Tờ 50 đồng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Đồng [tiền Việt Nam Cộng hòa].

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa phát hành không theo bộ, mà rải rác từng mệnh giá. Tiền VNCH bao gồm 4 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 [1954 - 1955]

Giai đoạn 2 [1955 - 1963]

Giai đoạn 3 [1964 - 1966]

Giai đoạn 4 [1966 - 1975]

Thời Quốc Gia Việt Nam 1954 - 1955

Ở giai đoạn 1, Ngân Hàng giới thiệu các mệnh giá tiền Quốc Gia Việt Nam gồm 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng để đổi trước vì tiền Viện Phát Hành lớn nhất là tờ 200 đồng hình ông Bảo Đại. 4 tờ tiền này có kích thước như tiền Pháp, rất lớn và gần như hình vuông. Bộ tiền này cũng được lưu hành sau ngày thành lập Việt Nam Cộng Hòa nên vẫn được tính chung.

1 đồng VNCH 1955, mặt trước là đền Hùng, mặt sau là Sở Thú.

5 đồng VNCH 1955 con phụng

10 đồng VNCH 1955 cá chép

20 đồng VNCH 1955 sông nước Nam Bộ hay còn gọi là 20d bụi chuối

Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa 1955 - 1963

Cũng trong năm 1955, biến cố xảy ra, Bảo Đại bị Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia tại miền Nam lật đổ, yêu cầu thay thế thủ tướng Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng. Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống, thành lập Việt Nam Cộng Hòa trên toàn cõi miền Nam. Bộ tiền giấy VNCH thứ hai được phát hành bao gồm các mệnh giá 1, 2, 5, 100, 200, 500 đồng. Bộ cũ vẫn được tiếp tục xử dụng song song cùng bộ mới.

1 đồng VNCH 1955 đợt 2

2 đồng VNCH 1955 đợt 2

5 đồng VNCH 1955 đợt 2

100 đồng VNCH 1955 máy cày và con hạc

200 đồng VNCH 1955 lính bồng súng

500 đồng VNCH 1955 chùa Thiên Mụ

Đến năm 1956, Ngân Hàng cho phát hành bổ sung mệnh giá 50 đồng “mục đồng xỏ mũi trâu” có hình màu tím, mặt sau là nông dân phơi thóc.

50 đồng VNCH 1956 mục đồng xỏ mũi trâu

Năm 1958, do chính phủ thấy sự bất hợp lý về hình ảnh tờ 200 đồng “lính bồng súng” nên đã phát hành thay thế bằng tờ 200 đồng màu tím kích thước lớn. Mặt trước của tiền là hình ảnh Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, mặt sau là tàu cá neo đậu.

200 đồng VNCH 1958 quốc huy bụi trúc

Đến năm 1962, chính phủ phát hành thêm 3 mệnh giá 10, 20, 500 đồng và dần dần thu hồi bộ tiền cũ. Như vậy bộ tiền sau đã đồng bộ. Riêng tờ 500 đồng 1962 là tờ lớn nhất thuộc dòng hiếm, chỉ có 3 triệu tờ được phát hành gồm 3 block A1, B1, C1. Bóng chìm là tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt trước là dinh Độc Lập trên nền kiến trúc cũ thời Pháp, mặt sau là hình nông dân và trâu đi cày. Tờ này hay gọi là 500 đồng “trâu xanh”.

10 đồng VNCH 1962 lăng ông Lê Văn Duyệt

20 đồng VNCH 1962 xe bò kéo

500 đồng VNCH 1962 trâu xanh - Ngô Đình Diệm

Ngày 1/11/1963, chính biến đảo chính xảy ra, quân đội tấn công vào dinh Gia Long nơi tổng thống đang ở. Sang ngày 2/11 thì phía quân đội phát hiện anh em Diệm - Nhu đang ngụ tại nhà thờ Cha Tam thì đã dẫn dụ hai người ra ngoài và ám sát. Cách mạng 1-11 thành công, kết thúc nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, bắt đầu thời kì quân quản.

Thời quân quản 1963 - 1967

Trong thời kì quân quản, bộ tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa 1964 mới được phát hành, bao gồm các mệnh giá 1, 20, 100, 500 đồng. 

1 đồng VNCH 1964 máy cày

20 đồng VNCH 1964 cá chép

100 đồng VNCH 1964 đập Đồng Cam

500 đồng VNCH 1964 lân đấu, mặt trước là Viện Bảo Tàng Quốc Gia Việt Nam

Không bao lâu sau, các anh hùng dân tộc được đưa lên bộ tiền ngân hàng quốc gia VNCH 1966. Tiền bộ tướng bao gồm ba vị tướng đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam gồm 100 đồng Lê Văn Duyệt, 200 đồng Nguyễn Huệ và 500 đồng Trần Hưng Đạo. Đây là bộ tiền xưa ngân hàng VNCH được rất nhiều người dân ưa thích, bởi sự uy dũng, tôn trọng lịch sử và tiền nhân.

50 đồng VNCH 1966 dây leo

100 đồng VNCH 1966 tướng Lê Văn Duyệt

200 đồng VNCH 1966 tướng Nguyễn Huệ

500 đồng VNCH 1966 tướng Trần Hưng Đạo

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1969 - 1975

Năm 1967, Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được thay đổi, thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa, ông Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng Thống thứ 2. Đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang với trận Mậu Thân 1968, kinh tế miền Nam bị ảnh hưởng, đồng tiền bị mất giá. Với những chuyển biến thay đổi của thời cuộc, bộ tiền VNCH 1969 ra đời. Lần này, bộ tiền mới phát hành tăng dần các mệnh giá, không còn in mệnh giá nhỏ.

Bộ tiền VNCH 1969 hay còn gọi là bộ hoa văn bao gồm 6 mệnh giá với 6 màu khác nhau: 20, 50, 100, 200, 500, 1000 đồng. 

20 đồng VNCH 1969 hoa văn

50 đồng VNCH 1969 hoa văn

100 đồng VNCH 1969 hoa văn

200 đồng VNCH 1969 hoa văn

500 đồng VNCH 1969 hoa văn

1000 đồng VNCH 1969 hoa văn

Sang ngày 25/8/1972, Ngân Hàng phát hành bộ tiền 1972 lưu hành song song cùng bộ hoa văn cũ. Bộ tiền VNCH 1972 hay còn gọi là bộ tiền thú, vì mỗi tờ là một con thú khác nhau. Bộ gồm 5 mệnh giá 50, 100, 200, 500, 1000 đồng.

50 đồng VNCH 1972 con ngựa

100 đồng VNCH 1972 con trâu

200 đồng VNCH 1972 con nai

500 đồng VNCH 1972 con cọp

1000 đồng VNCH 1972 con voi

Đến cuối năm 1974, cuộc chiến ngày càng leo thang, vật giá ngày càng trượt dốc. Chính phủ đã ban hành 2 mẫu tiền giấy mới gồm tờ 5000 đồng hình con beo và 10000 đồng hình con trâu. Đây là 2 tờ lớn nhất và cũng là 2 tờ cuối cùng của chế độ. Ngân khố Quốc Gia đã trữ sẵn một lượng lớn 2 mệnh giá này và đã phát lương cho các công chức sĩ quan tại Biên Hòa vào đầu năm 1975.

5000 đồng VNCH 1975 con beo

10000 đồng VNCH 1975 con trâu

Nhưng tình thế thay đổi, Sài Gòn sụp đổ, Ngân Hàng Quốc Gia được chính quyền mới tiếp quản nên hai tờ tiền trên đã không được lưu thông rộng rãi. Chỉ một số ít được tuồn ra ngoài nên giá trị rất cao vì khan hiếm.

Sau ngày 30/4, tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục được lưu hành thêm 5 tháng nữa. Đến ngày 22/9/1975, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra quyết định đổi tiền trên toàn miền Nam. Đồng tiền mới hay còn gọi là tiền giải phóng hay tiền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam [CHMNVN]. Tiền này lấy tên mới là “Ngân Hàng Việt Nam”, tỷ lệ quy đổi cũng khác.

Từ Quảng Nam - Đà Nẵng đổ về Nam thì 500 đồng VNCH = 1 đồng giải phóng.

Từ Thừa Thiên Huế đổ ra Bắc thì 1000 đồng VNCH = 3 đồng giải phóng

Mỗi hộ gia đình chỉ được đổi tối đa 100.000 đồng VNCH, với tiểu thương hay nhà máy phải ký thác vào ngân hàng. Tiền Việt Nam Cộng Hòa kết thúc sứ mạng.

Tiền xưa VNCH theo bộ rất có giá trị, tuy nhiên còn tùy vào những bộ nào và cũng không thể có giá cao ngất ngưỡng cỡ tiền tỷ như mọi người lầm tưởng. Nếu bạn muốn sưu tầm tiền cổ ngân hàng quốc gia miền nam thì shop D-money là một lựa chọn tốt cho bạn ghé thăm. Mỗi giai đoạn ở trên đều dẫn đến mức giá tham khảo tại đây.

Bạn có thể xem và lưu ý đây là mức giá bán ra chứ không phải thu mua. Do đó hãy lưu tâm đến trước khi hỏi các vấn đề đã có sẵn trong bài, đừng ngại lười đọc.

Chi tiết xin liên hệ địa chỉ bán tiền xưa cổ VNCH shop D-money

  • Gọi điện liên hệ trực tiếp/ hoặc qua zalo 0933.645.494
  • Địa chỉ: Hẻm 2683, số 2675/19 Phạm Thế Hiển, P7, Q8, TPHCM [vui lòng gọi trước khi đến]
  • Truy cập vào fanpage của shop nhắn tin ngay dưới đây //www.facebook.com/shopdmoney/

Video liên quan

Chủ Đề