Tình huống giao thông nguy hiểm với xe máy

Home/Giáo dục/Em hãy nói về một tình huống giao thông nguy hiểm. Theo em, tại sao lại xảy ra tình huống đó?

Giáo dục

Hanoi1000

Related Articles

Hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam được thiết kế và xây dựng với những đặc điểm riêng, có dải phân cách, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác và được gắn các đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông liên tục…

Thế nhưng, kỹ năng xử lý và ý thức của người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông còn hạn chế. Nếu không có kỹ năng xử lý nhanh và chuẩn xác, thì hậu quả có thể khôn lường.

Dưới đây là Những tình huống giao thông nguy hiểm trên đường cao tốc, các tài xế cần biết để chủ động phòng tránh và xử lý kịp thời.

Xe nhập/chuyển làn thiếu ý thức

Đây là kỹ năng mà nhiều tài xế còn thiếu mà vẫn chưa được quy định cụ thể trong luật. Nguyên nhân chủ yếu là do tài xế nhập làn quá sớm/quá muộn. Sự chênh lệch về vận tốc sẽ khiến cho việc phán đoán tình huống, giữ khoảng cách không còn chính xác.

Đối với những tài mới chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy tập thói quen đạt tốc độ tối thiểu dành cho cao tốc trước khi nhập làn [khoảng 60 km/h] để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra tai nạn, kể cả khi phía sau không có xe. Giảm tốc độ, cảnh giác cao độ ở những tuyến đường gom, đề phòng các xe khác nhập làn bất ngờ.

Bài viết cùng chủ đề: Cách nhập làn ô tô an toàn khi vào đường cao tốc

Xe đi ngược chiều

Đặc điểm các tuyến đường cao tốc là các phương tiện di chuyển ở tốc độ cao, nhưng ở Việt Nam không hiếm gặp trường hợp các xe di chuyển ngược chiều cao tốc. Hành vi này có nguy cơ xảy ra tai nạn cao và mức phạt cũng không hề nhẹ.

Do vậy, các bác tài không đi quá sát hay ở lâu sát với dải phân cách phía trong, bởi đây là làn đường các xe đi ngược chiều thường xuyên di chuyển.

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Chuyển làn không bật đèn, hoặc chuyển làn ngay khi bật đèn

Việc chuyển làn liên tục trong khoảng thời gian ngắn cực kỳ nguy hiểm khi đi trên cao tốc. Chuyển làn ngay khi bật hoặc không bật đèn sẽ khiến các tài xế ở phía sau không có đủ thời gian để phản ứng kịp. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, khi muốn chuyển làn tài xế cần phải tuân thủ luật giao thông. Chuyển làn ở những nơi vạch kẻ đường quy định.

Trước khi chuyển làn cần phải bật xi-nhan, quan sát các xe di chuyển trước và sau, giữ tốc độ hợp lý, tránh đi vào điểm mù của xe trước và tạo điều kiện rộng nhất để quan sát xe phía sau. Khi cảm thấy an toàn, chuyển làn dứt khoát và tránh việc đánh lái gấp.

Khi muốn dời đường cao tốc, thời gian an toàn trước khi rẽ từ 3-5 phút, cự ly an toàn trước điểm rẽ khoảng 1km. Khi có ý định chuyển làn rẽ phải ở làn bên phải nhất, không nên rẽ ở làn giữa, nếu cảm thấy không an toàn tiếp tục di chuyển và chờ làn rẽ tiếp theo.

Chuyển nhiều làn một lúc

Hành vi chuyển nhiều làn đường một lúc không vi phạm luật nhưng đây cũng là hành vi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Thay vì chuyển nhiều làn, tài xế nên chuyển làn tuần tự từng làn đường để các phương tiện phía sau hiểu được ý định và tránh được sự lúng túng trong việc xử lý.

Dừng xe/chiếm dụng làn khẩn cấp

Khi cần dừng xe khẩn cấp trên cao tốc thì các tài xế cần phải đặt biển báo để báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết. Khoảng cách tối thiểu vào ban ngày là 100m, khoảng cách tối thiểu vào ban đêm là 200m.

