Tiêu chí đánh giá thực tập sinh

Dưới đây là một mẫu phiếu đánh giá mà giáo sinh thực tập sẽ nhận được từ giảng viên của mình.

I. TIÊU CHÍ QUAN SÁT [CỦA GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH LỚP HỌC]

Dưới đây là một số câu hỏi hoặc yêu cầu tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể mà giáo viên phụ trách lớp sẽ đặt ra khi quan sát giáo sinh thực tập.

1. Giáo sinh thực tập có được trang bị tốt trước khi đứng lớp?

  • Họ đã chuẩn bị giáo án và tất cả các tài liệu cần thiết một cách cẩn thận chưa?

2. Họ có hiểu biết về chuyên môn và mục tiêu cần đạt không?

3. Giáo sinh có thể quản lí hành vi của học sinh không?

  • Giữ cho học sinh tập trung
  • Thu hút học sinh vào bài học
  • Giải lao ít phút nếu cần thiết
  • Nhận thức được nhu cầu cá nhân của học sinh
  • Tạo sự tương tác tích cực

4. Giáo sinh giảng bài có đi vào trọng tâm không?

  • Họ có đi theo một trình tự logic không?

5. Giáo sinh có làm chủ được bài giảng không?

  • Học sinh có tương tác tốt và tham gia vào bài học không?
  • Các hoạt động học tập có phù hợp không?

6. Giáo sinh có năng lực:

  • Làm chủ bài giảng?
  • Dẫn dắt?
  • Đạt mục tiêu?
  • Đa dạng hóa các câu hỏi?
  • Thu hút học sinh?
  • Khuyến khích sự tham gia và tư duy?
  • Tổng kết bài học?

7. Giáo sinh có:

  • Nhiệt tình?
  • Tỉ mỉ?
  • Linh hoạt?
  • Khả năng nói và ngữ pháp?

8. Học sinh có chủ động tham gia các hoạt động và thảo luận trong lớp không?

  • Học sinh có quan tâm và hứng thú không?
  • Học sinh có hợp tác và phản hồi không?

9. Học sinh tương tác với giáo sinh như thế nào?

  • Họ có làm theo hướng dẫn không?
  • Họ có hiểu bài không?
  • Họ có tôn trọng không?

10. Giáo sinh có giao tiếp hiệu quả không?

  • Tương tác bằng ánh mắt
  • Giọng nói

II. TIÊU CHÍ QUAN SÁT [CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN]

1. Ngoại hình và đặc điểm chung

  • Trang phục phù hợp
  • Tư thế, sự di chuyển và nụ cười

2. Sự chuẩn bị

  • Thực hiện đúng giáo án
  • Nắm chắc tài liệu
  • Tiến trình giảng dạy hợp lí
  • Sáng tạo
  • Có phương tiện hỗ trợ

3. Thái độ đối với học sinh

  • Tôn trọng
  • Lắng nghe
  • Nhiệt tình
  • Có khiếu hài hước
  • Kiên nhẫn và nhạy cảm
  • Giúp đỡ học sinh khi cần thiết

4. Hiệu quả của giờ học

  • Tạo động lực thông qua việc hướng dẫn và thuyết trình
  • Đáp ứng các mục tiêu
  • Đúng trọng tâm
  • Nhịp độ giảng dạy
  • Khuyến khích sự tham gia của học sinh
  • Định hướng đúng đắn và giải thích những kì vọng
  • Sử dụng câu hỏi có hiệu quả
  • Khả năng tổng kết bài học
  • Có một hoạt động kết thúc
  • Liên kết bài học với các chủ đề khác

5. Khả năng thuyết trình

  • Nói rõ ràng, đúng ngữ pháp
  • Tránh sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt
  • Chú ý các chi tiết
  • Tự tin
  • Chữ viết trên bảng phải dễ nhìn
  • Làm chủ phần thuyết trình của mình

6. Quản lí lớp học và hành vi học sinh

  • Không đả kích hoặc tranh cãi với học sinh
  • Luôn điềm đạm và chin chắn
  • Không dung túng hoặc tập trung chú ý vào hành vi không thích hợp
  • Giữ cho bài giảng được trôi chảy và biết khi nào dừng lại hoặc chờ đợi

III. GIÁO SINH TỰ ĐÁNH GIÁ

Dưới đây là một danh mục các câu hỏi được sử dụng trong quá trình tự đánh giá của một giáo sinh thực tập.

  1. Mục tiêu của tôi có rõ ràng không?
  2. Tôi đã đạt được mục tiêu chưa?
  3. Bài học của tôi có phù hợp không?
  4. Tôi có nói lan man hoặc chưa giải thích cặn kẽ một chủ đề nào không?
  5. Giọng nói của tôi có rõ ràng không?
  6. Tôi nói có theo trình tự không?
  7. Liệu chữ viết trên bảng của tôi có đọc được không?
  8. Tôi thuyết trình có mạch lạc không?
  9. Tôi có di chuyển quanh lớp học không?
  10. Tôi đã sử dụng nhiều tài liệu giảng dạy chưa?
  11. Tôi có thể hiện sự nhiệt tình không?
  12. Tôi có tương tác tốt với học sinh không?
  13. Tôi có giải thích bài học một cách hiệu quả không?
  14. Tôi có định hướng rõ ràng không?
  15. Tôi đã cho thấy sự tự tin và hiểu biết về chủ đề chưa?

Janelle Cox

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

II. Các mẫu phiếu nhận xét, đánh giá thực tập

Thông thường, các mẫu phiếu nhận xét, đánh giá sẽ do cơ quan gửi sinh viên thực tập đến đơn vị khác lập theo quy chuẩn của riêng mình. Những người phụ trách thủ tục hành chính có thể tham khảo các mẫu dưới đây để sử dụng khi có nhu cầu.

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4


Giấy nhận xét, đánh giá thực tập là một trong những văn bản biểu mẫu giúp hoàn thiện hồ sơ xét tốt nghiệp của sinh viên. Mọi đánh giá quá trình làm thực tập sinh đều do đơn vị thực tập thực hiện và xác nhận. Do đó, biểu mẫu cần có dấu xác nhận của cơ quan trước khi nộp về cho nhà trường.

Người viết mẫu nhận xét, đánh giá cần điền đầy đủ nội dung thông tin về họ tên sinh viên thực tập, người hướng dẫn, số điện thoại liên hệ, thời gian thực tập, nội dung đánh giá,... chi tiết, tránh tẩy xóa để đảm bảo bản nhận xét được khách quan.

Đi kèm với bản nhận xét, đánh giá thực tập, sinh viên cũng cần nộp giấy giới thiệu cho cơ quan thực tập. Vậy giới thiệu được lập nhằm mục đích gì? Tham khảo các mẫu giấy giới thiệu dưới đây để biết biểu mẫu này được soạn thảo như thế nào nhé.

Thực tập là cơ hội để chúng ta phát triển bản thân

Thực tập sinh [Internship] là gì? Làm thế nào để tham gia chương trình thực tập sinh chất lượng? Đây là câu hỏi mà không ít người đặt ra.

Thực tập là 1 phần không thể thiếu đối với sinh viên khi học đại học. Không chỉ liên quan tới kết quả đánh giá cuối kỳ, thực tập còn là quá trình phát triển, rèn luyện bản thân, học hỏi kiến thức vô cùng thiết thực.

Vậy thực tập sinh [Internship] là gì? Để trở thành thực tập sinh, cần đáp ứng các tiêu chí ra sao?

Thực tập sinh [Internship] là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, thực tập sinh là người tham gia các chương trình thực tập tại công ty, doanh nghiệp, tổ chức nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề. Người tham gia không phải là nhân viên chính thức, nhưng cũng có cơ hội được tiếp xúc với môi trường công việc chuyên nghiệp như nhân viên chính thức. Bên cạnh đó, 1 số chương trình thực tập còn có phụ cấp kèm theo. Đó là lí do tại sao, các chương trình thực tập sinh rất cạnh tranh, yêu cầu những người thực sự có năng lực.


Thực tập là cơ hội để chúng ta phát triển bản thân

Một số thực tập sinh sẽ được yêu cầu viết báo cáo sau kỳ thực tập. Một số khác sẽ phải thực hiện những dự án dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Tuỳ theo từng chương trình thực tập mà những yêu cầu sẽ khác biệt nhất định.

Để trở thành thực tập sinh [Internship], cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Đa phần các bạn sinh viên mới ra trường đều thiếu rất nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc, điều đó có thể là lý do vì sao nhà tuyển dụng không chọn bạn.

Chính vì thế thời gian thực tập ở một công ty nào đó cũng chính là một phần hành trang để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trước khi trở thành một trong số những thành viên xuất sắc trong mỗi Cty.

Vậy những kỹ năng, tiêu chí nào cần thiết cho một thực tập sinh???

Chuẩn bị CV ấn tượng

Trước tiên, để nộp đơn tham gia các chương trình thực tập, hãy chuẩn bị CV ấn tượng nhất có thể. Không nhất thiết phải kể ra tất cả những thành tích trong học tập, hoạt động mà bạn đã dành được. Dựa vào tiêu chí, điều kiện chương trình thực tập đưa ra, bạn có thể linh hoạt chuẩn bị nội dung CV sao cho phù hợp nhất.

Kiến thức nền tảng

Là 1 thực tập sinh, bạn cần phải chuẩn bị kiến thức nền tảng vững chắc. Tuỳ theo ngành mà bạn ứng tuyển là gì, cần phải trang bị những kiến thức cơ bản liên quan. Như vậy, mới có thể xử lý công việc cũng như tiếp thu những hướng dẫn từ phía đơn vị thực tập.

Các chương trình tuyển dụng thực tập sinh tài năng đang ngày càng trở nên phổ biến

Kỹ năng một thực tập sinh cần có:

Nếu như ở trường Đại học, bạn chỉ đơn thuần tiếp thu kiến thức, thì khi thực tập, bạn phải chuẩn bị kỹ năng cũng như rèn luyện nhiều hơn. Kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, giải quyết vấn đề, chịu đựng áp lực,… hay đơn giản chỉ là những kỹ năng liên quan tới Word, Excel,… đều hết sức cần thiết. Bạn nên thể hiện những kỹ năng nói trên thông qua CV lẫn phỏng vấn.

Trong bối cảnh hiện nay, các bạn trẻ nên hiểu rõ hơn về thực tập sinh [Internship] là gì cũng như những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra đối với các chương trình thực tập sinh.

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, số lượng chương trình Internship vô cùng đa dạng, kèm với đó là yêu cầu khác biệt tương ứng. Chính vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ và nắm bắt cơ hội để trở thành thực tập sinh tiềm năng nhé.

Xem thêm:

Cử nhân là gì? kỹ sư là gì? sự khác biệt giữa cử nhân và kỹ sư

Nghiên cứu sinh là gì?

Senior là gì? Junior là gì?

Bạn đang đọc bài viết Thực tập sinh [Internship] là gì? tiêu chí để làm thực tập sinh tốt tại chuyên mục Khái niệm hay, trên website Ngoaingucongdong.com

Video liên quan

Chủ Đề