Thiếc có ở đâu

Skip to content

Mục lục

Mục số 1 là gì? Mục số 2 là gì?

Mục số 3 là gì?

THIẾC LÀ GÌ?

Thiếc là gì? Kim loại có màu trắng bạc, mạng tinh thể kiểu tứ diện. Khối lượng nguyên tử 118,69; khối lượng riêng 7,3 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy thấp 231,9oC, nhiệt độ sôi lại rất cao 2270oC.

Xem thêm: Inox 304 là gì?

Thiếc là kim loại chiến lược, khan hiếm, sản lượng thiếc trên thế giới đạt khoảng 250 ngàn tấn/năm.

Thiếc rất mềm, dẻo, dễ dát mỏng. Trong điều kiện bình thường, thiếc rất bền vững dưới tác động hóa học, vì vậy, thiếc dùng phổ biến với chức năng này. Ôxyt thiếc không độc với người, vì vậy thiếc dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, làm các đồ hộp, bao bì bảo quản thực phẩm. Khoảng 40% thiếc được sử dụng trong lĩnh vực này.

Thiếc là nguyên tốhợp kim quan trọng để tạo ra các hợp kim với đồng. Hợp kim trên cơ sở thiếc là các hợp kim ổtrượt và đặc biệt là hợp kim hàn. Hơn 50% thiếc được sử dụng cho mục đích này.

Full kiến thức về kim loại tại: //g7m.vn/

–   Có nhiệt độ nóng chảy khá thấp: 2320C đối với thiếc và 3270C đối với chì.

–   Tính chống ăn mòn rất tốt trong nhiều môi trường.

–   Thiếc dùng để mạ thép, được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đồ hộp, bảo quản thực phẩm.

–   Chì dùng để làm cầu chì và vật liệu hàn.

Các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Là hợp kim trên cơ sở thiếc, chì với thành phần thích hợp để dễ chảy.

Công dụng: thường dùng hợp kim có ba nguyên tố: Pb-Sn-Bi có nhiệt độ nóng chảy khoảng 960C… các hợp kim này sử dụng trong kỹ thuật tự động và trong y tế.

Các hợp kim hàn: là hợp kim trên cơ sở chì và thiếc với thành phần thích hợp để có độ chảy loãng cao, liên kết tốt với vật liệu cơ sở đảm bảo độ bền mối hàn.

Công dụng: dùng để hàn latông, tráng lên tấm thép.

Các hợp kim babit: là hợp kim trên cơ sở thiếc chì với thành phần thích hợp để tổ chức của chúng có các phần tử pha rắn phân bố trên nền mềm.

Công dụng: dùng làm hợp kim ổ trượt có chất lượng cao.



Quặng thiếc được chia thành 2 loại: thiếc sa khoáng và thiếc gốc. Quặng thiếc sa khoáng dễ khai thác và chế biến, công nghệ chế biến đơn giản và chi phí sản xuất thấp. Quặng thiếc gốc khó khai thác và chế biến hơn, vì chúng có thành phần vật chất phức tạp, khoáng chứa thiếc xâm nhiễm rất mịn. Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, quặng thiếc sa khoáng gần như cạn kiệt, công nghiệp khai thác và công nghệ chế biến đã được nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Trong khi đó, quặng thiếc gốc trên thế giới cũng chỉ được nghiên cứu ở một số nước như Trung Quốc, Nam Phi… Ở Việt Nam, quặng thiếc gốc xâm nhiễm mịn với hàm lượng thấp chưa được khai thác và nghiên cứu một cách chi tiết. Tuy nhiên, nhu cầu thiếc kim loại để phục vụ cuộc sống hàng ngày tăng cao, nên việc tìm kiếm, khai thác và chế biến có hiệu quả các mỏ thiếc gốc có trữ lượng nghèo nàn để tránh lãng phí tài nguyên cũng như mang lại nguồn lợi kinh tế cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim do KS. Trần Ngọc Anh dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng thiếc gốc khu Suối Giang tỉnh Ninh Thuận”.

Từ kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng thiếc gốc khu Suối Giang tỉnh Ninh Thuận ở quy mô phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số kết luận sau:
- Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu nghiên cứu cho thấy:
Mẫu quặng thiếc khu Suối Giang tỉnh Ninh Thuận có hàm lượng thấp. Hàm lượng Sn trung bình trong mẫu nguyên khai là 0,182%, các tạp chất đi kèm SiO2 là 68,98%, Tfe là 4,01%.
Thành phần khoáng chủ yếu là casiterit, hematit, limonit, khoáng vật phi quặng bao gồm thạch anh và mica… Để tuyển tách Sn ra khỏi các tạp chất đi kèm trong mẫu quặng có thể dùng phương pháp tuyển trọng lực để loại bỏ thành phần phi quặng bao gồm thạch anh, mica. Quặng tinh tuyển trọng lực dùng tuyển để tách các khoáng vật có từ bao gồm hematit, limonit…
- Từ kết quả nghiên cứu tuyển trọng lực, tuyển từ mẫu nghiên cứu đưa ra kết luận sau:
Sơ đồ tuyển hợp lý đối với quặng thiếc gốc khu mỏ Suối Giang, tỉnh Ninh Thuận là tuyển trọng lực vít đứng kết hợp bàn đãi thu hồi tinh quặng thô, quặng trung gian của khâu tuyển trọng lực được gia công giải phóng kết hạch và cũng được tiến hành trên thiết bị vít đứng, bàn đãi để nâng cao thực thu, quặng tinh tuyển trọng lực sau đó tiến hành tuyển từ để thu hồi quặng tinh thiếc.

Sử dụng sơ đồ tuyển trọng lực kết hợp vít đứng và bàn đãi, thu được quặng tinh thiếc thô có hàm lượng 15 ÷ 16%, thực thu thiếc đạt khoảng 68%. Đã loại bỏ được 70% quặng đuôi của vít đứng hàm lượng Sn 0,013% với phân bố 5,039%.

Nghiên cứu xử lý quặng trung gian để nâng cao thực thu của toàn khâu công nghệ. Quặng trung gian được nghiền - 0,25 mm giải phóng kết hạch, sau đó, được tuyển trên các thiết bị truyền thống là vít đứng và bàn đãi thu được quặng có hàm lượng Sn 14 ÷ 15%, xấp xỉ với quặng tinh thô khâu tuyển trọng lực, thực thu khoảng 20%.

Quặng tinh thô và quặng tinh trung gian gộp lại đem đi tuyển từ thu được quặng tinh thiếc có hàm lượng 55,025% Sn, thực thu khoảng 73%.

Ngoài ra, đề tài đã tiến hành thí nghiệm trên thiết bị hiện đại siêu trọng lực knelson và phương pháp tuyển nổi để lựa chọn phương pháp tuyển tốt nhất cho quặng thiếc gốc khu Suối Giang.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài [Mã số 11207/2015] tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Trong lòng dãy Phia Oắc, huyện Nguyên Bình [Cao Bằng] có một khu mỏ đặc biệt có tên là mỏ thiếc Tĩnh Túc. Nơi đây còn ghi những dấu ấn đậm nét của Liên Xô ở vùng địa đầu Tổ quốc.

Thiếc là gì?

Thiếc là một kim loại màu trắng-vàng, mềm, dẻo và khá bền. Thiếc thường được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại.

Ngoài ra, thiếc còn được dùng trong trong hợp kim như chất hàn chì, thiếc bột; hộp thiếc, đồng thiếc, áp dụng chế tạo đèn trang trí và nhiều đồ gia dụng khác. Thiếc là khoáng sản có giá trị kinh tế cao, được khai thác và sử dụng từ thời kỳ đồ đồng, 3000 năm trước Công nguyên. Khi mới được phát hiện và sử dụng, thiếc được trộn với đồng để làm ra đồng thau. Sau đó, do có tính độc thấp, thiếc được dùng để sản xuất đồ dùng gia đình như đĩa, bát.

Sản phẩm sử dụng thiếc.

Hiện nay, hợp kim từ thiếc được dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau, như hàn, hay làm nam châm và dây siêu dẫn. Thiếc còn được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh và lớp tráng chống mưa gió cho cửa sổ và kính chắn gió.

