẳng ruột ngựa và các biến thể được giải nghĩa là: Nghĩ thế nào thì nói ra như thế, không giấu giếm, không nể nang. Cởi mở và thẳng thắn. Tính tình thẳng thắn, bộc trực.

Nói gọn lại, Thẳng ruột ngựa nghĩa là thẳng thắn, nói thẳng.

Thế nhưng, ai cũng biết rằng ruột người, ruột chó, ruột gà, ruột bò hay ruột ngựa, ruột nào cũng… không thẳng. Bộ ruột, bộ đồ lòng nào cũng được sắp xếp lòng vòng, uốn éo trong bụng con vật, con người.

Chúng ta có thể loại bỏ hai câu Thẳng như ruột ngựa và Tính thẳng đuột như ruột ngựa (Hoàng Phê, thí dụ của từ Thẳng đuột) vì thẳng như cái không thẳng là một điều chưa ai chứng minh được. Các tác giả đã chép thừa chữ như.

Còn lại hai thành ngữ có nghĩa giống nhau là Thẳng ruột ngựa và Ngay ruột ngựa.

Xin bàn về câu Thẳng ruột ngựa.

Từ trước đến nay, người ta thường hiểu câu nói được chia thành hai phần: Thẳng/ruột ngựa. Phân chia như vậy vừa đúng ngữ pháp tiếng Việt vừa dễ hiểu. Chỉ phiền một điều là… thẳng như cái không thẳng. Một nghịch lí khó chứng minh!

Chỉ còn một cách chia khác là Thẳng ruột/ngựa.

- Chia cắt kiểu gì ngộ nghĩnh vậy? Ruột ngựa bị chia hai, chẳng có nghĩa gì!

Thẳng ruột nghe muốn… lộn ruột. Ngựa đứng một mình lơ láo vô duyên! Thẳng ruột/ngựa hoàn toàn không có… bản sắc Việt Nam!

- Dạ, đúng vậy. Thẳng ruột ngựa không phải là tiếng Việt của người Việt!

  1. Thẳng ruột là dịch từ chữ Hán Trực trường.

Trực trường nghĩa là: Ruột gan ngay thẳng. Tên một chứng bệnh ăn vào thì đi tả ra ngay, tuồng như đại trường thẳng tuột, nên không giữ được đồ ăn (Từ điển Đào Duy Anh).

Thực tế thì không có ruột người hay ruột súc vật nào thẳng cả. Vì vậy, Thẳng ruột chỉ được dùng theo nghĩa bóng. Đào Duy Anh cũng nói rõ là tuồng như đại trường thẳng tuột.

Thẳng ruột (Tự điển Khai Trí Tiến Đức gọi là Ngay ruột) nghĩa bóng là ruột gan ngay thẳng hay lòng dạ ngay thẳng. Trong bụng nghĩ thế nào thì nói thẳng ra như thế, không giấu giếm. Ruột gan, lòng dạ được dùng để chỉ tâm tính con người. Ruột gan, lòng dạ, tâm tính không đặt ra vấn đề thẳng như.

Mấy cách giải nghĩa của các học giả còn thiếu sót. Vô tình hay cố ý các học giả chỉ giải nghĩa hai từ Thẳng ruột và đã bỏ rơi mất từ ngựa.

  1. Ngựa của thành ngữ Thẳng ruột ngựa là… ngựa Tây, ngựa thực dân. Ngựa này không biết kéo xe, không ham chạy đua. Ngựa này chỉ để cưỡi chơi trong phòng.

Tiếng Pháp phân biệt ngựa đực (cheval), ngựa cái (jument). Ngựa cái (jument) được văn chương gọi là cavale (gốc tiếng Ý là cavalla). Cavalla (giống cái) và Cavallo (giống đực) của tiếng Ý còn đẻ ra mấy từ của tiếng Pháp như cavalerie (kị binh), cavalier (kị sĩ), cavaleur (mấy ông đi tán gái), cavalière (được Việt hóa thành ca-ve, gái nhảy) v.v.

Vòng vo một hồi mới thấy ngựa (cái) có dây mơ rễ má với gái nhảy.

Mấy em ca-ve, nhảy trên sàn không đủ sống, phải nhảy cả lên giường. Thế là… ca-ve bị biến dạng, trở thành gái điếm. Từ đó, nghĩa là từ ngày thực dân Pháp cai trị dân ta, ngựa (tiếng Việt không phân biệt ngựa đực hay ngựa cái) được dùng để ám chỉ bọn me tây, đĩ tây (Nguyễn Khuyến gọi là Tây kĩ). Chẳng bao lâu ngựa của tây chạy cả vào làng xóm bình dân của ta. Cuối thế kỉ XIX ngựa đủng đỉnh đi vào sách vở.

Tự vị Huỳnh Tịnh Của có câu Thua ngựa một cái đuôi nghĩa là dâm dục quá (tiếng mắng).

Từ điển Génibrel có Nết ngựa: ám chỉ người đàn bà lăng loàn, sa đoạ (de moeurs légères, débauchée). Đĩ ngựa: đàn bà thô lỗ, hạ cấp (poissarde).

Các bà thời thượng trong Nam bắt đầu lớn tiếng chửi nhau là đồ ngựa, hay đĩ ngựa.

Năm 1931, Nguyễn Công Hoan viết Ngựa người và người ngựa, kể chuyện đêm giao thừa, anh phu xe tay bị cô gái điếm lừa.

Ngựa người ám chỉ cô gái điếm. Người ngựa (homme-cheval) là anh phu kéo xe tay. Hai loại ngựa đặc sản của thời Pháp thuộc.

Rốt cuộc, Thẳng ruột ngựa nghĩa là lòng dạ ngay thẳng của gái điếm, hay là nói thẳng, nói thật như gái điếm.

- Trời đất quỷ thần ơi! Đĩ điếm cũng nói thẳng, nói thật sao?

- Còn lâu! Thẳng ruột ngựa phải được "hiểu ngầm" theo một cách khác!

Trước khi trả lời, đề nghị được lạc đề chút xíu.

Người xưa có câu Thật thà lái trâu và Thật thà lái buôn. Ai cũng biết rằng lái buôn, nhất là lái trâu, đều nói điêu, nói láo, lừa dối khách hàng để kiếm lợi. Không có lái trâu hay lái buôn thật thà. Thật thà lái trâu hay Thật thà lái buôn là một cách nói châm biếm, hài hước, tương tự như Vè nói ngược:

Bong bóng thì chìm/ Gỗ lim thì nổi/ Đào ao bằng chổi/ Quét nhà bằng mai…

Bao giờ cho đến tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…

Ai không thích "giễu dở" thì nói: Thật thà cũng thể lái trâu/ Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Người xưa quan niệm rằng gái điếm cũng gian dối như lái buôn. Không có gái điếm ngay thật.

Nghe các em "giãi bày tâm sự" thì tình cảnh em nào cũng đáng thương. Cha chết, mẹ bịnh, một lũ em thơ. Phải bỏ nhà, bỏ quê, lên tỉnh kiếm sống, gởi tiền về nuôi gia đình. Em mới "đi" được một tuần. May sao bữa nay gặp được anh hào hoa phong nhã…

Anh nghe mà muốn rớt nước mắt…

Thẳng ruột ngựa muốn khuyên mấy ông hơi bị bay bướm, lang bang phải coi chừng "ruột gan ngay thẳng… của ca-ve". Chẳng khác gì người miền Nam ngày trước khuyên nhau đừng tin lời hứa cuội của mấy ông bự hét ra lửa.

Gái điếm lòng dạ không ngay thẳng. Cuội không giữ lời hứa. Lái buôn không thật thà. Thành ngữ Thẳng ruột ngựa phải được hiểu ngược, hiểu theo lối nói châm biếm.

Thẳng ruột ngựa là kết quả chồng chéo của ba nền văn hóa Tàu, Tây và Ta. Ý nghĩa quanh co chứ không thẳng đuột như người ta thường lầm tưởng, hiểu sai.

- Anh Tịch phải năn nỉ mãi. Cũng bởi Út hay nói lô la thẳng ruột ngựa nên anh sợ (Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng).

Tại sao gọi thẳng như ruột ngựa?

Trong sử dụng ngôn ngữ, thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt.

Thằng Như gì ngựa?

Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ “Thẳng (như) ruột ngựa” thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không tính toán so đo hơn thiệt.

Ruột tháng có nghĩa là gì?

Trực tràng tiếng Latin rectum intestinum, có nghĩa là đoạn ruột thẳng) là đoạn cuối của ruột già gần như thẳng ở các động vật có vú, và ruột ở một số loài khác, nằm ngay trước hậu môn. Trực tràng ở người dài khoảng 11 cm đến 15 cm.

Thành ngữ của Tú ngựa là gì?

* Bắt ngựa đằng đuôi: Làm việc nguy hiểm, dại dột, không biết cách. * Biếu bò nhận ngựa: Sự trao đổi, biếu tặng tương xứng. l Bò đất ngựa gỗ: Người bất tài, đồ vô dụng, của bỏ đi. * Buộc đuôi cho ngựa đá nhau: Tạo điều kiện, xúi giục, kích động cả hai bên xích mích, gây gổ, làm hại nhau.