Thi cong ga ngam bang cong nghe top dơ

Công nghệ top down là phương pháp thi công khá mới ở nước ta. Đây là một trong những phương pháp giữ cho thành hố đào không bị sập trong quá trình thi công phần ngầm của công trình cao tầng. Thực tế, chúng ta sẽ có nhiều phương pháp giữ thành hố đào tuỳ theo độ sâu hố đào, điều kiện địa chất, mặt bằng thi công, giải pháp kết cấu…

Công nghệ top down là gì?

Công nghệ top down là phương pháp thi công phần ngầm tại các kết cấu từ cốt mặt đất trở xuống và lợi dụng hệ dầm – sàn của các tầng hầm làm hệ thống chống tường tầng hầm.

Về cơ bản, những phương pháp giữ cho thành hố đào đứng vững đã được thi công ở nước ta thường là khoan neo tường vào đất [anchors – tie backs], chống trực tiếp lên thành hố đào, và thi công top down là phương pháp mới.

Xem thêm:

  • Dịch Vụ Gia Cố Móng Nâng Tầng Uy Tín
  • Các Loại Móng Công Trình Trong Xây Dựng
  • Tường Vây Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Làm Tường Vây?

Thiết bị phụ vụ thi công

Phục vụ công tác đào đất phần ngầm: máy đào đất loại nhỏ, máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy khoan…

Phục vụ công tác vận chuyển: hai cần trục Cobelco 7045 phục vụ chuyển đất, vật liệu, thùng chứa đất, xe chở đất tự đổ…

Phục vụ công tác khác: hai máy bơm, hai thang thép đặt tại hai lối lên xuống, hệ thống đèn-điện chiếu sáng dưới tầng hầm…

Phục vụ công tác thi công bê tông: trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương phẩm, các thiết bị phục vụ công tác thi công bê tông khác…

Ngoài ra, chúng ta còn có các dụng cụ, thiết bị máy móc chuyên dụng khác…

Công nghệ top down tại công trình

Quy trình thi công top down

Giai đoạn 1: Thi công phần cột chống tạm bằng thép hình

Phương án chống tạm theo phương đứng là dúng các cột chống tạm bằng thép hình cắm trước vào các cọc khoan nhồi ở đúng vị trí các cột suốt chiều cao từ mặt đất đến cọc nhồi. Các cột này được thi công ngay trong giai đoạn thi công cọc khoan nhồi.

Giai doạn 2: Thi công phần kết cấu ngay trên mặt đất [tầng cốt 0 m]

Mặt cắt địa chất và vị trí các kết cấu của phần ngầm có dạng như hình vẽ.

Giai đoạn này gồm các công đoạn như sau:

  • Đào một phần đất 1,66m để tạo chiều cao cho thi công dầm sàn tầng 1
  • Ghép ván khuôn thi công tầng 1
  • Đặt cốt thép thi công bê tông dầm – sàn tầng 1
  • Chờ 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu.

Giai đoạn 3: Thi công tầng hầm thứ 1 [cốt – 4m]

Gồm các công đoạn sau:

  • Tháo ván khuông dầm sàn tầng 1
  • Bóc đất đến cốt – 6,8m
  • Ghép ván khuôn thi công tầng ngầm thứ nhất
  • Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm – sàn tầng ngầm thứ nhất
  • Ghép ván khuôn thi công cột – tường từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 1
  • Chờ 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu.

Giai đoạn 4: Thi công tầng hầm thứ 2 [cốt – 8m]

Gồm các công đoạn sau:

  • Tháo ván khuôn chịu lực tầng thứ 1
  • Đào đất đến cốt mặt dưới của đài cọc [- 12,5m]
  • Chống thấm cho phần móng
  • Thi công đài cọc
  • Thi công chống thấm sàn tầng hầm
  • Thi công cốt thép bê tông sàn tầng hầm thứ hai
  • Thi công cột và lõi từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ 1.

Liên hệ công ty thiết kế xây dựng uy tín

Trên đây là những thông tin về công nghệ top down trong xây dựng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc kết cấu, xây dựng hoặc cải tạo nhà phố, biệt thự, vui lòng lên hệ với Doctor Home để được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư của chúng tôi tư vấn chi tiết.

Công nghệ Topdown /Semi-topdown trong thi công tầng hầm đã và đang được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo như công nghệ này, phần tường tầng hầm sẽ được thi công theo phương pháp tường trong đất [D-wall]. Tiếp theo đó một số phân đoạn kết cấu ngầm sẽ được thi công từ tầng 1 hoặc tầng hầm B1 xuống các tầng tiếp theo, sau đó đến móng, một số tầng nổi cũng có thể được thi công song song khi thi công phần ngầm [Topdown]. Các tầng kết cấu này sẽ được chống đỡ bằng hệ cột thép hình tạm [kingpost] được thi công hạ vào đỉnh của các cọc khoan nhồi. Việc đào đất cũng như vận chuyển vật tư thi công lên, xuống hầm sẽ được thực hiện qua các lỗ mở thi công. Tùy thuộc vào công nghệ Topdown hay Semi-topdown mà người ta bố trí lỗ mở cho phù hợp, thông thường lỗ mở cho công nghệ Semi-topdown sẽ lớp hơn và bố trí ở giữa công trình [khu vực cao tầng], lỗ mở cho công nghệ Topdown thường bé hơn và thường được bố trí ở bên cạnh khu vực cao tầng. Các lỗ mở này sẽ được thi công sau khi kết thúc hạng mục móng và sàn hầm cuối cùng, và được thi công theo thứ tự từ dưới lên.

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ

  • An toàn rất cao cho các công trình lân cận, do tường chắn đất được giữ bằng hệ dầm sàn BTCT, đặc biệt hiệu quả với các dự án có chiều sâu tầng hầm lớn [> 3 hầm].
  • Tiến độ thi công được rút ngắn, đặc biệt có thể bàn giao sớm cos 0.00 để bán hàng đối với các dự án thương mại.
  • Phù hợp với các dự án có mặt bằng chật hẹp, có thể tận dụng sàn kết cấu để tập kết vật tư trong quá trình thi công phần hầm.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ

  • Thi công khó khăn do các lối tiếp cận vật tư bị hạn chế dẫn đến khó kiểm soát chất lượng thi công.
  • Biện pháp về thông gió, chiếu sáng tạm trong quá trình thi công hầm phức tạp.
  • Tường tầng hầm được thi công theo phương pháp tường trong đất nên chất lượng khó kiểm soát, rủi ro khi có tấm tường bị lỗi. Chi phí cho công tác sửa chữa cũng như chống thấm tường vây tốn kém.

QUY TRÌNH THI CÔNG

Người ta sử dụng công nghệ Topdown để đẩy nhanh thời điểm thi công phần thân do đó rút ngắn tổng tiến độ thi công của dự án. Tuy nhiên việc thi công các tầng kết cấu bên trên yêu cầu phải có một hệ thống cột thép chống tạm vững chắc, có thể chống đỡ tải trọng của các tầng kết cấu cũng như các hoạt tải trong quá trình thi công. Do đó trong công nghệ thi công Topdown, người ta thường tránh thi công phần thân quá cao vì sẽ làm tăng chi phí cho phần cột chống tạm làm giảm tính hiệu quả của công nghệ, thông thường từ 5 đến 7 tầng nổi đặc biệt có thể lên đến 9 tầng nổi. Quy trình thi công Topdown / Semi – Topdown với dự án 3 hầm, 5 nổi được thể hiện trên Hình 1.

Hình 1. Quy trình thi công Topdown / Semi – Topdown với dự án 3 hầm, 5 nổi

Hình 2. Mặt cắt thi công Topdown điển hình
Hình 3. Mặt cắt thi công Semi - Topdown
Hình 4. Ví dụ lỗ mở thi công Topdown

Hình 5. Ví dụ về lỗ mở thi công Semi-Topdown

[1]. Đỗ Đình Đức chủ biên [2004], Kỹ thuật thi công 1, NXB. Xây dựng, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Bá Kế [2002], Thiết kế và thi công hố móng sâu, NXB. Xây dựng, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Tráng [8/2008], Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tầng hầm nhà cao tầng ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Dư Tiến, Trần Đức Cường [2006], Các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng, Tạp chí Tư vấn Thiết kế, số 3.

[5]. Phạm Khánh Đức [5/2004], Thi công tường chắn tạm cho tầng hầm nhà cao tầng bằng cừ larsen trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ.

[6]. Vũ Mạnh Hùng, Nghiên cứu tính toán lỗ mở sàn trong thi công tầng hầm nhà cao tầng theo phương pháp thi công từ trên xuống, Luận văn Thạc sỹ.

Chủ Đề