Tim phổi nằm ở đâu

Từ lúc sinh ra đến lúc trút hơi thở cuối cùng, phổi luôn làm việc cật lực để cung cấp đủ oxy cho tế bào trong cơ thể con người. Ấy thế nhưng, đại đa số nhiều người lại không hề biết phổi nằm ở đâu và có cấu tạo như thế nào?

Phổi có tính chất đàn hồi, mềm và xốp; ở người bình thường gồm có 2 lá phổi và được cấu tạo bởi các thùy. Phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Dung tích của mỗi phổi khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

Cấu tạo của phổi

Phổi có dạng một nửa hình nón được treo trong khoang màng phổi bởi dây chằng phổi và cuống phổi. Phổi có ba mặt, một đỉnh, hai bờ. Mặt ngoài phổi lồi, áp vào thành ngực còn mặt trong giới hạn hai bên của trung thất, mặt dưới gọi là đáy phổi được áp vào cơ hoành.

Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng của ổ bụng, đặc biệt là với gan.

Ðỉnh phổi

Nhô lên khỏi xương sườn I. Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I, còn phía trước thì ở trên phần trong xương đòn khoảng 3cm.

Mặt sườn

Ðặc điểm chung của hai phổi: áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn. Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi. Mặt các thuỳ phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thuỳ. Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu thuỳ phổi – đơn vị cơ sở của phổi.

Ðặc điểm riêng của từng phổi: phổi phải có thêm khe ngang, đi từ khe chếch, ngang mức khoảng gian sườn 4 chạy ngang ra trước, nên phổi phải có ba thuỳ là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ là thùy trên và thùy dưới. Ở phía trước dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra gọi là lưỡi của phổi trái, tương ứng với thuỳ giữa của phổi phải.

Hình thể bên ngoài của phổi

Mặt trong của phổi được cấu tạo bởi các thành phần đi qua rốn phổi, phân chia nhỏ dần trong phổi. Bao gồm cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch phế quản, động mạch và tĩnh mạch phổi, các sợi thần kinh, các mô liên kết và bạch mạch.

Phế quản chính chui vào rốn phổi và chia thành các phế quản thuỳ. Mỗi phế quản thuỳ dẫn khí cho một thuỳ phổi và lại chia thành các phế quản phân thuỳ, dẫn khí cho một phân thuỳ phổi. Phế quản phân thuỳ chia ra các phế quản hạ phân thuỳ và lại chia nhiều lần nữa cho tới phế quản tiểu thuỳ, dẫn khí cho một tiểu thuỳ phổi.

Sự phân chia của cây phế quản

Là thành phần dinh dưỡng của phổi.

  • Ðộng mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ. Thường có một động mạch bên phải và hai ở bên trái.
  • Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch phổi.

Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thuỳ; rồi tiếp tục thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian phân thuỳ hoặc tĩnh mạch trong phân thuỳ; các tĩnh mạch thuỳ; và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ trái. Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van.

  • Thân động mạch phổi: Bắt đầu đi từ lỗ động mạch phổi của tâm thất phải, lên trên, sang trái và ra sau. Khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.
  • Ðộng mạch phổi phải: đi ngang sang phải, chui vào rốn phổi phải ở trước phế quản chính; rồi ra phía ngoài và cuối cùng ở sau phế quản.
  • Ðộng mạch phổi trái: ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch lên trên sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái; chui vào rốn phổi ở phía trên phế quản thuỳ trên trái.
Liên quan của động mạch phổi và cây phế quản

Gồm nhiều mạch bạch huyết chạy trong nhu mô phổi, đổ vào các hạch bạch huyết phổi; cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và dưới ở chổ chia đôi của khí quản.

Thần kinh đến phổi gồm:

  • Hệ thần kinh giao cảm xuất phát từ đám rối phổi.
  • Hệ phó giao cảm các nhánh của dây thần kinh lang thang.

Màng phổi là một thanh mạc gồm hai lá: Màng phổi tạng và màng phổi thành. Giữa hai lá là hai ổ màng phổi, hai bên phải và trái riêng biệt nhau.

Bao phủ toàn bộ bề mặt và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian thuỳ. Ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành.

Lót mặt trong lồng ngực và tạo nên túi màng phổi, bao gồm:

  • Màng phổi trung thất: là giới hạn bên của trung thất, áp sát phần trung thất của màng phổi tạng.
  • Màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực; ngăn cách với thành ngực bởi lớp mô liên kết mỏng gọi là mạc nội ngực.
  • Cuối cùng là màng phổi hoành: phủ lên mặt trên cơ hoành. Phần mạc nội ngực ở đây được gọi là mạc hoành màng phổi.

Ðỉnh màng phổi là phần màng phổi thành tương ứng với đỉnh phổi.

Ngách màng phổi: được tạo bởi hai phần của màng phổi thành. Có hai ngách màng phổi chính:

Ngách sườn hoành: do màng phổi sườn gặp màng phổi hoành.

Ngách sườn trung thất: do màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất.

Hình ảnh màng phổi

Ở màng phổi có đặc tính:

  • Là một khoang ảo nằm giữa màng phổi thành và màng phổi tạng.
  • Mỗi phổi có một ổ màng phổi kín, riêng biệt, không thông nhau.

Phổi có chức năng sinh lý là thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Quá trình trao đổi khí được thực hiện trên toàn bộ mặt trong của các phế quản. Để có thể vận chuyển được các vật thể lạ ra bên ngoài thì các phế nang có niêm mạc bao phủ phải luôn rung chuyển.

Theo đó là các tế bào phổi có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nội mô. Những tế bào phổi sẽ tạo nên một hàng rào có công dụng ngăn chặn nước và các phân tử đi qua nhiều vào mô kẽ. Đồng thời, tham gia vào những quá trình vận chuyển và tổng hợp nhiều chất quan trọng.

Trong cơ thể, phổi có chức năng chính làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxy từ môi trường bên ngoài vào nuôi các tế bào trong cơ thể và đẩy khí cabonic độc hại ra ngoài.

Phổi nằm ở đâu?

Trong mỗi người, phổi gồm có hai buồng phổi. Vị trí giải phẫu của phổi nằm bên trong lồng ngực được bao bọc bởi các xương sườn xung quanh. Phía dưới phổi có cơ hoành ngăn giữa phổi với các cơ quan khác trong ổ bụng như dạ dày, gan và lá lách.

Giữa hai buồng phổi là khí quản. Khí quản phân chia ra làm nhánh phế quản chính; quả tim nằm giữa hai phổi là trung thất, hơi trệch về bên trái.

Với chức năng chính là trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài nên phổi dễ bị vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng xâm nhập gây ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Các bệnh lý thường gặp là bệnh phổi, viêm phổi, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

Vì vậy, để phổi luôn được khỏe mạnh mỗi người chúng ta nên chú ý việc tránh các tác nhân gây bệnh. Ví dụ như tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, mùi hóa chất,… Đặc biệt, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng đầy đủ; luyện tập thể dục hàng ngày sẽ giúp phổi hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh hoặc tăng nặng bệnh.

Qua những thông tin được cung cấp ở trên, hi vọng bạn đọc đã nắm rõ được vị trí phổi nằm ở đâu trong cơ thể con người. Cũng như hình thể và chức năng sinh lý của phổi. Mong rằng những thông tin này cũng giúp bạn đọc biết tầm quan trọng của phổi đối với cơ thể người; và có ý thức bảo vệ sức khỏe phổi tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tham khảo ngay những bài thuốc chữa viêm phổi, viêm phế quản hiệu quả để có thể phòng ngừa và điều trị.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa [Giảng viên ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh] thì việc điều trị viêm phổi cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng kháng sinh

Dùng nhóm thuốc trị viêm phổi: Penicillin, macrolid cephalosporin, nhóm quinolone [levofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin] từ 7-10 ngày giúp hạ nhiệt, giảm ho, giảm đau nhức.

Bước 2: Uống nhiều nước

Các triệu chứng sốt, ớn lạnh hay đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu mất nước do đó người mắc bệnh viêm phổi cần uống đủ nước. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện.

Bước 3: Kiểm soát cơn sốt

Trường hợp sốt cao, người bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc: Acetaminophen, aspirin hoặc Ibuprofen[ Motrin IB, advil,…].

Bước 4: Sử dụng bài thuốc Đông y chữa viêm phổi

Các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, trị tận gốc nguyên nhân viêm phổi từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng tránh tái phát. Theo đó lộ trình này, bệnh nhân nên lựa chọn bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường – sản phẩm giúp trị viêm phổi một cách khoa học.

Cao Bổ Phế chữa dứt điểm các bệnh về phổi

Cao Bổ Phế được điều chế từ 8 vị thuốc được ví “bát dược bổ phế” cực quý hiếm cát cánh, trần bì, la bạc tử, kim ngân hoa, tang bạch bì, bách bộ, cải trời kinh giới. Trong đó vị thuốc chủ dược chính là trần bì [vỏ quýt khô] thảo dược kinh điển có tác dụng tạo trệ tiêu đàm, bổ khí huyết, phế khí, trừ hàn nhiệt.

Để trần bì phát huy công dụng tốt nhất lương y tại Tâm Minh Đường phải chọn quýt đủ độ chín, bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc vàng. Khi bóc vỏ ra phải rửa đúng thời gian sau đó cạo sạch lớp vỏ trắng bên trong rồi thái nhỏ, phơi nắng. Như vậy khi kết hợp với 7 vị thảo dược còn lại sẽ tạo nên bài thuốc có tác dụng tối đa khi điều trị viêm phổi.

Nhờ sự cẩn trọng, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho tới khâu điều chế nên chỉ sau 2 – 3 liệu trình sử dụng Cao Bổ Phế trị viêm phổi bệnh nhân sẽ nhận được hiệu quả tích cực:

  • Cao giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc đồng thời giảm thiểu triệu chứng viêm nhiễm, ho, khó thở, đau ngực do bệnh viêm phổi gây nên.
  • Tăng cường kháng thể IFN -y- trọng yếu ngăn ngừa virus, vi khuẩn nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi.
  • Chức năng Tạng – Tỳ – Phế được phục hồi, bệnh viêm phổi nhanh chóng cải thiện và duy trì sức khỏe tốt khi ngưng sử dụng cao.

ĐỊA CHỈ MUA THUỐC:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Nguồn tham khảo: Giải phẫu phổi của ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Video liên quan

Chủ Đề