Tiểu luận định hướng nghề nghiệp công nghệ thông tin

8
467 KB
8
688

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SỞ GDĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT VINH XUÂN ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Suy nghĩ của em về nghề nghiệp trong tương lai.” Học sinh: Hoàng Lê Phương Dung Lớp: 12A1 Trường THPT Vinh Xuân Vinh Xuân, ngày 09 tháng 11 năm 2015 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân A: Mở đầu Là học sinh cuối cấp sắp bước vào kì thi quan trong nhất trong suốt 12 năm học hành, ôn luyện – kì thi THPT Quốc Gia, không chỉ bản thân em mà còn có rất nhiều bạn học sinh và những bậc phụ huynh đang băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nhất là hiện nay, tình trạng học sinh ra trường không tìm được việc làm hay làm việc trái nghề, không phù học với trình độ được đào tạo đang là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với bản thân, gia đình, nhà trường mà là toàn xã hội. Hiện nay, tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" đã trở nên khá phổ biến. Tại sao lại như vậy? Bởi vì những bạn học sinh sau khi tốt nghiệp cấp III phần lớn đều lao vào các trường Đại học. Ai cũng muốn thử một lần thi cho biết thế nào là "mùi thi Đại học". Vâng, mới nghe thì các bạn có thể cho là buồn cười, song đó là sự thật. Trong khi những cử nhân đại học xuất sắc phải cất đi tấm bằng quý giá để làm nghề trái chuyên môn thì những vị “Nhất thế hệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ” với năng lược bình thường hay thậm chí không đủ chuyên môn lại được “Con vua thì lại làm vua, con sãi thì quét lá đa sân chùa.”. Thế nên, việc chọn nghề rất quan trọng, làm sao để chọn được một nghề không những phù hợp với nguyện vọng và năng lực mà còn đáp ứng nhu cầu của xã hội là một chuyện không hề đơn giản. Nhận thấy tình trạng đó nên em đã quyết định viết bài tiểu luận này với mong muốn có thể giúp đỡ phần nào cho các bạn đọc, đồng thời chia sẻ một chút về quyết định nghề nghiệp trong tương lai của mình. B: Nội dung I. Thực trạng và nguyên nhân 1] Thị trường việc làm ở nước ta hiện nay Đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, và đặc biệt là Nhật Bản. Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã hội, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2014 ở khoảng 1,84%, nằm trong top những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang có tình trạng việc làm ổn định cho người dân. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới [ World Bank], thì nước ta đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có Hoàng Lê Phương Dung 12A1 1 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân việc làm vẫn còn ở mức báo động. Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000 người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại học chiếm gần 17%. Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng số vốn đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD đã tạo ra không ít việc làm cho người lao động. 2] Tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh Mặc dù nhận thấy rõ thực trạng trên, nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh đều khăng khăng một tư tưởng "Sau 12 năm học tập, rèn luyện vất vả trên ghế nhà trường, con đường tiếp theo sẽ là cổng trường Đại học!". Vâng, "Cổng Trường Đại Học" đó vừa là ước mơ, vừa là cái đích của biết bao học sinh chúng ta. Vào được Đại học nghĩa là 12 năm đèn sách không hề bị uổng phí. Vào được Đại học cũng có nghĩa là bạn đã đền đáp được phần nào công lao vào sự vất vả của cha mẹ, thầy cô.... Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật [Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật]. Bởi trình độ nhận thức và phân tích hạn chế nên nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên. Một điều đáng nói nữa ở đây, đó là một số phụ huynh coi việc con cái mình thi đỗ các trường Đại học nổi tiếng là danh dự của cả gia đình. Có trường hợp còn bắt buộc con mình phải thi trường nọ, trường kia mà không hề nhìn vào thực lực học tập của con cái. Họ ngày đêm học tập, dùi mài kinh sử. Kẻ trượt thì không nói làm gì, nhưng những người đỗ thì cũng thật đau xót không kém khi mà suốt bao năm miệt mài đèn sách, để rồi cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu trong tay, nhưng vẫn thất nghiệp, không xin được việc làm. Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những công việc không đúng ngành nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có. II. Giải pháp 1] Giải pháp khách quan về thị trường việc làm [đối với nhà nước] Hoàng Lê Phương Dung 12A1 2 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân + Đẩy mạnh các chính sách giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. + Hỗ trợ học phí cho các học viên về các ngành nghề mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần nhưng ít người được học như cơ khí. + Phát triển mạng lưới thông tin thị trường, giới thiệu các cơ sở tuyển dụng việc làm như trang Vieclambank.com đến đông đảo người lao động, giúp họ dễ dàng tìm được việc thích hợp. + Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có. + Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. + Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất. + Xóa bỏ tình trạng tham nhũng, quan liêu, nhận hối lộ hay “con ông cháu cha” trong việc tuyển dụng. Như vậy, với những hướng giải quyết đơn giản như trên nhưng có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp trên thế giới. 2] Giải pháp chủ quan về tâm lý và định hướng [đối với cá nhân] Theo em, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ: Bạn A thông minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, không có điều kiện để nuôi bạn ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốn kém cho gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có thể học tiếp lên Đại học. Bạn B Hoàng Lê Phương Dung 12A1 3 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng không đủ tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con đường vừa làm vừa học [Đại học tại chức]. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn. Hoặc là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người này đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải biết dựa vào khả năng của mình để chọn, chứ không chỉ dựa vào ý thích. Có thể bạn rất thích ca hát, nhưng bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi không bao giờ được giải, thì bạn chỉ nên coi ca hát là niềm đam mê bên cạnh công việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát là nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều tấm gương bỏ học đại học mà vẫn thành công như Bill Gates,…, nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn ở “trường đời”, họ học thông qua trải nghiệm, qua cố gắng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi người khác, cũng đừng quá mù quáng mà lao theo những thứ viển vông. Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình. III. Định hướng nghề trong tương lai của bản thân em Với thành tích học tâm của mình, em tự nhận thấy mình học tốt nhất ở các môn: Toán, Ngữ Văn và Anh Văn nên em quyết định sẽ đầu tư nhiều hơn cho ba môn đó với dự định sẽ thi khối D vào trường Đại học Ngoại Ngữ Huế. Tại đây, em sẽ cố gắng trau dồi hơn khả năng ngoại ngữ cũng như kĩ năng giao tiếp của mình. Vì sở thích du lịch cùng ước muốn quảng vá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế nên em quyết định sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Hiện nay, mức sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu về đời sống tinh thần là không thể thiếu. Với sự hòa nhập của Việt Nam vào các tổ chức thế thới và quan hệ hữu nghị của nước ta cùng các nước bạn đang ngày càng phát triển, nhất là sự kiện cuối năm 2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Hoàng Lê Phương Dung 12A1 4 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân ASEAN đã đang và sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch. Mỗi năm lượt khách du lịch đến với Việt Nam ngày càng tăng nên em nghĩ việc chọn nghề hướng dẫn viên du lịch sẽ thỏa mãn được sở thích của bản thân em đồng thời cũng phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Để thực hiện ước mơ của mình, điều trước mắt là em phải học thật tốt để có thể đậu được vào trường ĐH Ngoại Ngữ. Sau khi vào được ĐH, em sẽ vừa học vừa trau dồi thêm kiến thức Lịch Sử, Địa Lý cùng các danh lam thắng cảnh của Huế nới riêng và nước ta nói chung, đồng thời em cũng sẽ học thêm các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, hùng biện,... Cách tốt nhất là em sẽ xin đi làm thêm ở một số địa điểm du lịch để qua đó ngoài nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cũng như khả năng ngoại ngữ thì em còn có thể phụ giúp bố mẹ, tự lo học phí và sinh hoạt của bản thân. C: Lời kết Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là mục đích. Chúng ta hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, việc chọn nghề để làm việc và kiếm sống phải dựa trên năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội. Hoàng Lê Phương Dung 12A1 5 Tiểu luận môn Giáo dục công dân trường THPT Vinh Xuân Tài liệu tham khảo //www.van.edu.vn/trinh-bay-y-kien-cua-anh-chi-ve-quanniem-chon-nghe-nghiep-trong-tuong-lai.html //tailieuvan.net/trinh-bay-y-kien-cua-anh-chi-ve-quanniem-chon-nghe-nghiep-trong-tuong-lai/ //vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/ View_Detail.aspx?ItemID=178 //tbsvn.com.vn/bai-viet-chia-se/thuc-trang-viec-lam-chonguoi-lao-dong-hien-nay-va-giai-phap-khac-phuc/ Hoàng Lê Phương Dung 12A1 6

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề