Thế nào là công tác xã hội hóa giáo dục năm 2024
Chủ trương xã hội hóa giáo dục (XHHGD) có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, bởi nó khai thác và phát huy được tiềm năng của toàn xã hội cho sự phát triển giáo dục. Tuy nhiên, nếu chủ trương này không được tổ chức và quản lý bài bản, thấu đáo sẽ nảy sinh nhiều bất cập... Show Để thực hiện hiệu quả công tác XHHGD, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục; vận động XHHGD bằng những biện pháp sáng tạo thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó chú trọng hoạt động tìm kiếm, thu hút nguồn đầu tư, đối tác đầu tư, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục. UBND tỉnh cũng như các đơn vị có liên quan đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Tiêu biểu như, năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND, quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ năm 2012 đến nay có 22 dự án của 19 doanh nghiệp thực hiện đầu tư xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được miễn, giảm tiền thuê đất, lệ phí trước bạ và ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng số tiền sử dụng đất, thuê đất được miễn, giảm lên đến trên 134 tỷ đồng. Trong đó có 6 dự án của 5 doanh nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất đối với hình thức nộp tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất, với số tiền thuê đất được miễn, giảm là hơn 132,7 tỷ đồng; 16 dự án của 14 doanh nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất với hình thức nộp tiền thuê đất hàng năm, với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Cùng với chính sách trên, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND, ngày 7-12-2017 về việc ban hành chính sách XHHGD mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, Nghị quyết số 386/2021/NQ-HĐND, ngày 26-4-2021 về việc ban hành chính sách XHHGD mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033. Thực hiện các nghị quyết này, 5 năm gần đây, toàn tỉnh đã có 9 trường mầm non ngoài công lập được hỗ trợ, với số tiền trên 5,6 tỷ đồng. Từ chủ trương XHHGD, hệ thống các trường tư thục ngày càng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh (HS). Theo thống kê của Sở GD&ĐT, hiện toàn tỉnh có 60 trường ngoài công lập, thu hút khoảng trên 20.700 HS theo học. Trong đó, bậc học mầm non có 41 trường, 483 lớp/nhóm, 11.843 trẻ; bậc học tiểu học có 6 trường, 200 lớp, 4.716 HS; bậc học THCS có 2 trường, 51 lớp, 1.381 HS; bậc học THPT có 11 trường, 127 lớp, 4.764 HS (trong đó có 5 trường liên cấp tiểu học, THCS&THPT). So với năm học 2018-2019, đến hết năm học 2022-2023, hệ thống ngoài công lập tăng 15 trường, trong đó bậc mầm non tăng 9 trường; tiểu học tăng 2 trường; phổ thông liên cấp, có cấp học cao nhất là THPT tăng 4 trường. Số trường ngoài công lập tập trung nhiều ở TP Thanh Hóa, đơn cử như, Trường Mầm non Búp Sen Xanh, Mầm non Vườn Mặt Trời, Mầm non Nobel, Mầm non Thanh Xuân Nam, Trường Tiểu học, THCS và THPT Đông Bắc Ga, Trường Tiểu học, THCS và THPT FANSIPAN... Những trường này được các tổ chức, cá nhân đầu tư hàng chục tỷ đồng với hệ thống cơ sở vật chất, phòng, lớp học hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, giảng dạy và sự phát triển giáo dục. Đánh giá của Sở GD&ĐT cũng như ghi nhận từ thực tiễn cho thấy, các trường ngoài công lập đều nằm ở vị trí thuận lợi, được quy hoạch tổng thể, khuôn viên xanh, sạch, đẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ theo định hướng trường đạt chuẩn quốc gia; 100% các phòng lớp học, phòng bộ môn, khu hành chính quản trị đã được kiên cố hóa; đa số các phòng học được trang bị thiết bị dạy học hiện đại, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí... Đối với các trường công lập, hoạt động XHHGD đã góp phần vào mục tiêu xây dựng trường, lớp ngày càng khang trang, sạch, đẹp, tạo điều kiện tốt nhất cho HS đến trường học tập, rèn luyện. Qua tìm hiểu tại rất nhiều trường học, trung bình mỗi năm các trường đều huy động XHHGD từ phụ huynh HS, các “mạnh thường quân” khoảng 150 triệu đến 200 triệu đồng để chỉnh trang khuôn viên, các công trình phụ trợ, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học... Điều này cho thấy, chủ trương XHHGD đã, đang khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của toàn xã hội đối với sự phát triển giáo dục. Đặc biệt, sự ra đời của các cơ sở giáo dục tư thục từ chủ trương XHHGD vừa đáp ứng yêu cầu học tập của HS, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra khi thực hiện chủ trương XHHGD. Tại các trường công lập, theo tìm hiểu được biết, để có được kết quả XHHGD nhiều trường đã lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp trường, lớp, mua sắm thiết bị, dự toán kinh phí trình UBND xã, phường sở tại cho phép thực hiện. Điều đáng nói, việc vận động XHHGD không có chỉ tiêu cụ thể, mỗi trường khi lập kế hoạch, dự toán nâng cấp, sửa chữa đều đưa ra số tiền cần huy động. Và, đương nhiên, số tiền mà các trường đưa ra đều được “bổ đầu” từng HS, phụ huynh. Đó là sự mâu thuẫn giữa chủ trương và cách làm. Việc vận động kiểu áp đặt ở nhiều trường học đã khiến cho cụm từ XHHGD mất đi tính nhân văn và đối với nhiều phụ huynh, nó thực sự đã trở thành “gánh nặng” đầu mỗi năm học. Thậm chí có những trường “khoán” mức vận động XHHGD cho các thầy, cô giáo, gây nên những dư luận trái chiều. Đối với những trường ngoài công lập, nhiều mặt trái cũng đã phát sinh khi tư nhân tham gia vào phát triển giáo dục. Dư luận đã nhiều lần lên tiếng về những vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở một số cơ sở giáo dục tư nhân cả trong và ngoài tỉnh những năm trước đây. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục, niềm tin của phụ huynh. Rồi những địa chỉ gửi trẻ tư nhân không phép được mọc lên tại nhiều khu dân cư, song công tác kiểm tra, giám sát của ngành chức năng với những địa chỉ này còn hạn chế... XHHGD là chủ trương đúng đắn, góp phần huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tuy nhiên, trước những vấn đề đặt ra khi thực hiện chủ trương này, ngành chức năng, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân cần thẳng thắn nhìn lại những tồn tại, hạn chế, đồng thời, nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện. Tại các trường công lập, khi thực hiện XHHGD cần bảo đảm tính công khai, dân chủ, tự nguyện của mỗi cá nhân. Tại các trường tư thục, khi trao quyền phải đi liền với giám sát. Có như vậy, XHHGD mới thực sự phát huy hiệu quả và thể hiện tính ưu việt của một chủ trương. Công tác xã hội hóa giáo dục là gì?Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Văn hóa giáo dục có ý nghĩa như thế nào?Văn hóa giáo dục là nền giáo dục được tổ chức, vận hành hướng tới các chuẩn và các giá trị của giáo dục. Triển khai văn hóa giáo dục là làm cho các khâu, các thành tố, các hoạt động của gia tăng các giá trị chân, thiện, mỹ và các giá trị đó thể hiện đầy đủ trong các phương diện, các quá trình giáo dục. Hoạt động xã hội hóa là gì?Xã hội hóa là quá trình học hỏi các giá trị, chuẩn mực, và hành vi của xã hội mà cá nhân sinh sống. Quá trình này bắt đầu ngay khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời của mỗi người. Quỹ xã hội hóa là gì?Quỹ xã hội là gì? Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì quỹ xã hội được hiểu là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận. |