Nhiều tài xế khi thấy ùn tắc nên di chuyển sang làn khẩn cấp mà không biết ý nghĩa của làn đường này. Theo tin tức pháp luật ô tô, làn đường khẩn cấp chỉ được sử dụng trong các trường hợp như xe bị hư hỏng, bị trục trặc, cần chờ sự giúp đỡ của y tế. Làn khẩn cấp thường được phân biệt với các làn đường khác là có đường một vạch màu trắng sơn liền.

Đi quá gần các xe bên cạnh

Mặc dù việc đi cạnh xe khác không vi phạm pháp luật song việc di chuyển quá gần với xe bên cạnh lại vô tình khiến cho các xe phía sau gặp phải khó khăn khi muốn vượt lên để lách qua. Điều này vô tình đẩy tài xế vào tình huống nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tài xế còn có nguy cơ rơi vào khu vực điểm mù của các xe cỡ lớn, do vậy điều quan trọng là các bác tài không nên ở di chuyển cạnh xe cỡ lớn trong thời gian quá lâu và giữ khoảng cách an toàn.

Đi quá lối rẽ

Khi đi quá lối rẽ trên cao tốc, nhiều tài xế thường phải đi tiếp từ một đến vài chục cây số mới có điểm rẽ tiếp theo. Chính điều này khiến nhiều tài xế ái ngại, vì vậy họ thường bất chấp quy định để thực hiện hành vi đi ngược chiều.

Chưa kể đến việc nhiều tài xế còn thực hiện hành vi đi lùi hay dừng đột ngột, điều này gây nguy hiểm cho các xe bên cạnh và xe đi phía sau. Do vậy, các tài xế cần phải tập quan sát các biển báo, dùng bản đồ GPS để nắm được các tuyến đường, lối rẽ.

Xem thêm:

Không giữ khoảng cách an toàn

Có thể các tài xế chưa biết, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:

  • Vận tốc dưới 60 km/h: người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;

  • Vận tốc 60 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m;

  • Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;

  • Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;

  • Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.

Không giữ khoảng cách an toàn là hành vi vi phạm pháp luật. Đối chiếu với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối người điều khiển ô tô, mức phạt cho hành vi này từ 3-5 triệu đồng trên đường cao tốc, nếu để xảy ra tai nạn mức phạt sẽ từ 10-12 triệu đồng.

Kết luận

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện cần phải tuân thủ các loại biển báo, vạch kẻ đường và các quy định của Luật giao thông đường bộ để bảo đảm an toàn cho mình và người xung quanh.

[Nguồn ảnh: Internet]

Sam

Hình ảnh người lái xe vừa tham gia giao thông, vừa nhắn tin, nghe điện, thậm chí còn quay camera, chụp ảnh, chơi game, livestream… diễn ra rất phổ biến, nhất là người điều khiển xe ô tô. Đây là một thói quen tuỳ tiện hết sức nguy hiểm, được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông trong thời gian qua.

Việc sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ làm người lái xe mất tập trung, tay lái không vững, khó giữ được khoảng cách an toàn với các phương tiện đi phía trước hoặc khi xảy ra tình huống đột xuất sẽ không thể phản ứng nhanh như bình thường dẫn đến nguy cơ xảy ra va chạm và tai nạn giao thông cao. Đặc biệt, khi xe lưu thông trên đường quốc lộ, cao tốc, việc xử lý tình huống không kịp thời khi đang chạy với tốc độ cao sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có khoảng 80% các vụ tai nạn giao thông xảy ra do lái xe bị mất tập trung [khoảng 3 giây] và do bấm điện thoại di dộng [khoảng 5 giây].

Lái xe ô tô sử dụng ĐTDĐ trên tuyến đường Cầu Đất.

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt như sau:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng [điểm a, khoản 4 Điều 5];

“Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng [điểm h, khoản 4, Điều 6];

“Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng [điểm h, khoản 1, Điều 8].

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, khi cần thiết phải sử dụng điện thoại di động hãy dừng xe tại vị trí an toàn, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc do chính sự chủ quan và bất cẩn của bản thân.

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt

Cùng Đồng hành

Video liên quan

Chủ Đề