Thuốc tàu con khi khô cho trẻ sơ sinh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nhìn con em bụ bẫm như bây giờ, em càng giật mình với những gì con đã phải trải qua suốt hai năm đầu đời.

Hai đứa con em, đứa đầu năm, đứa cuối năm. Do chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như tiền bạc để lo cho con nên có được đồng nào vợ chồng em cứ chăm cho đứa nhỏ còn đang tuổi lớn trước hẵng. Đứa còn trong bụng thì… để sau.

Cũng chỉ vì suy nghĩ dại dột này mà đứa con thứ hai em sinh ra èo uột đến là thương! Từ sau ngày xuất viện về nhà được 2 tháng, con cứ đau ốm triền miên. Mà khổ nỗi lúc nào cũng bị chứng viêm phổi hành hạ. Cứ vừa cho ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt thì y như rằng phải bấm chuông gọi bác sĩ để lại đưa trở vào cấp cứu. Mấy hôm chăm con bệnh, em cũng xỉu lên xỉu xuống mấy lần dù có chồng thay phiên cho nghỉ ngơi.

Bà nội từ quê lên thăm, thấy cháu mình bé xíu xiu nằm lọt thỏm trong chiếc giường kê sát chen chúc ở bệnh viện với dây chuyền nước, kim rút máu tè le thì tỏ ra sốt ruột lắm nhưng không thể làm gì hơn.

Sau 1 tháng ăn dầm nằm dề ở bệnh viện, cuối cùng con cũng được xuất viện nhưng phải mang về nhà cả một bịch thuốc to chà bá. Lúc này, bà nội mới gợi ý cho vợ chồng tôi đi hốt thuốc Bắc cho con uống. Nghĩ bụng, con còn bé quá mà ngày nào cũng phải uống mớ thuốc Tây này vào chắc sau này sức đề kháng sẽ yếu lắm nên thành ra em cũng bạo gan cho con chuyển qua uống thuốc Bắc xem sao.

Thuốc này má chồng em đích thân về quê sắc từ ông thầy thuốc nổi tiếng gởi vô cho. Em cứ thế ngày sắc 2 lần, lần ½ chén và cặm cụi vặt con ra đút từng muỗng. Sau khoảng 2 tuần, thấy con tăng cân tốt, da dẻ hồng hào, em càng thêm vững tâm để ngày ngày vật lộn với con từng muỗng thuốc.

Tối hôm ấy, khi đang cho con uống, bỗng dưng mặt con nôn ói liên tục rồi sau đó có dấu hiệu khó thở. Em lật đật lập úp con xuống vỗ sau lưng vì sợ con bị sặc. Nhưng sau đó con cũng không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Ngay lập tức, vợ chồng em đưa con đi bệnh viện liền!

Em đã khóc rất nhiều và tay chân dường như rụng rời khi nghĩ đến cảnh bác sĩ bước ra khỏi căn phòng trắng đó và nói “Xin lỗi, chúng tôi đã cố gắng hết sức”. Cảnh tưởng như trong phim ấy cứ quay mòng mòng trong đầu làm em như phát dại cho đến khi bác sĩ bước ra:

Anh chị không phải lo nữa, thằng bé đã qua cơn nguy kịch rồi nhưng vẫn phải nằm phòng hồi sức để theo dõi. Giờ anh chị đi theo tôi, tôi có điều muốn nói.

Hai vợ chồng tôi lẽo đẽo theo sau chiếc áo xanh di động, trong lòng thầm biết ơn vô cùng. Khi vừa vào phòng, chưa kịp đặt mông ngồi, bác sĩ đã bắt chuyện:

Chúng tôi kiểm tra trong ruột bé có tồn dư chất độc. Đây là nguyên nhân khiến bị ngộ độc. Anh chị đã cho con uống gì? Nếu anh chị không khai, tôi buộc phải báo trường hợp này lên công an. Gì cơ, công an á! Vợ chồng em có làm gì đâu ạ! Lúc nãy, em đang cho con uống thuốc Bắc thì thấy con trợn mắt, ói liên tục. Sau đó, vợ chồng em đưa con đi bệnh viện liền. Vậy thuốc Bắc là thuốc gì Là thuốc bổ phổi ạ! Em cho con uống đã hơn 2 tháng rồi. Không thấy dấu hiệu gì bất thường. Con ăn ngủ tốt, lên cân cũng tốt mà da dẻ cũng hồng hào hơn. Vậy chị cất thuốc ở đâu và cất trong bao lâu rồi? Dạ, em cất trong tủ bếp, chỗ đó cũng gần chậu rửa bát. Thuốc này em sắc từ hồi 2 tháng trước và cho con uống đến giờ. Tôi hiểu rồi, có thể chị bảo quản thuốc không tốt, thuốc lên mốc, tụ sinh chất độc mà không biết nên… Thôi được rồi, anh chị có thể về phòng chăm sóc cháu. Nhớ, thuốc Bắc dùng cho trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận đấy!

Thật hú hồn, suýt chút nữa là con mất mạng còn bố mẹ thì vào nhà đá bóc lịch chỉ vì một bát thuốc Bắc sao? Sau khi con hồi sức xuất viện trở về, tôi nhủ lòng nhất định phải kiểm tra lại xem gói thuốc Bắc có bị mốc meo bám không. Y như rằng, mở hai thang thuốc còn lại ra, gói nào gói nấy cũng mốc xanh, mốc trắng. Tôi quên mất lúc ấy nhà tôi vừa chuyển về nhà mới ở, độ ẩm trong nhà lúc nào cũng cao bình thường. Thậm chí giường nệm gối để ngoài còn lên mốc meo huống chi…

Sau khi con thoát nạn, tôi cũng sợ không cho con uống thuốc Bắc thêm nữa mà cứ 3 tháng cho con đi khám bác sĩ một lần. Bé cũng được uống thuốc bổ theo chỉ định nên dần dần hồi phục trở lại.

Vậy nên, sau chuyện của con, tôi chỉ muốn nhắn với mẹ thế này:

Thuốc Bắc cũng có thành phần độc hại: Các cơ quan của trẻ sơ sinh, đặc biệt là dạ dày đang tiếp tục hoàn thiện dần. Do đó nó rất nhạy cảm với những các đặc tính nóng, lạnh và đắng trong thuốc Bắc. Một số vị thuốc là đại bổ cho người lớn nhưng lại là chất độc cho gan của trẻ nhỏ như: thảo hạ khô, hoa cúc, ngư tinh thảo, đạm trúc diệp, lư căn, sanh địa…

Bảo quản thuốc không tốt sẽ vô tình sinh độc chất: Thuốc Bắc cần điều kiện bảo quản tốt để tránh ẩm mốc. Nếu không đảm bảo được điều này, việc biến thuốc bổ thành thuốc độc là điều khó tránh khỏi.

Chất lượng thuốc không thể đảm bảo 100%: Nếu bốc thuốc đúng thầy giỏi, có tâm thì không sao nhưng không ít trường hợp bố mẹ tin thầy lang dỏm lại thành ra hại con. Không phải bố mẹ nào cũng đủ kiến thức để phân biệt tất cả thành phần trong thang thuốc đã bốc. Do đó, khi chọn bác sĩ hoặc thầy thuốc, phải đến đúng địa chỉ tin cậy.

Cho trẻ uống thuốc Bắc sau bữa cơm 30 - 60 phút: Trong trường hợp bác sĩ Đông y đã bắt mạch, chẩn đoán bệnh và kê thuốc thì nên cho trẻ uống sau bữa cơm 30 - 60 phút. Tránh uống thuốc Bắc chung với trà, sữa, cà phê vì sẽ tạo nên phản ứng hoá học gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Không chỉ mình em mà không ít các mẹ em quen biết cũng theo mách bảo của người này, người kia cho con uống thuốc Bắc để bồi bổ. Chính vì vậy, em chỉ muốn các mẹ hãy cẩn thận hơn và suy nghĩ nhiều lần trước khi quyết định bởi không phải lúc nào may mắn cũng mỉm cười với tất cả!:[

Con bị viêm nhiễm vùng kín chỉ vì sở thích tai hại này của mẹ

10 dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng ngồi bô, không cần tập tành nhiều

Trừ khi cho trẻ nằm viện, việc cho uống thuốc là của các bậc cha mẹ. Nhiều người lo lắng rằng: nên cho trẻ uống bao nhiêu là vừa và phải cho uống như thế nào?

Liều lượng thuốc thường do bác sĩ chỉ định hoặc đối với những thuốc không cần kê toa thì liều lượng có ghi trên vỏ hộp thuốc. Cần phải biết rõ liều lượng thuốc cho trẻ trước khi đưa trẻ từ bệnh viện về nhà. Đối với trẻ nhỏ, liều lượng thuốc thường căn cứ theo trọng lượng của trẻ. Cho trẻ uống thuốc quá ít hoặc quá nhiều đều mang đến rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần nắm rõ trọng lượng của con trẻ.

Thời gian và khoảng cách thời gian cho trẻ uống thuốc cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần hỏi kỹ bác sĩ tại bệnh viện. Nếu trẻ em dùng nhiều loại thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày, tốt nhất phụ huynh nên nhờ y tá viết ra một thời khóa biểu dùng thuốc rõ ràng để bạn có thể theo đó mà cho trẻ uống thuốc. Một điều khác cần lưu ý là có nhiều loại thuốc trẻ cần uống khi bụng đói, có nhiều loại thuốc phải uống ngay sau khi ăn. Phụ huynh cần phải biết loại thuốc mà trẻ sẽ uống rơi vào trường hợp nào.


Ảnh minh họa

Dụng cụ dùng để đong thuốc cũng rất quan trọng. Đối với dạng thuốc lỏng thì nên dùng những loại muỗng, tách có chia vạch có bán kèm theo chai thuốc. Không nên dùng các loại muỗng ăn thông thường ở nhà bếp vì có thể làm sai lạc liều lượng thuốc. Riêng đối với ống nhỏ đếm giọt thuốc, lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy. Không được dùng ống nhỏ của lọ thuốc này để đếm giọt ở lọ thuốc khác.

Đối với dạng thuốc lỏng, nếu nhãn thuốc yêu cầu phải lắc lọ trước khi dùng thì cần lắc mạnh lo thuốc liên tục trong khoảng 30 giây.

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho uống thuốc càng khó hơn. Trẻ sơ sinh chỉ có thể thích hợp với thuốc dạng lỏng. Để trẻ ở vị trí giống như khi cho trẻ bú mẹ hoặc cho ngồi ở ghế cao. Từ từ cho thuốc vào một bên má của trẻ [không nên cho thuốc nước vào ngay sau cuống họng vì thuốc có thể làm cho trẻ bị ho, sặc, nghẹt thở...] sau đó dùng tay ấn nhẹ 2 bên má của trẻ để thuốc được trẻ nuốt vào. Cũng có thể dùng núm vú cao su để đưa thuốc vào cơ thể của trẻ. Cho thuốc vào bình sạch, cho thêm vài muỗng nước sạch và đảo đều bình nhằm để thuốc phân tán đều. Sau đó cho trẻ bú đến hết thuốc. Tráng bình bằng 2 hoặc 3 muỗng canh nước sạch rồi cho trẻ bú tiếp.

Đối với những trẻ lớn hơn thì chúng đã có thể dùng thuốc dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Một số loại viên nén có thể cà nhuyễn, một số viên nang có thể tháo ra để lấy phần bột thuốc bên trong. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có thể cà nhuyễn hoặc tháo bỏ nang thuốc. Cần phải hỏi bác sĩ, dược sĩ, y tá tại bệnh viện xem những loại thuốc mà trẻ sẽ dùng có thể cà nhuyễn hoặc tháo rời nang hay không. Thuốc sau khi cà nhuyễn hoặc tháo ra khỏi nang phải được cho trẻ uống ngay. Không nên để lâu vì sẽ làm thuốc bị biến chất.

Thông thường trẻ em thường thích một loại hương vị “ruột” nào đó. Vì vậy, cần tìm hiểu sở thích của trẻ để chúng dễ dàng chấp nhận việc uống thuốc. Đa số các loại thuốc dạng lỏng dành cho trẻ em đã được bào chế theo nhiều mùi vị khác nhau, cam, dâu, vanilla, chocolate...

Đối với những loại thuốc quá đắng, cần nên cho trẻ ngậm một mẫu nước đá nhỏ. Nhiệt độ lạnh trên lưỡi sẽ khiến trẻ không còn cảm nhận được vị đắng. Điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý là không nên “đánh lừa” trẻ bằng cách nói thuốc là kẹo, là chè, là sirô... Vì lần sau chúng gặp một viên thuốc đánh rơi và chúng cứ nghĩ đấy là kẹo, hoặc thấy một lọ thuốc thì cứ nghĩ là sirô.

Trong trường hợp bận bịu công việc hoặc vì lý do nào đó mà bạn quên cho trẻ uống thuốc thì bạn lập tức cho chúng uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, tại thời điểm mà bạn nhớ ra thì cũng gần thời điểm để uống liều kế thì bỏ hẳn liều đã quên. Chờ đến thời gian liều kế rồi cho trẻ uống như bình thường [chỉ là một liều bình thường chứ không được gấp đôi liều để bù cho liều đã quên].

Thời gian dùng thuốc trong bao lâu cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy đứa trẻ mạnh khỏe trở lại. Cũng như không được tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc lâu dài khi thấy đứa trẻ vẫn còn yếu.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cần rửa tay sạch bằng xà phòng và lau tay khô bằng khăn sạch. Tất cả dược phẩm đều phải để tránh xa tầm với của trẻ em.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

[Khoa Dược- ĐH Murdoch- Úc]

Video liên quan

Chủ Đề