Tờ báo cách mạng đầu tiên phát hành công khai ở Việt Nam

Báo Thanh niên - Tờ báo đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu [Trung

Vì là tờ báo bí mật từ việc ra báo đến việc phát hành, báo không đề tên cơ quan ngôn luận trên măng-sét. Bác không những lãnh đạo mọi mặt đối với việc ra báo, mà còn trực tiếp viết bài, biên tập, theo sát việc in ấn, phát hành... Tờ báo khổ nhỏ, bốn trang, cỡ giấy vở học trò 18 x 24 cm, viết trên giấy sáp bằng ngòi bút thép nhọn trước khi in ấn. Báo phát hành mỗi tuần một số, mỗi số 100 bản. Số đầu tiên ra mắt ngày 21-6-1925. Báo được bí mật chuyển về nước chủ yếu bằng đường tàu thủy.

Ðây là tờ báo tiếng Việt, đôi khi có chữ Hán [như một vài mục "Phụ nữ đàm", "Tân văn"...]. Măng-sét báo, bên trái vẽ ngôi sao năm cánh, bên trong viết số báo. Bên phải viết hai chữ Thanh niên bằng tiếng Việt và chữ Hán. Dưới tên báo viết ngày ra báo. Báo thể hiện rõ lập trường vô sản trong thông tin, ngôn luận, chủ yếu về thực tiễn Việt Nam, vạch mặt, lên án ách áp bức, bóc lột thậm tệ cùng những trò mị dân của thực dân Pháp; khích lệ các hoạt động yêu nước, chống thực dân của đồng bào ta; đồng thời thông tin, ngôn luận về phong trào cộng sản và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới...

Báo Thanh niên hướng tới và đạt hiệu quả thực tế là góp phần quan trọng chuẩn bị và thúc đẩy sự ra đời của Ðảng CS Việt Nam. Trên số báo 61 [22-8-1926], mục đích nói trên được viết công khai trong một bài nghị luận: "Chỉ có thành lập một Ðảng Cộng sản theo kiểu Bôn-sê-vích của ông Lê-nin thì cách mạng nước ta mới thành công". Bài báo kết thúc bằng bốn câu thơ lục bát, dưới ký tên "Diệu Hương".

Báo Thanh niên thể hiện sâu sắc các nguyên tắc căn bản của báo chí cách mạng Việt Nam. Ðó là báo chí đứng vững trên nền tảng tư tưởng - chính trị của giai cấp vô sản; là việc thông tin, ngôn luận xuất phát từ thực tiễn cách mạng, để chỉ đạo, hướng dẫn, cổ vũ phong trào cách mạng; là báo chí hướng tới người đọc, vì người đọc là đông đảo nhân dân lao động; là báo chí thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát triển tiếng Việt văn hóa...

Thực dân Pháp ở Ðông Dương đánh hơi thấy Lý Thụy hoạt động ở Quảng Châu. Chúng cũng săn tìm được không ít số báo Thanh niên, nghi người đứng đầu tờ báo là Lý Thụy. Nhưng cho dù có mạng lưới mật thám dày đặc, chúng cũng đã thất bại trong âm mưu dò tìm tung tích của Người.

Ðến tháng 4-1927, báo Thanh niên ra được 88 số. Cũng năm đó, Bác Hồ rời Quảng Châu trở lại Moscow hoạt động.

ÐỨC MINH

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề