Thông tư hướng dẫn nghiệm thu công trình xây dựng

Kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng

Ngày cập nhật: 29/11/2021

Hỏi: [Trần Minh Trí - ]

Trong quá trình tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hoạt động giao thông đường sắt, tôi có gặp vướng mắc liên quan đến công tác nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình giao thông, cụ thể:

Theo tìm hiểu của tôi, hiện nay pháp luật quy định đến công tác nghiệm thu công trình xây dựng được quy định tại các văn bản sau:

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14: “10. Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước”.

Tại Khoản 21 Điều 3 Luật số 50/2014/QH13 thì hoạt động xây dựng gồm bảo trì công trình xây dựng.

Tại Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì vốn đầu tư gồm vốn ngân sách Nhà nước.

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu; Tại Khoản 3 Điều 34 thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa.

Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quan Trung ương, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công thuộc bộ, cơ quan Trung ương.

Điều 8, Điều 9 Thông tư số 06/2019/TT-BGTVT ngày 31/1/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về nội dung nghiệm thu [gồm kiểm tra, nghiệm thu công tác nội nghiệp và hiện trường] và các tiêu chí nghiệm thu đối với công tác quản lý, bảo trì.

Hợp đồng đặt hàng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng ngân sách Nhà nước giữa Bộ Giao thông vận tải [Bên A] với đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích [Bên B] quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 1: “Bên A có trách nhiệm nghiệm thu theo quy định của pháp luật và theo Biên bản thương thảo hợp đồng”.

Trên cơ sở các quy định nêu trên, tôi xin hỏi:

Câu hỏi 1. Công trình xây dựng [bao gồm bảo trì công trình] sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình?

Câu hỏi 2. Trường hợp bảo trì công trình giao thông phải được cơ quan Nhà nước thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu thì đối với hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông giữa Bộ Giao thông vận tải với đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ công, việc kiểm tra công tác nghiệm thu sẽ do cơ quan được Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể:

2.1. Khi đó cục chuyên ngành sẽ vừa thực hiện kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bảo dưỡng công trình do đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và đồng thời ký nghiệm thu vào biên bản nghiệm thu [vai trò bên đặt hàng theo hợp đồng đặt hàng].

2.2. Trường hợp công trình không phải kiểm tra nghiệm thu của cấp thẩm quyền theo quy định thì được hiểu là bên đặt hàng tổ chức nghiệm thu sản phẩm bảo dưỡng do bên nhận đặt hàng đề nghị nghiệm thu.

Câu hỏi 3. Về chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 8/9/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng, chi phí quản lý bảo trì chỉ dành cho sửa chữa công trình có chi phí trên-dưới 500 triệu đồng và không có chi phí quản lý bảo dưỡng thường xuyên không có.

Chi phí khác được quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP: “d] Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;”.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 03/2021/TT-BGTVT các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt [không có chi phí quản lý bảo dưỡng công trình đường sắt].

Như vậy, tôi xin hỏi: Theo các quy định nêu trên thì chi phí quản lý bảo trì chỉ dành cho sửa chữa công trình có chi phí trên-dưới 500 triệu đồng và không có chi phí quản lý bảo dưỡng thường xuyên công trình đường sắt?

Trả lời:

1.Đối tượng công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng [Nghị định số 06/2021/NĐ-CP]. Đối với công việc sửa chữa nằm trong công tác bảo trì công trình, trường hợp việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của công trình quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

2.Thẩm quyền kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP./.

Cục Giám định

Thứ tư,19/05/2021 17:55

Xem với cỡ chữ

Ngày 19/5/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 1772/BXD-GĐ gửi Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị về việc hướng dẫn thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình.

Việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng được quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, thẩm quyền kiểm tra đối với công trình như Quý Công ty nêu thuộc cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_1772-BXD-GD_19052021_signed.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 1772/BXD-GĐ.

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn 03 loại chi phí của trình xây dựng như sau:

Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

- Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;

- Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;

- Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

- Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

- Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:

- Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;

- Chi phí thuê cá nhân [chuyên gia] do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;

- Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng. [1]

Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng.

Dự toán chi phí được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia [nếu có] tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại [1] không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

 Chi phí đánh giá an toàn công trình

Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:

- Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình [nếu có].

- Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.

- Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình [nếu có].

- Các chi phí khác có liên quan.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021.

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề