Thị trấn xuân mai có bao nhiêu tổ dân phố

Theo đó, đô thị Xuân Mai nằm tại phía Tây Nam TP Hà Nội, sẽ bao gồm thị trấn Xuân Mai và 4 xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ.

Đến năm 2020, dự báo quy mô dân số của đô thị này là khoảng 100.000 người, trong đó, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42,4%. Đến năm 2030, dự báo quy mô dân số của đô thị này là khoảng 220.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 78%. 

Đô thị sẽ có 2 trọng tâm chính là thị trấn hiện hữu [Xuân Mai] và khu vực giữa núi Thoong - sông Bùi. Ngoài phần đô thị hiện có sẽ được cải tạo và chỉnh trang, quy hoạch cũng nêu rõ phát triển đô thị mới tại khu vực đất giữa núi Thoong và sông Bùi,. Vị trí trung tâm của đô thị mới thuộc xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, diện tích khoảng 470ha.  

Khu vực trọng tâm phát triển đào tạo, đại học nằm chủ yếu về phía Nam của đường Hà Nội - Xuân Mai và tiếp giáp với khu cảnh quan kênh Vân Sơn, diện tích khoảng 250ha.

Theo định hướng trong quy hoạch, đô thị Xuân Mai sẽ có trung tâm thương mại mua sắm hạng I và hình thành hệ thống siêu thị, điểm chợ gắn với khu dân cư để phục vụ nhu cầu dịch vụ thương mại.

Hiện nay, quy định của Bộ Công Thương nêu rõ, ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các trung tâm thương mại hạng I phải có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên. Đồng thời, trung tâm phải hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và các loại hình dịch vụ gồm cửa hàng bán buôn, bán lẻ, nhà hàng khách sạn, khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng...

Theo Quy hoạch, trung tâm thương mại sẽ được bố trí tại các khu vực nút giao thông chính như ngã tư Xuân Mai giao cắt Quốc lộ 6 với đường Hồ Chí Minh và nút giao cắt giữa trục chính phát triển đô thị với đường Hà Nội - Xuân Mai. Các công trình này được định hướng xây dựng tầng cao trung bình, cấu trúc hiện đại. 

Ngoài dự án khu sân golf hồ Văn Sơn, phát triển các khu du lịch sinh thái hồ Hạnh Tiên [xã Tân Tiến], hồ Miễu [xã Nam Phương Tiến] và khu vực ven sông Bùi [xã Thủy Xuân Tiên]. 

Quy hoạch chung Hà Nội từ 2020 - 2050 được xây dựng gồm 5 đô thị vệ tinh bao quanh. 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn người mỗi đô thị. Trong đó, Xuân Mai sẽ là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. 

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn[tỉnh Hoà Bình], cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây; có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người, với 32 đơn vị xã, thị trấn; mật độ trung bình 1.303 người/km2.Trên địa bàn dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké[thuộc xã Trần Phú]có khoảng 130 hộ với trên 500 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa; có các sông Đáy, sông Tích, Sông Bùi chảy qua và các hồ chứa nước lớn như hồ Đồng Sương, Văn Sơn, hồ Miễu đã được quy hoạch để phát triển thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Toàn huyện có 68.000 hộ dân. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 600 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tư nhân đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.
Hành chính:

Xưa là huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam. Năm Gia Long 13 [1814] đổi là phủ Ứng Hoà. Đời Đồng Khánh chia huyện Chương Đức thành hai huyện Yên Đức do phủ Mỹ Đức kiêm lý và huyện Chương Mỹ.

Huyện Chương Mỹ ngày nay có 2 thị trấn và 30 xã: Bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai và các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đại Yên, Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.

Kinh tế - xã hội : [ Số liệu tính đến tháng 12/2010]

Tổng giá trị sản xuất [giá cố định năm 1994] năm 2010 đạt 3.966,6 tỷ đồng = 99,8 % so với KH, tăng 13,4% so cùng kỳ. Trong đó:

* Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 697,6 tỷ đồng = 99,2 % so với KH, tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó ngành nông nghiệp đạt 651,4 tỷ đồng; ngành lâm nghiệp đạt 14,5 tỷ đồng; ngành thủy sản đạt 31,7 tỉ đồng. Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 378 tỷ đồng đạt 100,5% so với KH tăng 5,9% so với cùng kỳ.

* Về sản xuất Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN-XDCB đạt 2.359 tỷ đồng =100% so với KH tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong đó giá trị Công nghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ đồng; xây dựng cơ bản đạt 1.090 tỉ đồng =101,2% so với KH và bằng 119,9% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành CN-TTCN đạt 719 tỷ đồng và tăng 14,8% so cùng kỳ.

Toàn huyện hiện có 01 KCN Phú Nghĩa với diện tích 170ha; đã quy hoạch lại các cụm CN trình UBND thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm CN: Ngọc Sơn [31ha], Đông Phú Yên [75ha], Nam Tiến Xuân [50ha], Mỹ Văn [31ha]; đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp-TTCN có hiệu quả, thu hút 15.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 600 doanh nghiệp CN-TTCN và trên 12.089 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất. Tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm CN; xây dựng HTKT khu CN. Phú Nghĩa; đôn đốc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và đường vào cụm CN Ngọc Sơn, chuyển 165 lò gạch thủ công sang công nghệ tiên tiến lò Tuylen và lò Hôpman, lò nung liên tục kiểu đứng; giải quyết các vướng mắc khi thực hiện quy hoạch HTKT khu CN Phú Nghĩa.

Hiện nay toàn huyện có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%; Trong đó: Làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.
* Hoạt động thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ năm 2010 ước đạt 910 tỷ đồng =100% so với KH và bằng 117% so với cùng kỳ; Giá trị tăng thêm đạt 609 tỷ đồng = 100% so với KH tăng 16,9% so cùng kỳ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định. Toàn huyện hiện có trên 263 DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, 7.623 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mặc dù giá cả thị trường biến động không ổn định song các cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động mang lại hiệu quả.

Huyện Chương Mỹ rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư xác đáng và hợp lí cho việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục - đào tạo. Hiện nay, toàn huyện có 100% trường THCS, tiểu học và trên 80% trường mầm non được xây dựng kiên cố, cao tầng.

Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu [Sùng Nghiêm Tự], đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn Chúc Sơn. Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân.

Với những phát triển như trên, huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và dịch vụ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương Chương Mỹ giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, vững bước đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.

Chủ Đề