Do có ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề nên thiếc cũng được khai thác rộng rãi trên toàn thế giới.

Theo Cục khảo sát Địa chất Hoa Kỳ [USGS], sản lượng khai thác thiếc của thế giới chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, Indonesia và Myanmar [lần lượt với 81.000 tấn, 66.000 tấn và 33.000 tấn vào năm 2020]. Trong đó, trữ lượng ước tính nhiều nhất thuộc về Trung Quốc [với 1,1 triệu tấn] Indonesia [800 nghìn tấn], Mỹ, Australia, Bolivia [khoảng 400 nghìn tấn].

Việt Nam cũng xuất hiện trong thống kê của USGS với sản lượng hàng năm gần bằng Mỹ, nằm trong top 10 trong số các nước khai thác thiếc trên thế giới.

Sản phẩm sử dụng thiếc.

Mỏ thiếc đặc biệt ở Việt Nam

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km là mỏ thiếc Tĩnh Túc, nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, mỏ thiếc Tĩnh Túc [nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng] ra đời năm 1955 và trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Theo tờ Nông nghiệp Việt Nam, mỏ thiếc này được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu ở Việt Nam.

Sản phẩm sử dụng thiếc.

Theo đó, mỏ thiếc Tĩnh Túc là mỏ lộ thiên bắt đầu hoạt động vào cuối thế kỷ 19. Năm 1902, mỏ này thuộc sở hữu của người Pháp. Sau năm 1954, cùng với cả nước, quân và dân Cao Bằng đã bước vào thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhờ nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, và các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.

Một chuyên gia ngành Địa chất của Liên Xô đang giới thiệu tác dụng của một cái mũi khoan máy thăm dò cho các công nhân Mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng. Ảnh: Vimico

Được các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ, tháng 10/1955, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được thành lập và tiến hành tổ chức, xây dựng đội ngũ công nhân, cải tạo lại các cơ sở, hầm mỏ sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, góp phần thắt chặt tinh thần hữu nghị Việt - Xô.

Khi ấy, để làm ra hạt quặng ở Tĩnh Túc, người thợ mỏ phải vượt qua không biết bao khó khăn, gian khổ do thiếu thốn nhiều đường. Đường xa, rừng núi âm u, địa hình hiểm trở. Chưa kể, thời kì này Việt Nam vẫn thiếu thốn về trang thiết bị, nguồn thực phẩm và chịu nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết... Nhưng vượt lên trên hết, tập thể cán bộ mỏ thiếc đã làm ra những thỏi thiếc đầu tiên trong sự phấn khởi vô bờ. Ngày 15/9/1958, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm và động viên.

Thiếc đã được đúc thành thỏi năm 1956

Thời điểm những năm 1960-70, Tĩnh Túc trở thành thị trấn sầm uất, dân số cả vài ngàn người, đèn điện sáng trưng, đời sống sung túc. Hiện nay, công tác khai khoáng, sàng lọc quặng thiếc tại Tĩnh Túc vẫn được duy trì.

Tờ Nông nghiệp Việt Nam cho biết, theo biểu đồ thống kê qua các thời kỳ, năm mỏ đạt sản lượng cao nhất là 1962, với tổng số 619 tấn quặng thiếc khai thác được. Sau đó, đến năm 1967 là thời điểm số lượng công nhân của mỏ đạt đỉnh với tổng số 3.000 người.

Để phục vụ cho từng đó công nhân, lực lượng chăm lo đời sống phải lên đến hàng chục người, chưa kể những người phải đi học để nấu ăn, phục vụ riêng cho các chuyên gia Liên Xô.

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đơn vị có một bề dày lịch sử và truyền thống của nhiều thế hệ giai cấp công nhân vùng mỏ, với sản phẩm truyền thống là thiếc thỏi thương phẩm 99,75% Sn. Những công nhân trẻ của đơn vị cho biết, hiện nay thu nhập hàng tháng của họ có thể đạt tới 6 - 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tính trung bình cho cả đơn vị, thu nhập có thể lên đến 11 triệu đồng/tháng.

[Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị]

Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, đặc biệt là đất hiếm và kim loại có tính ứng dụng cao cho công nghệ tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề