Thương binh 3/4 là gì

Khoản 1, Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2019 của Chính phủ quy định khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp.

Khoản 2, Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng. Trường hợp bố của ông Năm là thương binh hạng ¾ có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới  61% thì mẹ của ông không được hưởng chế độ tiền tuất hằng tháng.

Thương binh 3/4 chết do lũ cuốn có được xác định là liệt sỹ không? Các trường hơp được công nhận là liệt sĩ theo quy định pháp luật về người có công.

Thương binh 3/4 chết do lũ cuốn có được xác định là liệt sỹ không? Các trường hơp được công nhận là liệt sĩ theo quy định pháp luật về người có công.

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp hy sinh của Ba tôi như dưới đây có được liệt sĩ không ah! Ba tôi tên là: Nguyễn Ngọc Lý Sinh năm: 1950 Nghề nghiệp: Cán bộ xã, đã nghỉ hưu. [thương Binh 3/4, 42 năm tuổi Đảng]. Quê quán: đội 10, thôn Tam An, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Ngày 14 tháng 12 năm 2016, theo giấy triệu tập mời họp của UBND xã Tam Lộc, trên đường đi dự họp ba tôi không may bị lũ cuốn trôi khi qua cầu Bằng Lăng, thôn Đại Quý, Xã Tam Lộc. Sau 4 ngày tìm kiếm, thi thể ba tôi mới được tìm thấy. Trước tình hình lũ lụt tháng 12/2016 , Miền Trung chịu thiệt hại và mất mát nhiều về người và của nên Đảng và nhà nước ta rất quan tâm, đưa ra nhiều cảnh báo đến mọi người dân phải cẩn trọng để tránh việc mất mát về người và tài sản. Giữa lúc lũ lụt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bất kỳ ai khi ra đường, đặt biệt với Ba tôi một người lớn tuổi đã nghỉ hưu, thương binh 3/4 thì việc đi lại trong lúc mưa bão là rất khó khăn và nguy hiểm. Là một đảng viên gương mẫu, được triệu tập mời họp từ xã nên ba tôi đi họp theo giấy triệu tập và đã hy sinh trên đường đi. Ba tôi là một đảng viên ưu tú, trong giai đoạn chiến tranh, Ba tôi luôn tiên phong và nhiệt tình tham gia các hoạt động cách mạng, không tiếc xương máu, không ngại gian khổ, hy sinh, bị địch bắt, tù đày tại Côn Đảo với thương tích đầy người do bị đầy đọa và tra tấn. Sau giải phóng, Ba tôi tiếp tục làm việc với nhiều cương vị, chức vụ và được nhiều bằng khen, huân huy chương của Đảng, chính phủ và nhà nước trao tặng … Sau cùng là làm chủ tịch hội nông dân, hội cựu chiến binh xã Tam Lộc. Do có tuổi, thương tích thời chiến tranh để lại nên ba tôi không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc nên nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ hưu, ba tôi vẫn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, vẫn thường xuyên được xã triệu tập mời đi hội họp. Ba tôi hy sinh ở tuổi đời 67, để lại nổi đau và mất mát lớn lao cho gia đình. Sự hy sinh, cống hiến cho Đảng, nhà nước, nhân dân của Ba tôi như vậy đáng được Đảng, nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, biểu dương và trao tặng Ba tôi là Liệt Sĩ, để hương hồn của Ba tôi được an ủi, sớm được siêu thoát và yên nghỉ, đồng thời gia đình thấy được sự hy sinh của Ba là xứng đáng, thấy được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền để gia đình tôi thêm tin yêu vào Đảng, nhà nước và tiếp bước theo con đường cách mạng của Ba.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1.Căn cứ pháp lý

– Nghị định 31/2013/NĐ-CP.

2.Giải quyết vấn đề

Bạn nêu bố bạn là thương binh 3/4 và là cán bộ xã đã nghỉ hưu. Trên đường đi dự họp thì ba bạn không may bị lũ cuốn trôi khi qua cầu Bằng Lăng, thôn Đại Quý, Xã Tam Lộc. Trong trường hợp này, bố bạn sẽ không được xác định là liệt sỹ. Bởi:

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP. Theo đó, liệt sĩ là người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau:

Xem thêm: Chế độ trợ cấp cho người thờ cúng liệt sỹ

+ Người chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia.

+ Người trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá như: người làm các công tác tải đạn, cứu thương, liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và trường hợp khác.

+ Người trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội phạm.

+ Người  dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản nhà nước, tài sản của nhân dân.

>>> Luật sư tư vấn điều kiện để thương binh được công nhận là liệt sĩ: 1900.6568

+ Người do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Người đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Chế độ hưởng trợ cấp đối với thân nhân khi thương binh đã chết

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chết do vết thương tái phát, trừ thương binh loại B, trong các trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế. Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

+ Người mất tin, mất tích quy định do hoạt động cách mạng thoát ly trong các tổ chức cách mạng, lực lương vũ trang, sau đó tiếp tục tham gia một trong 2 cuộc kháng chiến, sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;

+ Người trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên trong trường hợp của bố bạn thì bố bạn sẽ không đủ điều kiện để xác nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên, bố bạn là thương binh 3/4 [mất sức lao động từ 41% đến 60%] thì căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, bố bạn mất, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Thương binh hạng ba là gì?

- Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật; mất khả năng lao động ở mức trung bình. - Hạng 4: mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật; giảm nhẹ khả năng lao động. Như vậy, có thể hiểu thương binh hạng 4/4 là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% tới 40%.

Thương binh 1 4 là gì?

– Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.” Theo đó, thương binh hạng 1/4 là đối tượng mất sức lao động từ 81%-100%, mất hoàn toàn khả năng lao động và cần có người phục vụ.

Thương binh là người như thế nào?

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan ...

Thương binh loại 2 4 là gì?

Như vậy, thương binh hạng 2/4 là những người đủ điều kiện là thương binh theo quy định của pháp luật và có tỉ lệ thương tật từ 61% đến 80%.

Chủ Đề