Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất của tội phạm

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự.

Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.


Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung làm rõ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính xã hội của tội phạm.


Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm.


Việc nghiên cứu tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính xã hội của tội phạm có thể được thực hiện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ triết học:


Với tư cách là một hiện tượng xã hội, tội phạm cũng có thể được phân thành hai chất: chất tự nhiên và chất xã hội. Theo đó:
Chất tự nhiên của tội phạm [đặc tính tự nhiên] đó là những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan của mình - đó chính là các yếu tố thực tế của hành vi.Chất xã hội [đặc tính xã hội] của tội phạm đó chính là tính nguy hiểm cho tội phạm của tội phạm. Hay nói cách khác là đánh giá của xã hội đối với hành vi thực tế được thực hiện.Phân tích tội phạm thành hai đặc tính tự nhiên và xã hội là cơ sở phương pháp luận để lý giải nhiều vấn đề quan trọng của tội phạm.


Với tư cách là một chất tự nhiên - tội phạm bao gồm những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan, chúng chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học… và không phụ thuộc vào các hình thái kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở để cho phép chúng ta phân biệt tội phạm này với tội phạm khác trong luật hình sự.


Với tư cách là một chất xã hội [tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm]: tội phạm chỉ có thể nhận biết bằng tư duy và chúng chịu sự tác động của các quy luật xã hội, đặc biệt là lợi ích, quan điểm của giai cấp thống trị và vì vậy biến đổi qua các hình thái kinh tế - xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội, là thuộc tính chung, giống nhau của mọi tội phạm.
PGS-TS Trần Văn Độ cũng đã viết: “Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bao gồm những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi và đặc tính xã hội của những dấu hiệu đó. Nếu chúng ta nhận biết được những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi bằng các giác quan thì đặc tính xã hội của chúng chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các dấu hiệu thực tế khách quan mà thiếu sự đánh giá các đặc tính xã hội của nó thì không thể khẳng định đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không”.

Với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do vậy nó có tính lịch sử - có nghĩa là chúng xuất hiện, biến đổi và mất đi theo những hoàn cảnh và thời điểm nhất định. Điều này cho phép chúng ta lý giải tại sao cùng một hành vi nhưng ở trong nhà nước này, thời điểm này thì nó được coi là tội phạm, còn ở nhà nước khác hoặc thời điểm khác thì nó không bị coi là tội phạm hoặc chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự…; hoặc trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã có sự biến đổi theo thời gian.

Như vậy, dưới góc độ triết học cho phép chúng ta đưa ra kết luận: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.


[i] Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác [tố cáo] và người bị tố giác [tố cáo]; người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

[ii] Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

[iii] Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

[iv] Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự [nêu trên] được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].

Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.

LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn. 


1. Tội phạm là gì?

Tội phạm theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 [gọi tắt là Bộ luật Hình sự] định nghĩa: “là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm cũng bị xem là tội phạm. Khoản 2 Điều 8 Bộ luật này đã quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

>> Xem thêm: Tội phạm và hành vi phạm tội.

2. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội: hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được hiểu là hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không. Một hành vi bị coi là tội phạm bản chất trong hành vi ấy đã chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội.

Để xác định tính nguy hiểm cho xã hội, thường dựa vào các căn cứ sau:

  • Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại;
  • Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội
  • Mức độ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội;
  • Tính chất và mức độ lỗi;
  • Động cơ và mục đích của người phạm tội;
  • Các căn cứ khác như hoàn cảnh xã hội, nhân thân người phạm tội,...

>> Thông tin hữu ích:

Thứ hai, tính có lỗi: lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của chủ thể đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó dưới hình thức vô ý hoặc cố ý. Bản chất của lỗi thể hiện ở việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được nguy hiểm đó nhưng tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của xã hội.

Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Theo đó lỗi cố ý bao gồm:

  • Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý bao gồm:

  • Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  • Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về dấu hiệu và cấu thành tội phạm với 400+ Luật sư hình sự.

Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự:

Một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm nếu “... được quy định trong luật hình sự”.

Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu của tội phạm. Bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó không bị xem là tội phạm.

Thứ tư, tính phải chịu hình phạt:

Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm. 

Tóm lại, một hành vi được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đủ bốn dấu hiệu nêu trên.

Cấu thành tội phạm là gì? Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm?

Cấu thành tội phạm theo đó là tổng hợp những dấu hiệu có tính đặc trưng cho từng loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Tuy nhiên không phải tất cả các dấu hiệu đều được nêu trong một cấu thành tội phạm. Theo đó, các dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm bao gồm:

  • Hành vi trong mặt khách quan của tội phạm
  • Lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm
  • Chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Những dấu hiệu khác là không bắt buộc, có những dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm này nhưng không được nêu trong cấu thành tội phạm khác. 


2. Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm:

  • Thứ nhất, các dấu hiệu đều do luật định: theo quy định tội phạm phải được quy định trong luật hình sự. Do đó, tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều phải được quy định trong luật hình sự. 
  • Thứ hai, các dấu hiệu đều có tính đặc trưng: vì nó phản ánh được tính nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội, cho phép phân biệt tội này với tội khác. Không thể có hai cấu thành tội phạm giống hệt nhau.
  • Thứ ba, các dấu hiệu có tính bắt buộc: tất cả các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc vì đó là điều kiện cần để khẳng định một hành vi nào đó có phải là hành vi phạm tội cụ thể hay không.

Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 400 Luật sư chuyên về Hình sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí. 

|Ngày nay, thuê luật sư riêng cho cá nhân, gia đình đang là một xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây. Quý độc giả có thể tham khảo thêm.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ Luật sư Hình sự

Tạm giam hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự

Câu hỏi hình sự

Video liên quan

Chủ Đề