Tinh dầu cà cuống bán ở đâu singapore

bởi Hồng Nhung Nguyễn

Tue, 12 May 2015 18:00:00 GMT

Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn như: bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá...đặc biệt hơn, nếu thiếu gia vị cà cuống thì không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác.

Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn như: bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá...đặc biệt hơn, nếu thiếu gia vị cà cuống thì không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác.

Cà cuống hay còn được gọi là đà cuống và long sắt. Là một loại côn trùng thuộc họ sống dưới nước, cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8 cm, có con lên đến 10–12 cm.

Cà cuống được dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn ngon, bọng tinh dầu ở gáy cà cuống, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả. Là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống.

Ở Hà Nội trước đây, những nơi có không gian rộng lớn và nhiều ánh đèn như cầu Chương Dương, nhà thờ Hà Nội, quảng trường Ba Đình… là địa điểm “tụ tập” lý tưởng của cà cuống. Cũng là một loài côn trùng có cánh, “yêu thích” ánh sáng như thiêu thân nhưng cà cuống lại mang trong mình những giọt tinh dầu quý giá làm dậy mùi, nổi vị cho bát nước mắm.

Cà cuống là loại côn trùng có ở nhiều nước chứ không riêng gì nước ta. Ở những nước có nền nông nghiệp lúa nước đều có loại côn trùng này. Người Hoa nổi tiếng với món cà cuống xào dầu mè béo ngậy, hay cà cuống luộc chấm muối. Người Thái thì có món cà cuống chiên giòn tan. Nhưng chỉ có ở Hà Nội người ta mới sử dụng phần tinh túy nhất của loài côn trùng này để làm gia vị sống tạo nên những món ăn để đời, tiêu biểu cho cả một nền văn hóa ẩm thực tinh tế được bàn bè xa gần biết đến.

Từ món ăn bình dị như rau muống luộc trong bữa cơm đạm bạc đến các món cầu kì có tại nhà hàng như chả cá Lã Vọng thì chỉ một giọt tinh dầu lấy từ những con cà cuống nhỏ bé cũng đủ để làm người thưởng thức “say” bởi hương vị quyến rũ không gì thay thế được.

Hương vị cà cuống đặc trưng và quyến rũ lắm. Nếu ai đã trót nếm thử một lần thì không thể nào quên được. Khi những cơn mưa cuối hạ bất chợt kéo đến, người ta lại nhớ nao lòng, nhớ đến thấp thỏm đứng ngồi không yên cái hương vị đó. Người ta kể rằng những giọt tinh dầu này là loại “nước hoa” độc đáo mà những con cà cuống đực tiết ra để quyến rũ những con cà cuống cái. Chắc có lẽ vì thế mà nó mang hương thơm nồng nàn, say đắm đến vậy.

Nếu có dịp ra Hà Nội, thì dừng chân lại và thưởng thức hương vị cà cuống và các món ăn làm từ cà cuống. Để biết rằng, ở đâu đó vẫn tồn tại một món ăn khiến xao xuyến lòng người.

Có thể bạn quan tâm:

Cooky.vn

Xem nội dung đầy đủ






- Cà cuống là một giống loài côn trùng hết sức đặc biệt vừa sống được dưới nước vừa sống được trên bờ. Tôi sẽ không đi sâu về tên khoa học, dòng họ hay đặc tính của cà cuống.

- Nếu bạn muốn biết rõ hơn về cách nuôi, con giống thì hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại: 0978.979.347 tôi sẽ không ngần ngại chia sẻ tất cả những gì tôi biết về con vật thú vị này.

- Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung chia sẻ giá trị đặc biệt từ con cà cuống. Vậy cà cuống dùng để làm gì ?

1. Cà cuống có thể được chế biến làm thức ăn cho người



- Theo sử sách thì từ 200 năm trước Công nguyên, cà cuống đã được xếp vào loại sơn hào hải vị của người Việt để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi con sâu quế.



Cà cuống dùng làm gia vị đặc biệt cho chén nước mắn chanh ớt



- Ở châu Á, cà cuống thường được dùng toàn cơ thể làm thức ăn, từ Ấn Độ, Thái Lan, Myanma qua Trung Hoa, Singapore, Indonesia. Người Trung Quốc ăn cà cuống theo kiểu luộc thêm một chút muối ở Quảng Châu, hoặc xào trong dầu mè ở Bắc Kinh. Ở Singapore, fwai fa shim im là một món cà cuống được ưa chuộng. Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau.



Món bún thang sẽ trở nên thơm nồng, hấp dẫn hơn với một chút tinh dầu cà cuống



- Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống.




Cảm giác lôi cuốn kì diệu khó tả với món bánh cuốn cà cuống



- Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống.



Bún chả cũng là món ăn gắn liền với chén nước mắm cà cuống



- Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng.

2. Cà cuống còn có tác dụng làm thuốc

- Toàn bộ phần thân, trứng và tinh dầu của con cà cuống đều có thể dùng làm thuốc.






- Thịt và trứng: Phần thân và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc sao chín vàng, tán nhỏ làm dược liệu trong các bài thuốc đông y. Cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.

- Món trứng cà cuống thơm phức, thoáng có mùi quế, mà lại không nồng gắt như quế, không cay sực như hạt tiêu. Bầu trứng cà cuống bé tí tẹo, chỉ chừng như hạt thóc nếp, màu vàng chanh sáng, trong văn vắt. Trứng cà cuống không mềm như các loại trứng tôm, cũng không khô như trứng cá, mà nó chắc chắn, dai dai, thoạt đầu tưởng như miếng kẹo cao su.

- Từ xa xưa, cà cuống đã được coi là một loại thực phẩm quý thuộc hạng “Sơn hào hải vị” và vật cống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Đây là món ăn - vị thuốc bổ dưỡng rất độc đáo được ưa chuộng ở nhiều địa phương.

Tinh dầu cà cuống tự nhiên - Liên hệ: 0978.979.347


- Tinh dầu, được lấy từ con cà cuống đực bằng cách sau: Dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu, đây chính là phần tinh túy nhất trong con cà cuống. Dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng [tránh làm rách túi], rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Mỗi con cà cuống đực chứa khoảng 0.02 ml tinh dầu.

- Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt, chứa chất thơm được xác định là một hexanol acetat và được sử dụng như thịt và trứng.Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục.

Video liên quan

Chủ Đề